VSA 06: Mô hình Nến Nhật ‘chuyên sâu’ trong VSA

0
137
5/5 - (1 bình chọn)

Nội dung bài học:

  1. VSA cổ điển và hiện đại
  2. Sự thay thế của mô hình Nến
  3. Cấu trúc bên trong thanh Nến
  4. Nến có NGUY HIỂM hay không ?
  5. Sử dụng Nến một cánh thông minh

VSA cổ điển và hiện đại

Wyckoff Logic
(VSA cổ điển)
VSA-VPA
(VSA hiện đại)
1. Được phát triển bởi Richard Demille Wyckoff từ những năm 1930, đến nay đã được hơn 90 năm
Không phải Wyckoff là người đầu tiên nhắc đến Volume, trước đó có Richard Dow nhưng không tập trung giải thích vol, tới Wyckoff thì ổng mới tập trung giải thích Volume & Spread Analysis, phân tích thị trường dựa trên giá kết hợp khối lượng.
1. Được phát triển bởi Tom Williams dựa trên các lý thuyết của Wyckoff, được giới thiệu trong sách Master of Market – 1993
Hơn 63 năm sau thì VSA hiện đại mới ra đời
2. Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào phân tích chu kỳ giá và các giai đoạn vận động của thị trường, mối quan hệ giữa giá và khối lượng thông qua Sóng & các Phase2. Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào mối quan hệ giữa giá và khối lượng thông qua thanh Nến
3. Ưu điểm: mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự kiện làm cho việc dự đoán giá có độ chính xác cao3. Ưu điểm:
– Dễ tiếp cận, phù hợp với thói quen dùng NẾN của đa phần Traders
– Các điều kiện giao dịch dễ dàng hơn.
4. Nhược điểm: khó áp dụng và ít cơ hội giao dịch4. Nhược điểm: tỷ lệ thành công bị giảm đi

Dù cho Sóng hay Nến thì nó đều được vẽ ra dựa trên cơ sở là Giá & Volume, có nghĩa là nó chỉ là 2 hình thái khác nhau của Giá & Volume, cho nên khi mà mình nghiên cứu thì bạn phải hiểu ra cả 2 hình thái Sóng hay Nến đều có ý nghĩa Cung Cầu giống như nhau, còn nếu các bạn hiểu Sóng theo một kiểu, Nến theo một kiểu thì các bạn chưa hiểu gì về thị trường hết.

Mô hình Nến có thể thay thế cho Cấu trúc sóng hay không ?

Trong một số trường hợp cụ thể, mô hình NẾN có ý nghĩa cung cầu tương tự như một cấu trúc sóng.

Phương pháp VSA hiện đại thì nó sẽ dùng Nến làm đối tượng tập trung nghiên cứu, thì nó vẫn có giá trị như một phương pháp VSA cổ điển.

Có phải từ trước tới nay, các bạn hiểu về mô hình, nhưng lại không hiểu nến, và ngược lại. Đây là một trong những bài mà sẽ không sách nào chỉ cho các bạn đâu, nhưng vì một tương lai Việt, chúng ta sẽ không có bí mật nào ở đây cả, ^^

Thì các bạn phải hiểu, dù Nến hay Sóng thì nó đều vẽ dựa trên cơ sở Giá & Volume, như vậy nếu mỗi thằng vẽ một kiểu, thì rõ ràng là nó không đúng. Về Cung Cầu, thì cho dù vẽ kiểu gì nó vẫn phải là Cung Cầu, không có chạy đi đâu hết, nếu mà thằng này ra một kết quả khác, thằng kia ra một kết quả khác thì đó là có vấn đề đó các bạn, các bạn phải chú ý cái này nhé.

Vì sao mà Wyckoff không đưa các Mô hình Nến vào trong các lý thuyết mà ông ta dạy ? Tại sao 60 năm sau Tom Williams mới dùng cây nến để đưa vào Wyckoff ?

Chúng ta đi đến một cái phản biện ngược lại, đó là Nến nó có thể thay thế cho Cấu trúc sóng được hay không ?

Chúng ta sẽ đi tiếp để các bạn tự trả lời cho câu hỏi trên nhé !

Cấu trúc bên trong thanh nến

Như các bạn đã biết, một thanh nến được hình thành những khoản thời gian khác nhau, nến ngày thì nó lấy dữ liệu của nguyên 1 ngày, nến khung H thì nó lấy dữ liệu trong 1h… và chỉ có 4 dữ liệu để hình thành nên 1 cây Nến: giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất, và đó cũng là vấn đề của cây Nến, nó không thể hiện được cái cấu trúc bên trong thanh Nến đó.

Trong suốt quá trình hình thành thanh nến, giá có thể di chuyển hình thành nhiều cấu trúc khác nhau bên trong

Cây Nến nó chỉ giống như một cái vỏ bọc thôi, chứ nó không thể hiện được cái ruột ở bên trong là như thế nào. Khi mà một cây nến hình thành, thì bên trong nó có thể là một cấu trúc tăng giá, cũng có thể là một cấu trúc giảm giá, và thậm chí cũng có thể giá đi ngang.

  1. Có thể là một cấu trúc giảm giá
  2. Có thể là một cấu trúc đi ngang
  3. Có thể là một cấu trúc tăng giá

Cũng 1 cây nến nhưng có thể có 3 kịch bản xảy ra, có thể là nó giảm, hoặc cũng có thể là nó đi ngang, hoặc cũng có thể là đảo chiều tăng ngay sau đó. Như vậy các bạn thử suy nghĩ xem, rõ ràng là cái hình của cây Nến nó không quan trọng, vì nó có thể có nhiều cái cấu trúc bên trong và cho ra các kết quả khác nhau. Một cây nến có thể cho ra 3 kết quả khác nhau hoặc nhiều kết quả khác nhau hơn nữa.

Như vậy cây nến chỉ thể hiện đúng cung cầu của cấu trúc với xác suất khoảng ~ 30%

Đó chính là vấn đề mà đa phần các bạn không nhìn ra, các bạn cứ thấy một cây nến là các bạn đánh mà không biết cấu trúc bên trong nó như thế nào. VD thấy cây nến Pinbar thì nghĩ rằng sau đó tăng giá / giảm giá, thật ra cái đó là tầm bậy, một cây nến không thể nào đưa ra cái tăng giá/ giảm giá sau đó, mà nó chỉ là một cái hình, một cái vỏ bọc bên ngoài thôi nhé các bạn, như vậy các bạn thấy giao dịch theo mô hình Nến là một giao dịch cực kỳ nguy hiểm, đúng không nào?

Giao dịch theo nến có nguy hiểm?

  1. Nến giống như 1 cái vỏ bọc, bạn chỉ nhìn được bên ngoài mà không thấy được cốt lõi cấu trúc bên trong.
  2. Nến không thể hoàn toàn thay thế cho cấu trúc giá, một thanh nến có thể có nhiều cấu trúc khác nhau hình thành, khiến cho ý nghĩa của thanh nến không nhất quán.
  3. Nến chỉ có ý nghĩa khi cấu trúc bên trong có ý nghĩa.
Túm lại thì cả Cấu trúc và Nến đều được vẽ dựa trên data là Giá và Volume, nhưng mà Cấu trúc thì nó thể hiện được Cung Cầu và nó thể hiện được chính xác thị trường nó đang như thế nào, còn cái cây Nến nó chỉ thể hiện được đúng khoảng 30% so với Cấu trúc. 
Như vậy không phải mà tự dựng mà Wyckoff lại không có tập trung vào Nến, đúng không nào các bạn ?

Vậy bây giờ phải làm sao đây các bạn, giữa VSA Cổ điển và VSA hiện đại, rõ ràng là VSA cổ điển là một cái nền tảng không thể thay thế được, trong khi đó VSA hiện đại mình ví nó giống như một bản bổ sung, nhưng mà nó giống như củ cà rốt với cây gậy vậy đó, ăn củ cà rốt sẽ đi kèm với cây gậy nếu không biết đường mà né.

Khi mà các bạn học bài này rồi, thì các bạn phải hiểu mình dùng cái gì thì nó sẽ an toàn hơn, đúng không nào ?

Thì Nến nó vẫn có giá trị sử dụng của Nến, chứ không phải hoàn toàn là không có giá trị, nhưng mà chúng ta phải sử dụng nó đúng cách. Có một số cách mà các bạn có thể dùng Nến để tăng hiệu quả và nó giúp cho các bạn có nhiều thông tin hơn để các bạn ra quyết định.

Sử dụng nến một cách thông minh

  1. Khi các bạn quan sát thị trường bằng Nến, thì chúng ta sẽ có nhiều góc nhìn hơn về Cung Cầu. Ví dụ như chúng ta không thể nhìn ra được Cấu trúc, nhưng trên mô hình nến, chúng ta có thể nhìn ra được mô hình có ý nghĩa tương tự, thì như vậy chúng ta chỉ cần quan sát Nến thôi, sau đó chúng ta kiểm tra lại Cấu trúc, thì nó sẽ hiệu quả.
  2. Dùng nến an toàn hơn bằng cách kiểm tra lại cấu trúc bên trong. Đây là dòng cực kỳ quan trọng để giúp chúng ta sử dụng Nến tốt hơn, đó là khi chúng ta thấy 1 hình Nến mà chúng ta nghĩ nó là đảo chiều, hay nghĩ là nó có ý nghĩa cung cầu đặc biệt gì đó, thì các bạn hay quay trở lại check cấu trúc bên trong của thanh Nến đó, thì nó giống như một cái Double Check, thì là nó sẽ hiệu quả, lúc đó cái mô hình Nến nó sẽ giúp cho chúng ta nhận diện nhanh được cái cấu trúc.
  3. Dùng Nến tại các bối cảnh chặt chẽ (kết hợp với cấu trúc) để tăng tỷ lện thắng và R:R. Các bạn biết là, nếu chúng ta giao dịch theo Nến thì chúng ta sẽ có 1 cái điểm vào tối ưu hơn, đồng nghĩa chúng ta sẽ có tỉ lệ R:R cao hơn, đúng không nào ?
  4. Dùng Nến với một số trường hợp đặc biệt không phụ thuộc vào cấu trúc. Cái nội dung này khá thú vị nhé, các bạn có biết những mô hình nến nào mà nó không phụ thuộc vào cái cấu trúc bên trong không ? Còn tất cả những mô hình Nến còn lại thì các bạn phải check lại nhé.
  5. Nến được dùng để đo momentum (tốc độ di chuyển của giá). Nến nó có một cái ưu điểm so với cấu trúc sóng là nó sẽ đo được cái momentum (tốc độ di chuyển của giá so với thời gian). Sóng nó không có chia thời gian cho nên nó không đo được momentum. Còn nến nó tính theo thời gian, VD nến 1H thì mình chỉ cần so 2 cây là biết nó tăng hay giảm đi. Thì trong những bài tới mình sẽ hướng dẫn cho các bạn về Momentum, nó cần phải có 1 bài riêng cho phần Momentum này.

Kết hợp nến và cấu trúc

Thì khi mà chúng ta hiểu được Nến & Cấu trúc rồi thì chúng ta sẽ có những cái lựa chọn giao dịch sao cho nó phù hợp. Thường chúng ta có 3 cách để vào lệnh

  1. Vào lệnh khi có tín hiệu NẾN
  2. Vào lệnh theo cấu trúc khi cấu trúc bị phá vỡ
  3. Vào lệnh theo NẾN sau khi cấu trúc bị phá vỡ.

Vào lệnh khi có tín hiệu Nến. Đây là cách vào lệnh mà các bạn hay dùng, cũng là cách vào lệnh rủi ro nhất. Khi giá quét qua vùng Liquidity, nó hình thành 1 cái Stophunt, khi đóng nến thì các bạn Sell xuống, đúng không nào ?

Nhưng mà thực ra đây là một cách vào cực kỳ rủi ro, vì sao lại như vậy ?

Các bạn bạn thấy cái Trend vẫn là Trend tăng. Chúng ta Bán khi mà xu hướng đang tăng có nghĩa là chúng ta bán ẩu rồi đó, giá có thể về đường xu hướng hoặc về vùng Demand và bật tăng trở lại.

Như vậy rõ ràng khi mà bạn bán theo mô hình nến khi giá vừa tạo Stophunt xong, thì bản chất nó là rủi ro, đúng không nào ?

Cách vào lệnh thứ 2 là chúng ta sẽ vào lệnh theo cấu trúc khi cấu trúc bị phá vỡ

Phương pháp này chúng ta không có xem nến, Sell khi phá cấu trúc, phương pháp này nó vào lệnh an toàn. Nhưng mà nó có nhược điểm là cái điểm vào rất là trễ, cái Stoploss nó khá xa cho nên nó không có tăng được cái tỉ lệ R:R, không tăng được cái lợi thế như khi chúng ta sử dụng giống như mô hình nến.

Cách vào lệnh thứ 3 là cách rất hay, vào lệnh theo NẾN sau khi cấu trúc bị phá vỡ.

Có nghĩa là chúng ta cũng chờ nó về vùng Liquidity quét Stoploss, sau đó quay xuống phá cấu trúc, trong Wyckoff nó gọi là Choch (thay đổi tính chất), trong SMC nó cũng dùng thuật ngữ này. Sau khi nó Choch xong thì nó hồi về, hình thành cái vai bên phải trong mô hình Quasimodo, thì chúng ta sẽ Sell xuống

Đây là một trong những phương án khá hay và nó có thể hài hoà giữa việc chúng ta có được R:R cao và độ rủi ro của nó cũng khá là chấp nhận được

Như vậy trong 3 cách giao dịch, cách 1 rủi ro cao, cách 2 an toàn nhưng mà nhược điểm là R:R thấp, SL xa, còn cách giao dịch thứ 3 cho tỉ lệnh R:R trung bình và tỉ lệ rủi ro của nó là chấp nhận được. Như vậy thì bạn sẽ chọn cách nào ?

Hình trên cho thấy sự khác biệt của việc đợi cấu trúc và vào lệnh theo Nến. Nếu chỉ vào lệnh theo nến thì có thể bạn sẽ thua 3 lần liên tiếp. Nhưng nếu đợi phá cấu trúc và test về, sau đó hình thành mẫu hình nến Pinbar, bạn sẽ thắng. Bạn có thấy sự khác biệt chưa ?

Bạn thấy là nếu vào lệnh theo cấu trúc thì nó sẽ an toàn hơn, nhưng mà khả năng là các bạn sẽ khó mà đợi được vì có thể bạn đã quen kiểu bắt đỉnh, bắt đáy, hoặc là sợ mất cơ hội , không kiên nhẫn được. Thì cái này các bạn phải thay đổi thôi, nếu như bạn coi đây là nghề kiếm sống, còn nếu bạn chỉ coi đây là trò chơi đen đỏ thì các bạn đánh sao cũng được.

Đối với Mr.Ben thì phải đợi cấu trúc, chọn giải pháp an toàn, và thật sự nếu bạn mới tham gia thì chưa nên sử dụng mẫu hình nến, tại vì các bạn thực sự chưa đủ hiểu về mẫu hình nến để sử dụng.

Sử dụng mẫu hình nến không sai, nó rất là hiệu quả, rất là OK trong một số trường hợp, nhưng mà các bạn hiểu chưa đủ sâu, chưa đủ trình độ để dùng nên Mr. Ben khuyên là các bạn nên sử dụng cấu trúc. Tất nhiên là đến một thời điểm nào đó mà các bạn giỏi rồi, các bạn lên Level rồi thì Mr. Ben sẽ bắt đầu hướng dẫn mẫu hình nến chuyên sâu cho các bạn.

Thì cái bài ngày hôm nay nó không phải là bài hướng dẫn về một cái mô hình nến nào hết, mà nó là một cái bài để giải thích cho các bạn vì sao một mô hình nến nó nguy hiểm và vì sao chúng ta không nên dùng nến đổi với các bạn mới mà còn chưa hiểu sâu sắc. Ngoài ra bài này cũng có 1 nội dung khá là hay, trả lời cho các bạn một cái câu hỏi là những trường phái ở trong VSA, sự khác nhau giữa VSA cổ điển và VSA hiện đại, VSA cổ điển thì họ chỉ dùng cấu trúc thôi, giống như Mr. Ben hay khuyên các bạn, còn VSA hiện đại thì người ta tập trung sử dụng Nến. Nhưng qua bài học thì các bạn đã được phân tích sự nguy hiểm khi sử dụng mẫu hình nến như thế nào rồi, thì các bạn tự lựa chọn phương pháp giao dịch cho riêng minh.

Nội dung bài hôm nay tới đây thôi, nó khá ngắn nhưng mà các bạn hãy xem thật kỹ bài này, tại vì nó sẽ quyết định tới cái chuyện thành công hay thất bại của bạn đó nghen, không đùa được nhé ^^. Đây là một trong những bài mà Mr. Ben đã rất cân nhắc khi chia sẻ vì đây là kinh nghiệm mà không sách vở nào chỉ cho các bạn. Nếu các bạn thấy hữu ích thì đừng quên Like & Share và lan toả nó cho những người đang cần nhé. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài sau.

Xin lưu ý: Toàn bộ nội dung của bài học này được trích ra từ video của Mr. Ben, các bạn nên xem video gốc bên dưới để nắm bắt thêm những điều mà mình không đề cập.
Đặc biệt, tất cả bài viết và video theo VSA này nhằm mục đích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, không phải là mục đích kêu gọi đầu tư, đây là thị trường đầy rủi ro và bạn nên tự chịu trách nhiệm cho quyết định của mình.

Xem video bài học VSA 06: Mô hình Nến Nhật chuyên sâu trong VSA