VSA 09: Bí quyết giao dịch Breakout – Jumper a Creek (JAC)

0
162
5/5 - (2 bình chọn)

Chào các bạn nhé, hôm nay Mr. Ben sẽ hướng dẫn cho các bạn bài VSA 09 – Nhảy qua con Lạch (Jumper a Creek), đây là 1 trong những sự kiện quan trọng nhất trong Wyckoff, hôm nay mình sẽ tìm hiểu vệ sự kiện này nhé.

Nội dung:

  1. Vượt qua điểm Creek (JAC)
  2. Breakout bar – Con dao 2 lưỡi
  3. Absorption volume – test for supply
  4. Confirmation – xác nhận
  5. Giải mã “Chim Sẻ đậu dây điện”
  6. Giao dịch Breakout sao cho an toàn

Trước khi đi vào bài học thì mình sẽ kể cho bạn một câu chuyện,

Câu chuyện kể về một người đàn ông đi bộ nhiều ngày dọc theo bờ sông. Để đến được đích, anh ta phải vượt qua con sông. Nhưng con sông quá rộng và nước chảy xiết khiến anh ta không thể nhảy qua bờ bên kia. Vì vậy, anh ta đi dọc theo con sông và tìm những đoạn đủ hẹp để anh ta có thể nhảy qua, anh ta dò nếu vẫn chưa đủ hẹp thì anh ta dừng lại và đi tiếp những điểm tiếp theo. Cuối cùng anh ta cũng tìm được một đoạn sông đủ hẹp và nước không chảy xiết nữa đủ để anh ta nhảy qua nếu anh ta chuẩn bị đủ tốt (lấy đà).

Tại nơi này, anh ta lùi ra xa bờ sông để lấy đà, và anh ta bắt đầu chạy thật nhanh để nhảy qua bờ bên kia, và anh ta thành công. Sau khi đã nhảy qua bờ bên kia, anh ta quay lại bờ sông, cởi đôi giày của mình ra và đặt chân xuống nước. Sau khi nghỉ ngơi, anh ta tiếp tục cuộc hành trình của mình. Lúc này, trong hành trình mới của anh ta sẽ không còn bị cản được bởi con sông đó nữa.

Trong một quá trình tích luỹ, hay một quá trình đảo chiều xu hướng theo Wyckoff, thì nó cũng trải qua 5 giai đoạn

Giai đoạn 1: Dừng xu hướng trước đó, cũng giống như người đàn ông này đang thử nghiệm để tìm cách vượt qua con sông, thì các bạn thấy nó là những sự kiện giống như là Sell Climax, Bag Holding, hay là Downthrust , hay là Bottom Reversal… nó sẽ nằm ở trong giai đoạn số 1 này.

Giai đoạn 2: Hấp thụ cung cầu bên trong giai đoạn tích luỹ, Volume càng ngày càng thấp, giống anh ta dò tìm cái khu vực mà dòng sông nó chảy yếu đi

Giai đoạn 3: thử nghiệm phe đối diện, cũng giống như anh ta lùi lại để lấy đà

Giai đoạn 4: bắt đầu phát triển một xu hướng mới, cũng giống như người đang ông lấy đà và bắt đầu chạy thật nhanh để nhảy qua con lạch, thì các bạn sẽ thấy tốc độ di chuyển giá (biên độ rộng) và khối lượng rất là cao

Giai đoạn 5: nhảy qua bờ sông, có nghĩa là nhảy qua cái cản phía bên kia của Trading Range (phía bên kia của vùng sideway), sau khi nhảy qua bờ sông, chưa chắc đã thành công nhé, nhiều khi hụt chân rớt cái tủm té lại. Trong câu chuyện người ta cũng mô tả sau khi nhảy qua bờ sông, anh ta sẽ dừng lại nghỉ ngơi, và khi quay lại bờ sông thì anh ta chỉ dừng lại bên kia bờ sông, tức là quay lại trading range nhưng mà chỉ dừng ở cái biên trên thôi, chứ nó không có đi sâu vào bên trong trading range. Nếu như bạn thấy giá breakout ra mà nó quay lại vào trong trading range, thì đó là nhảy hụt chân rồi nhé, đó là dấu hiệu xấu và đó có thể là một cú Stophunt. Nếu chỉ dừng lại ở “bờ sông” thì anh ta tiếp tục đi, lúc đó gọi là Confirm Directionality, lúc đó thị trường chính thức bước vào xu hướng tăng.

Trong cấu trúc Wyckoff, Wyckoff đã cho chúng ta tín hiệu đánh từ điểm số 3 (giai đoạn màu vàng), cái điểm số 3 này cho thấy rằng chưa thực sự nhảy qua được con sông, nhưng mà khi ta thấy giá ở điểm số 3 có nghĩa là thị trường giảm đã yếu đi rồi, dòng sông chảy đã yếu đi, xu hướng giảm đã yếu đi và có khả năng là giá sẽ vượt qua được và đảo chiều, cho nên Wyckoff tìm dấu hiệu để giao dịch từ cái vùng số 3 trở đi. Trong thời gian tới thì Mr. Ben sẽ hướng dẫn cho các bạn chi tiết mình sẽ bắt đầu giao dịch từ cái điểm nào, hoặc là các bạn đã học về “Xiên” rồi đó, các bạn sẽ biết tìm điểm đánh sau khi Stophunt (Shake out / Spring) để bắt đầu giao dịch.

Sau khi các bạn đã Mua vào ở điểm số 3, thì các bạn phải theo cái diễn tiến của giai đoạn 4 và giai đoạn 5 thì nó mới hoàn thành cái giai đoạn tích luỹ của Wyckoff, các bạn nhớ như vậy nhé.

Thì chúng ta đã học về “Xiên” rồi, và ngày hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục học cái diễn tiến ở trong quá trình thứ 4, đó là giai đoạn phát triển xu hướng. Các bạn nhớ là, sau khi lấy đà thì phải chạy rất là nhanh để nó có đà vượt qua con sông,cho nên tốc độ phát triển giá ở khu vực số 4 rất là cao, thì nó sẽ tương ứng với 1 cú Break out với Volume cao và cái Biên độ Nến rất là cao.

Một số bạn giao dịch Breakout thì các bạn chỉ dùng 1 cây Nến breakout qua khỏi KeyLevel, breakout ra một cái cản mà nó không trải qua một cái quá trình tích luỹ hay phân phối thì đó là một chiến lược đánh rất là nguy hiểm nhé, có nghĩa Wyckoff dạy là sau một giai đoạn tích luỹ hoặc phân phối thì khi breakout ra nó mới có giá trị, còn các bạn đánh bất chấp khi nó vượt qua Key Level, không có tích luỹ/phân phối các bạn cũng đánh, thì đó là cực kỳ rủi ro. Vì sao nó rủi ro thì các bạn xem tiếp nhé.

Breakout Bar – Rủi ro tiềm ẩn

Rủi ro tiềm ẩn:

[1] Breakout với Volume thấp: không có sự tham gia của SM, hay các bạn thấy một xu hướng tăng mà không có Volume cho thấy Smart Money không có quan tâm đến cái xu hướng đó, SM vào thì Vol nó phải cao, giá tăng mà SM không tham gia, trong thị trường này đó các bạn đã gọi là Smart thì nó rất là thông minh, vì sao nó lại không tham gia vào quá trình tăng giá đó? Thì chỉ có khả năng là nó đã thấy một cái điều gì đó bất ổn cho nên nó mới không tham gia thôi, cho nên khi chúng ta không thấy SM tham gia vào một cái xu hướng, giá tăng mà không có vol, đồng nghĩa là nó có những cái rủi ro tiềm ẩn. Và nhu cầu của Retail Traders rất là yếu, không đủ để đẩy giá đi xa, dấu hiệu cảnh báo có thể là 1 breakout giả, khả năng là giá sẽ quay ngược trở lại.

    Cho nên khi mà chúng ta thấy Breakout với Vol thấp, thì đó là một breakout giả nhé.

    [2] Breakout với Volume cao: lúc Bán vẫn còn rất mạnh khả năng SM đang lấy thanh khoản để bán ra, có thể hình thành một “xiên” tiềm năng. Các bạn đã học mô hình Bottom RVS, Top RVS, Two bar RVS rồi đúng không ?… Cây nến đầu tiên tăng với Vol cao, chưa chắc là nó sẽ tăng tiếp, nếu như cây nến tiếp theo mà nó dừng lại thì nó khả năng là Top RVS, hoặc Two bar RVS, tại vì sau 1 xu hướng tăng giá ta thấy tự nhiên Vol tăng lên rất cao, thì có nghĩa tiềm ẩn là phe Sell đang tham gia vào, nhất là ngay tại 1 cái Key Level thì chúng ta học về Stophunt, học về Xiên rồi, chúng ta biết được đó là một cái vùng mà SM đang chờ để lấy thanh khoản để nó bán ra.

      Cho nên là khi chúng ta đánh Breakout xuyên qua 1 cái cản dù có Vol cao , hay Vol thấp thì nó đều tiềm ẩn rủi ro. Cho nên các bạn đừng nghĩ giá Breakout qua Keylevel với Vol cao là an toàn, không phải như vậy nhé, nếu mà các bạn đang đánh Breakout với 1 cái cản theo cách chỉ đơn giản như vậy thì các bạn phải xem lại nhé, nó rất là rủi ro.

      Trong quyển sách Ruben viết về lý thuyết Wyckoff và VSA. Ruben nói là phải cảnh giác trước cái kịch bản thứ 3 có thể xảy ra, khi mà cái nỗ lực phá vỡ không thành công, đó có thể là 1 cú phá vỡ giả, hay là 1 cú shock giá và sau đó giá sẽ phá thủng về cái hướng ngược lại, quay trở lại về phía bên kia cản.

      Nếu giá hình thành cấu trúc khung đúng như kế hoạch, có nghĩa là giá hình thành tích luỹ/phân phối, sau đó mới breakout thì thường cái trường hợp breakout giả nó rất ít khi xảy ra, nhưng chúng ta vẫn phải đề phòng và ghi nhớ kịch bản này trong đầu, nếu như mà ở bên trên lực bán vẫn đang mạnh thì có nghĩa là có một Smart Money lớn hơn đang hấp thụ theo cái hướng ngược lại, và họ làm cái việc đó rất kín đáo và không cho chúng ta biết. Chúng ta sẽ không thể nào biết được SM nó đang làm gì, cho đến khi SM thực hiện giao dịch thì mình mới thấy những dấu hiệu đó qua Volume thôi.

      Ruben nói chúng ta phải nhớ thị trường đơn giản là cuộc đấu tranh giữa các nhà giao dịch chuyên nghiệp, giữa các quỹ đầu tư và cái tổ chức tài chính với đủ loại lợi ích riêng. Có rất là nhiều thành phần tham gia thị trường, có cá to, có cá nhỏ chứ không phải chỉ có 1 tổ chức, cho nên không phải tất cả các tổ chức trên thị trường đầu tư đều kiếm ra tiền, sự thật là nhiều tổ chức đầu tứ lớn cũng thua lỗ như phần đông các nhà giao dịch nhỏ lẻ. Các tổ chức đầu tư thua lỗ này là nạn nhân ưa thích của các tay chơi lớn vì họ đang cầm trong tay một lượng vốn lớn. Nhất là trong thị trường Coin, trong thời gian vừa rồi thì các bạn thấy có rất nhiều quỹ đầu tư hàng tỉ đô bị phá sản chứ không phải là ít, có nghĩa là có 1 tỉ đô trong tay chưa chắc đã là Cá Mập đâu các bạn, vẫn còn có những tổ chức nó to hơn và nó sẽ làm thịt các bạn.

      Cho nên nhân tiện đây thì các bạn cần phải nhớ là trong tất cả mọi giao dịch, thì chúng ta đều phải quản lý vốn cho thật là tốt nhé. Tại vì chúng sẽ không thể biết Smart Money nó muốn gì đâu, chúng ta chỉ giao dịch theo những cái hệ thống, theo cái xác suất thống kê.

      Và Ruben nói nếu như mà điểm phá vỡ hình thành tương đối dễ dàng, và dấu hiệu từ hành động giá và khối lượng confirm cái điều đó, thì lúc này chúng ta sẽ chờ những cái điều kiện xác nhận xuất hiện. Có nghĩa là Rubben nói đơn giản như thế này, tại 1 cái điểm breakout, chưa chắc đó sẽ là breakout thật, mà đôi khi nó là 1 cái breakout giả cho nên chúng ta nên chờ 1 cái dấu hiệu xác nhận.

      Như vậy dấu hiệu xác nhận đó là gì ? Thì chúng ta sẽ tìm hiểu tới cái thanh nến Absorption Volume, có tác dụng giống như Test for Supply trong điểm phá vỡ giả.

      Absorption Volume – Test for Supply

      Sau cây nến phá vỡ số 1 với Volume & Biên độ rất cao, thì nó sẽ xuất hiện 1 cây nến điều chỉnh với thân nhỏ và vol thấp, cặp nến này gọi là Absorption Volume, thì các bạn cứ nghĩ đơn giản là cây nến 2 là quá trình test về Keylevel, giống như trong câu chuyện mô tả, sau khi nhảy qua bờ rồi thì người đàn ông quay trở lại bờ sông, chỉ quay lại bờ tức là chỉ quay lại KeyLevel thôi và nghỉ ngơi ở đó, có nghĩa là giá sẽ dừng ở đó, dừng ở đó nghĩa là cây nến thân rất nhỏ và Vol thấp, chứ mà bạn thấy 1 cây Nến đóng cửa ngược lại dưới Key Level thì các bạn cẩn thận nhé, đó không phải là test for supply nữa mà đó có thể là dấu hiệu quay ngược trở lại.

      Sau khi chúng ta thấy cây nến 2 với vol thấp, thì chúng ta sẽ chờ 1 cây tiếp theo, tại vì khi bạn thấy cây nến 2 với vol nhỏ thì nó giống như Two Bar Reversal, cho nên chúng ta không được vội vã vào lệnh ngay khi cây nến 2 được hình thành mà bắt buộc chúng ta phải chờ confirm, mà confirm thì cây nến tiếp theo mới confirm được, tức là mình cần 1 cây nến đóng cửa vượt lên trên xác nhận thị trường breakout thật và đi tiếp.

      1. Bối cảnh: sau một tích luỹ/phân phối
      2. Đặc điểm:
        • Nến 1 có Volume và Spread lớn, Volume tăng vau72 phải đóng cửa sát định và vượt qua Key Level
        • Nến 2 giảm điều chỉnh với Volume thấp (test for supply)
        • Chờ nến tăng xác nhận để vào lệnh

      Vượt qua điểm Creek – Jumper a Creek (JAC)

      Thì trong cái câu chuyện mà chúng ta thấy, sau khi giá tăng mạnh với biên độ & volume rất là cao, vượt ra khỏi Key Level, hay là cái Trading Range, thì giá quay về test, giá test về ngay tại Key Level và sau đó nó break đỉnh và đi tiếp.

      Như vậy nó tương đương với nến số 3 tăng, vượt qua đỉnh cây Nến 1 và Nến 2. Nhưng mà chúng ta chỉ cần thấy nó tăng vượt qua cây nến giảm gần nhất thì chúng ta có thể đánh được rồi.

      Như vậy thì trong cấu trúc tương ứng, sau một quá trình tích luỹ / phân phối, giá vượt ra khỏi Trading range và dừng lại ngay tại Key Level, sau đó tiếp tục phá đỉnh và đi lên, thì đó gọi là Confirm.

      Giải mã “Chim sẻ đậu dây điện”

      Trong cái mô hình chim sẻ mà Mr. Ben hướng dẫn thì cái nguyên lý hoạt động cũng tương tự như vậy, trong mô hình chim sẻ thì chúng ta sẽ có 3 yêu cầu: thứ nhất là giá phải vượt lên khỏi Key Level, sau đó nó sẽ hình thành cái mô hình nến Inside và test lại về vùng MA,và tiếp tục sau đó phải có một nến Break ra khỏi cái vùng inside đó xác nhận là giá tiếp tục đi lên. Thì các bạn sẽ thấy là cái bộ nến Inside ở đây sẽ đóng vai trò là nến break là nến đầu tiên, tiếp theo là test về với những cây nến inside, mình sẽ check vol nếu mà vol thấp nữa thì OK, và tiếp theo là 1 nến break ra khỏi khu vực nến Inside đó thì mình xem là Confirm, như vậy là bộ nến kết hợp với Key Level, và những cái đường MA 8-13-21 đóng vai trò như là xác nhận lực đẩy.

      Trong câu chuyện chúng ta nhớ là nó phải tăng mạnh để lấy đà và giá chạy rất nhanh, thì khi tăng mạn thì giá nó phải bám sát đường 8-13-21 và nó không xuyên thủng ngược lại những cái đường này thì mình xác nhận là tăng mạnh. Thì cái phương pháp chim sẻ mà Mr. Ben xây dựng cho các bạn nó đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện để chúng ta vào một cái lệnh an toàn, dành cho những bạn chưa có một cái hiểu sâu về VSA mà các bạn đánh vẫn được, các bạn chỉ cần biết về MA, các bạn chỉ cần biết về Nến và Cản là các bạn có thể đánh được với một cái setup có xác suất thành công rất cao.

      Thì bài trước Mr. Ben cũng đã giảng cho các bạn rồi, những cây nến Inside nó cũng tương tự như một mô hình tam giác hoặc chữ nhật, đối với mẫu hình chim sẻ mà ta sử dụng cấu trúc tam giác và chữ nhật, thì các bạn dùng các đường MA 21-33, tại vì nó sideway theo một cấu trúc thì nó sideway trong thời gian lâu hơn, thì chỉ có đường 21-33 nó mới làm rõ được. Như vậy, nếu mà các bạn sử dụng Nến thì các bạn sử dụng MA 8 -13, còn cấu trúc thì dùng MA 21-33, đơn giản như vậy thôi. Đó chính là phương pháp chim sẻ. Những bạn nào chưa biết thì bây giờ bạn học cũng chưa có muộn nhé ^^, khi các bạn đã hiểu Wyckoff rồi thì các bạn sẽ có rất nhiều setup.

      Bây giờ mình sẽ xem một vài ví dụ nhé

      Quá trình đảo chiều xu hướng đúng theo tiêu chuẩn của Wyckoff, giá phá vỡ sau đó test về, và tiếp tục tăng xác nhận đã phá vỡ thành công
      Đôi khi giá sẽ không test về KeyLevel mà đi luôn, vol test thấp dần

      OK các bạn, như vậy nó rất là đơn giản đúng không, khi mà chúng ta hiểu về thị trường, hiểu về tích luỹ / phân phối là như thế nào thì giao dịch nó sẽ rất là dễ, không có khó ^^

      Khi mà chúng ta đánh Breakout, chúng ta nhớ cái điểm quan trọng nó sẽ ở quá trình, chứ không phải ở điểm Breakout.

      Giao dịch Breakout an toàn

      Có 3 điểm cần chú ý khi các bạn đánh Breakout

      Điểm thứ nhất là sau 1 giai đoạn tích luỹ hay phân phối, hay các bạn xem nó gần giống như là 1 cấu trúc nhỏ gọi là Buildup ngay tại Key Level. Chúng ta thấy một quá trình tích luỹ/phân phối trước đó, sau đó giá phá thì nó sẽ an toàn.

      Yếu tố thứ 2 là nếu trước đó không có quá trình tích luỹ / phân phối thì chúng ta không nên đánh ngay cái cây Nến Break đó mà bắt buộc chúng ta phải chờ nó test và confirm, sau khi nó test xong, nó break đỉnh và đi tiếp thị gọi là confirm,

      Và khi giá Test thì khả năng là nó sẽ Test theo dạng mô hình 3C của Mark Minervini, có nghĩa là nó sẽ đẩy 1 cái sóng tăng mạnh vượt ra khỏi Key Level, sau đó nó không đi ngang ngay lập tức mà nó đẩy đi rất xa rồi sau đó nó quay về, nó quay về thì các bạn nhớ nó có 1 điều quan trọng, là nó phải quay về bờ sông và nghỉ ngơi ở đó, nhớ là nghỉ ngơi ở bờ sông chứ không phải nghỉ ngơi ở chỗ khác là không có giá trị nhé các bạn, cho nên ta thấy nếu giá nó vượt qua cản, sau đó nó quay về nó nằm ngay tại cản thì đó là dấu hiệu tốt

      OK, thì đó là 3 dấu hiệu mà Mr. Ben hướng dẫn cho các bạn để các bạn có thể đánh Breakout một cách an toàn.

      Tổng kết bài VSA 09: Nhảy qua con rạch – Juper a Creek (JAC)

      1. Vượt qua điểm Creek (JA)
      2. Breakout bar – Con dao 2 lưỡi
      3. Absorption volume – Test for Supply
      4. Confirmation – xác nhận
      5. Giải mã “chim sẻ đậu dây điện”
      6. Giao dịch Breakout sao cho an toàn.

      Như vậy bạn đã được hướng dẫn 6 nội dung và chúng ta đã học đầy đủ các dấu hiệu của một quá trình tích luỹ trong Wyckoff rồi,

      1. Đầu tiên ở cái giai đoạn 1 là giá sẽ dừng xu hướng trước đó thì chúng ta đã học về quá trình gom hàng (6 dấu hiệu gom hàng ở bài VSA 08), thì nó sẽ xảy ra ở trong cái giai đoạn 1 này
      2. Sau khi mà chúng ta thấy được 6 dấu hiệu gom hàng thì giá bắt đầu xây dựng nguyên nhân, hay còn gọi là hấp thụ Cung Cầu phe đối diện ở bên trong thì đó sẽ là những cái pha UpThrust hoặc DownThrust, hoặc là chúng ta sẽ thấy giá nó rất là yếu giống như là No Supply / No Demand. Đó là giai đoạn 2
      3. Giai đoạn thứ 3 là nó sẽ lấy đà, hay còn gọi là Test phe đối diện, và thông thường ở chỗ này nó sẽ có 1 cú Spring , hoặc UTAD, thì các bạn cũng đã học rồi, đó chính là cái “Xiên” đó. Thì sau khi Xiên xong, cái xiên này phải xuất hiện ở trong Giai đoạn 3 nhé các bạn, thì chúng ta sẽ bắt đầu tìm tín hiệu vào lệnh. Thì các bạn cứ áp dụng bài Xiên là các bạn có thể vào được. Sau khi Áp dụng Xiên để vào được lệnh tiềm năng đầu tiên rồi, thì chúng ta sẽ quan sát cái dấu hiệu tiếp theo
      4. Thì cái dấu hiệu tiếp theo này bắt buộc Giá phải di chuyển rất là nhanh kèm Vol siêu cao để Nhảy qua con Lạch, xuyên qua bờ bên kia Trading Range. Thì đây là 1 trong những cái dấu hiệu mà các bạn phải chú ý nè. Khi mà giá tạo Spring, thì sau đó giá sẽ tăng rất nhanh để vượt qua phía bờ bên kia, còn nếu như các bạn thấy nó tạo Spring tiềm năng xong mà giá nó không tăng mà đi ngang thì coi chừng đó là một cái Spring giả nhé, không phải Spring thật thì lúc đó lo mà đổi Bias (đổi view) mà chạy sớm nhé.
        • Đó, cho nên trong cái quá trình mình giao dịch á, những cái dấu hiệu tiếp theo nó quan trọng hơn cái điểm mà bạn vào lệnh, có thể các bạn phân tích sai cũng được, nhưng mà khi các bạn vào lệnh rồi thì cái dấu hiệu nó phải đi đúng, còn nếu như các bạn thấy nó không đi đúng, có nghĩa là cảnh báo đổi Bias, thì chúng ta phải nhảy ra.
      5. Sau khi chúng ta học giai đoạn 3 và giai đoạn 4 xong thì hôm nay chúng ta đã học tới điểm số 5 rồi đúng không, đó là Break & Confirm

      Thì cái bài ngay hôm nay cũng coi như là một cái bài kết thúc chuỗi bài học về VSA hiện đại, trong những cái bài tiếp theo, Mr. Ben sẽ hướng dẫn cho các bạn về VSA cổ điển hay còn gọi là Wyckoff Logic, thì các bạn sẽ thấy trong cái chương trình VSA đầu này Mr. Ben đã dạy rất nhiều nội dung trong 1 bài là để các bạn có thể rút ngắn được thời gian học tập, cũng như nghiên cứu. Nếu như mà Mr. Ben chia ra mỗi nội dung hướng dẫn một buổi thì các bạn có thể phải học 80 buổi thì mới hết cái chương trình VSA hiện đại này, cho nên nội dung của nó khá là nhiều, các bạn ráng chịu khó xem và tự tổng hợp lại nhé.

      Các bạn có thể chia mỗi nội dung thành 1 bài riêng biệt để các bạn dễ hiểu, sau đó các bạn ghép lại thì nó sẽ thành 1 cái quá trình hoàn chỉnh. Trong cái phần VSA hiện đại này thì các bạn được học và được đánh, có nghĩa là được ứng dụng ngay trong cái bài học luôn, mỗi bài học đều có setup cho các bạn đánh rồi.

      Còn chương trình tới Mr. Ben sẽ hướng dẫn cho các bạn về Wyckoff Logic, thì nó sẽ mang cái tính lý thuyết nhiều hơn và nó mang cái tính là thay đổi tư duy cho các bạn nhiều hơn. Thì các bạn học về Wyckoff Logic nó giống như các bạn đang học nội công, còn VSA hiện đại thì giống như các bạn đang học chiêu thức, thì khi mà Nội công của các bạn đủ mạnh thì các bạn có thể dùng bất cứ phương pháp nào cũng được, giống như Mr. Ben đã hướng dẫn cho các bạn phương pháp Chim Sẻ đó, thì nó cũng là những setup được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết là Wyckoff, cho nên Wyckoff rất là quan trọng , vì vậy các bạn muốn chuyên nghiệp, và nhìn thị trường rõ ràng và mình chủ động được trong cái giao dịch của mình, thì mình sẽ học cái Lý Thuyết Wyckoff đó ở trong những bài tới.

      OK, bài ngày hôm nay tới đây là dừng nhé, nếu các bạn thấy hữu ích thì hãy chia sẻ cho những người cần nó nhé. Chào và hẹn gặp lại trong những bài tiếp theo.

      Xin lưu ý: Toàn bộ nội dung của bài học này được trích ra từ video của Mr. Ben, các bạn nên xem video gốc bên dưới để nắm bắt thêm những điều mà mình không đề cập.
      Đặc biệt, tất cả bài viết và video theo VSA này nhằm mục đích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, không phải là mục đích kêu gọi đầu tư, đây là thị trường đầy rủi ro và bạn nên tự chịu trách nhiệm cho quyết định của mình.

      Xem video bài học VSA 09: Bí Quyết Giao Dich Breakout – Jumper a Creek (JAC)