VSA 03: Bắt đỉnh đáy BUY SELL CLIMAX

0
226
5/5 - (5 bình chọn)

Hôm nay chúng ta sẽ học tới bài 03 của VSA, học về dấu hiệu tạo đỉnh tạo đáy sớm, đó là dấu hiệu BUY/SELL Climax. Hay trong tiếng Việt ta hiểu đơn giản là vùng Quá mua / Quá bán. Đây là 1 trong những tín hiệu rất quan trọng trong VSA. Nếu bạn chưa hiểu gì về bài VSA 01, 02 thì các bạn cần xem lại trước khi học tiếp bài này, vì càng ngày kiến thức của chúng ta sẽ càng sâu.

Trong thực chiến, chỉ cần vào sớm 1 cây nến cũng có thể dẫn tới thất bại, vào trễ hơn 1 cây nến có thể mang tới thành công, nó khác biệt đến mức như vậy nên đó là lý do chúng ta sẽ làm việc rất chi tiết, chi tiết để thực chiến chứ không phải lý thuyết xuông.

Table of Contents

Nội dung bài VSA 03: Dấu hiệu tạo đỉnh/đáy sớm Buy/Sell Climax

  1. Cơ bản về phân tích thanh nến trong VSA
  2. Mô hình nến Buy Climax (cao trào mua)
  3. Phân tích bối cảnh, phân tích sự bất thường của thanh nến
  4. Biến thể của mô hình Buy Climax
  5. Vị trí của mẫu hình trong cấu trúc giá Wyckoff
  6. Nỗ lực thành công và thất bại
  7. Làm gì khi mẫu hình Buy/Sell Climax xuất hiện
  8. Mô hình “Spike and Ledge”
  9. Cách kết hợp Supply Demand zone với mẫu hình Buy/Sell Climax (kết hợp bài VSA 01+02+03)

Cơ bản về phân tích thanh nến trong VSA

VSA chú trong 4 yếu tố khi phân tích Nến

  1. Volume: khối lượng giao dịch
  2. Spread: biên độ biến động
  3. Close: giá đóng cửa của phiên giao dịch
  4. Bối cảnh thị trường

Chúng ta sẽ đi vào phần đầu tiên, phân tích thanh nến trong VSA. Trong VSA thì có 2 yếu tố quan trọng nhất mà chúng ta đã nói đi nói lại rất nhiều, đó chính là giá đi kèm với khối lượng giao dịch

  • Spread trong Forex thì nó là cái biên độ giữa giá mua và giá bán. Nhưng Spread trong VSA thì khác, nó được định nghĩa là biên độ biến động của cái phiên giao dịch đó. Tại vì VSA là chúng ta đang dùng phương pháp của Chứng khoán, không phải của Forex cho nên có những cái thuật ngữ khác nhau, các bạn lưu ý để không nhầm lẫn.
  • Biên độ biến động là gì ? Bạn hiểu đơn giản đó là khoản cao nhất và thấp nhất của 1 phiên giao dịch, hay của 1 cây nến, tính cả bóng nến, các bạn lưu ý là phải lấy cả bóng nến trong VSA
  • Điều thứ 3 cần quan tâm là giá đóng cửa. Tại sao không phải là giá mở cửa mà là giá đóng cửa, đó là sự khác biệt của VSA, người ta chỉ quan trọng giá đóng cửa.
  • Điều chú trọng thứ 4 trong VSA và cũng là điều quan trọng nhất, đó là Bối cảnh thị trường. Trong VSA thì 1 cây nến nằm ở những vị trí khác nhau thì nó sẽ có ý nghĩa khác nhau.

VSA nó khó hơn phân tích cơ bản ở chỗ phân tích bối cảnh thị trường. Cho nên khi mà học sâu vào Phân tích bối cảnh thì nó rất khó, nhưng đổi lại, khó mà bạn hiểu được thì sau này nhìn thị trường nó rất rõ và tự nhiên chúng ta giao dịch sẽ thành công hơn.

Cao trào mua (Buying Climax)

Mẫu này có điểm đặc trưng là khối lượng cao hoặc siêu cao. Nếu mà cây nến này không đi kèm khối lượng thì nó sẽ không có ý nghĩa gì hết !

Áp lực mua lớn, giá tăng mạnh, tuy nhiên nó gặp phải áp lực bán mạnh từ “smart money”. Lệnh mua vào đều được SM thanh khoản hết làm cho khối lượng giao dịch tăng lên rất cao.

Những đặc điểm quan trọng:

  • Giá phải ở sau 1 xu hướng tăng
  • Thanh nến cuối cùng phải có volume cao
  • Lý tưởng nhất là râu nến trên dài, càng dài càng tốt. Giá đột ngột tăng lên cao kèm volume siêu cao, nhưng không đóng cửa tại đỉnh mà rút xuống tạo bóng nến từ 25% – 50% thanh nến, thì chúng ta xác định đó là một cao trào mua. Tại sao lại như vậy thì chúng ta sẽ tiến hành phân tích bối cảnh của nó.

Phân tích bối cảnh của thanh nến Buy Climax

Bối cảnh: sau một xu hướng tăng

  1. Các nến 1,2,3 tăng với khối lượng trung bình không có sự bất thường -> cung cầu ở mức trung bình
  2. Sự bất thường nằm ở nến thứ 4, giá tăng nhưng khối lượng cao -> cung cầu lớn.

Khi mà Vol tăng, chúng ta không thể biết được đó là của phe Mua hay của phe Bán, nhưng mà khi kết nối các dữ kiện lại thì các bạn thấy là Nến 1,2,3 có khối lượng trung bình, cho thấy nguồn cung trung bình, nhưng mà nến 4 có vol tăng cao, tức là lượng cung từ trung bình chuyển thành cao và siêu cao. –> Rõ ràng là phe Sell càng ngày càng vào nhiều hơn.

Hãy chú ý tới lượng cung: trung bình –> lớn

Kết luận: sau một xu hướng tăng mà khối lượng giao dịch đột nhiên tăng cao là dấu hiệu phe sell tham gia vào thị trường, khối lượng càng lớn thì phe sell tham gia càng mạnh. Điều này cũng đúng với qui luật cung cầu, giá tăng thì nhu cầu sẽ giảm và nguồn cung nó sẽ tăng lên.

Phân tích sự bất thường trong thanh nến

Thông thường, khi chúng ta thấy Vol tăng cao lên và nếu phe Mua chiếm ưu thế, thì nến phải đóng cửa sát đỉnh. Nhưng mà ở đây các bạn thấy ngoài chuyện Vol tăng lên, thì nó có rút 1 cái bóng nến rất là dài (thường là 25-50% thân nến), điều này chứng tỏ phe Bán đã đạt được một thành công nhất định trong việc chặn đà tăng của giá

  1. Ở mẫu hình Buying Climax, cây nến có khối lượng cao cho thấy phe bán đang tham gia vào ngày càng nhiều
  2. Cây nến có bóng nên trên dài đáng kể (25-50% thân nến), điều này chứng tỏ phe bán đã đạt được thành công bước đầu trong việc ngăn chặn đà tăng của giá, kiểm soát được thị trường và đẩy lùi được phe mua

2 biến thể của mẫu hình cao trào mua (Buying Climax)

Mẫu 2 khác mẫu 1 vừa học là cây nến cuối cùng có thân nên hẹp. Cả 2 mẫu này có điểm chung là khối lượng cao hoặc siêu cao ở thanh nến cuối cùng. Ở biến thể số 2 của Buy Climax (cây nến cuối cùng có thân hẹp với vol cao) Mặc dù khối lượng mua rất nhiều nhưng mà giá không biến động, thân nến rất là hẹp, nó thể hiện thị trường không biến động, điều đó có nghĩa là gì ? Điều đó có nghĩa là có 1 thế lực nào đó đang đè giá, không cho giá bật lên, mặc dù Mua rất nhiều nhưng mà giá không thể tăng được, đó chính là sự bất thường, đó chính là dấu hiệu Smart Money đang bán ra. Khi chúng ta thấy những dấu hiệu này thì chúng ta phải có kế hoạch sẵn sàng cho những hành động tiếp theo.

Như hình trên, sau 1 xu hướng tăng, volume tại thân nến có mũi tên màu đỏ tăng mạnh, nhưng giá vẫn không tăng, tao một cây nến Spinning Stop có thân nến nhỏ, rõ ràng là bất thường, rõ ràng là có một bàn tay nào đó đang đè giá, thì chúng ta phải có kế hoạch ứng biến kịp thời, nếu chúng ta đang mua thì chúng ta phải nhảy ra liền, còn bán hay không thì chúng sẽ phải chờ xem những cái dấu hiệu tiếp theo.

2 mẫu hình cao trào bán (Selling Climax)

Ngược lại với Buy Climax thì chúng ta có 2 mẫu hình Sell Climax. 2 Mẫu này cũng có điểm đặc trưng là khối lương cao hoặc siêu cao ở thanh nến cuối cùng

Vị trí xuất hiện của Buying Climax tronng cấu trúc Wyckoff.

Dấu hiệu Buying Climax xuất hiện là tín hiệu khởi đầu cho một giai đoạn phân phối hàng hoá của “tay chơi mạnh”, hay còn gọi là Big Boy.

Khi Buy Climax xuất hiện thì có nghĩa là Strong Hand hay Smart Money đã bắt đầu bán ra, bắt đầu bán ra không có nghĩa là đảo chiều ngay mà nó chỉ là khởi đầu của một giai đoạn phân phối hàng hoá. Vì thể các bạn không Sell ngay mà chúng ta phải chờ các tín hiệu giao dịch thì chúng ta mới có 1 cái quyết định tham gia hay đứng ngoài.

Vị trí xuất hiện của Sell Climax trong cấu trúc Wyckoff

Dấu hiệu Selling Climax xuất hiện là tín hiệu khởi đầu cho một giai đoạn tích luỹ hàng hoá của “tay chơi mạnh”.

Vị trí xuất hiện của Buy/Sell Climax trong cấu trúc Wyckoff

Trong tổng thể, mẫu hình Sell Climax là bắt đầu của chu kỳ tạo đáy, và Buy Climax là bắt đầu của chu kỳ tạo đỉnh

Nỗ lực thành công và thất bại

Đây là phần rất quan trọng trong trading. Khi các bạn thấy dấu hiện Buy Climax / Sell Climax thì các bạn không vào lệnh ngay mà đó chỉ là một dấu hiệu cảnh cáo và cảnh báo đảo chiều sớm. Khi các bạn học mà các bạn không hiểu được cái ý nghĩa của mẫu hình, các bạn sử dụng nó sai vị trí, sai bối cảnh thì kết quả sẽ không tốt, và cái này đa phần là chúng ta đang mắc phải.

Khi mà chúng ta học một cái mô hình nến nào đó là chúng ta cứ nhảy vào sử dụng mô hình đó bất cứ chỗ nào mà chúng ta nhìn thấy, thì đó là sai lầm. Mỗi cây nến nó sẽ có ý nghĩa khác nhau ở các giai đoạn khác nhau. Giống như khi các bạn thấy mẫu hình Buy Climax mà các bạn vào lệnh ngay là ra dễ ra bờ đê lắm đó nghen.

Ví dụ khi xuất hiện mẫu hình Buy Climax, là dấu hiệu phe Sell nhảy vào ngăn chặn đà tăng trước đó của giá, thì những kết quả (sự di chuyển của giá) sau khi phe Sell nhảy vào nó mới thể hiện nỗ lực của phe sell thành công hay thất bại. Sau đây là 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Nỗ lực thất bại

Ví dụ phe Sell nhảy vào với Volume rất cao, nhưng giá chỉ giảm nhẹ rồi đi tiếp tục theo xu hướng trước đó –> thì đó là dấu hiện nỗ lực của phe Sell thất bại, có thể đây chỉ là phản ứng nhỏ khi giá chạm tới vùng hỗ trợ / kháng cự hay là một SDz quan trọng,

Khi các bạn đánh theo SDz mà thấy vol tăng lên, nhưng mà nó chỉ rút 1 cái bóng nến sau đó nó đi tiếp thì có nghĩa là cái nỗ lực của phe Sell đã thất bại, và trong Wyckoff, khi mà cái nỗ lực đó thất bại thì nó sẽ thay đổi cái nhãn dán. Ví dụ ban đầu khi các bạn xác định đó là Buy Climax mà sau đó nó thất bại, thì nó sẽ không đóng vai trò là Buy Climax nữa mà sẽ chuyển thành PS hỗ trợ sơ bộ trong Wyckoff. Đây cũng là 1 phần rất khó trong Wyckoff tại vì nó sẽ thay đổi nhãn dán liên tục và nó đi theo cái giá và phản ứng hiện tại của thị trường. Cho nên khi học bất kỳ phương pháp gì, các bạn phải thật sự hiểu sâu, chứ đừng nghĩ xác định xong Buy Climax mà nhảy vô Sell là không được nghen.

Trường hợp 2: Nỗ lực thành công

Giá đảo chiều làm thay đổi tính chất của xu hướng (ChoCh – change of character) –> thành công –> đỉnh giá Climax được xác định là một supply mạnh.

Thay đổi tính chất thành công là như thế nào ? (ChoCh thành công)

  • [1] Phá đỉnh đáy đối diện. Ví dụ phe Sell vào bán thì giá phải phá được 1 cái đáy liền trước đó, thì xác định đó là Choch thành công.
  • [2] Tạo một sóng ngược xu hướng với biên độ lớn hơn đáng kể so với các sóng cùng hướng trước đó. Có nghĩa là thông thường các bạn thấy những cái đợt điều chỉnh nó chỉ là 50 pips, nhưng mà nếu xuất hiện Buy Climax thì nó có thể điều chỉnh sâu hơn lên tới 70-80 pips hoặc 100pips. Thì đó có nghĩa là biên độ nó lớn hơn đáng kể so với các sóng cùng hướng bình thường, thì đó cũng được gọi là Choch thành công.
  • [3] Phá vỡ đường xu hướng tăng, đường Trendline của sóng tăng trước đó.
  • [4] Ngăn chặn đà tăng tiếp theo của giá, nghĩa là cái sóng tăng tiếp theo nó không vượt được đỉnh cũ, hay nó vượt được với sức rất là yếu, hay còn gọi là SoT

Đó là 4 dấu hiệu cho thấy thay đổi tính chất của xu hướng thành công.

Ví dụ về Ngăn chặn đà tăng thành công

Ở đồ thị trên, các bạn có thể thấy sau 1 xu hướng tăng, volume tăng cao và giá dừng lại, sau đó giảm. Giá không phá đường xu hướng, sau đó tiếp tục tăng nhưng không phá được đỉnh trước đó. Do đó nó xác nhận đỉnh trước đó là Buy Climax, và ta có thể canh Sell khi thấy dấu hiệu vào lệnh tại vùng Supply này.

Ví dụ về Ngăn chặn đà tăng thất bại

Giá tăng với Volume siêu cao, sau đó đảo chiều giảm thay đổi tính chất Choch, nhưng sau đó giá tiếp tục tăng vượt qua đỉnh cũ, không xem Climax cũ là Supply quan trọng, thì có nghĩa là Nỗ lực của phe Sell chỉ thành công tạm thời để đẩy xuống 1 sóng nhỏ, nhưng sau đó không thấy nó phản ứng gì nữa, khi đó Climax này ngăn chặn đà tăng thất bại và nó không còn là vai trò của Climax.

Cho nên khi giao dịch chúng ta phải chờ tín hiệu xác nhận, khi một Buy Climax xuất hiện, ta phải chờ tín hiệu xác nhận, chứ không phải thấy là nhảy vô đánh ngay.

Làm gì khi xuất hiện tín hiệu BUY/SELL Climax ?

Đa phần các bạn đều hiểu khi cái mẫu hình này xuất hiện, đó chưa phải là xác nhận đảo chiều, mà đó chỉ có thể là một cái đỉnh hoặc đáy tạm thời, cho nên chúng ta phải chờ đợi những tín hiệu tiếp theo.

Nhưng mà các bạn nhớ như thế này, không phải lúc nào chúng ta cũng ngồi canh tín hiệu đó để vào lệnh mà đôi khi là chúng ta đã có những cái vị thế trước đó rồi, ví dụ chúng ta đang mua rồi, thì khi mà chúng ta thấy tín hiệu này thì chúng ta phải sẵn sàng nhảy ra không có nuôi lệnh nữa và chuẩn bị cho những kế hoạch đảo chiều sắp tới, chứ không phải chúng ta luôn luôn bị động, mà chúng ta phải luôn luôn chủ động, có 4 phương án như sau

  1. có thể dời Stoploss để bảo vệ vị thế của mình
  2. chốt lời một phần
  3. hoặc chốt hết toàn bộ vị thế
  4. chuẩn bị cho 1 kế hoạch đánh đảo chiều khi mà có những dấu hiệu xác nhận tiếp theo.

Hướng dẫn cách giao dịch với mẫu hình Buy / Sell Climax

Linda Rashke là 1 trong những nữ trader hàng đầu thế giới hiện tại, với câu nói nổi tiếng:

Giao dịch để kiếm sống thì chúng ta chỉ cần 1 vài mô hình nào đó thôi

Bên dưới là 1 trong 5 mô hình mà Linda Rashke sử dụng. Các bạn biết là nó cực kỳ hiệu quả và cực kỳ quan trọng

Mô hình “Spike and Leg” – Linda Raschke

Nó có 3 phần:

Trong hình bên trái, Spike là 1 cái đáy hình chữ V, có nghĩa là giá tạo đáy với tốc độ rất nhanh tạo thành hình chữ V, giá giảm sau đó tăng lại rất nhanh. Ở trong hình Linda Raschke không mô tả Vol nhưng chúng ta biết rằng Vol ở đây rất cao, với biên độ nến rộng, tốc độ di chuyển nhanh. Và bối cảnh ở đây là dấu hiệu sau 1 cái xu hướng giảm trước đó. Thì đây chính là dấu hiệu Sell Climax ở đáy A, có nghĩa là Bán quá mức.

Sau khi đáy A hình thành và bật lên, thì sóng tăng này chúng ta gọi là Choch, sau khi giá tăng lên thay đổi tính chất xong thì chúng ta phải chờ giá hồi về. Thì theo Linda Raschke, thì nó sẽ không hồi vượt qua đáy A mà chỉ khoảng 50 hoặc 61.8% của sóng tạo Choch. Sau khi tăng lại thì giá phải tăng vượt đỉnh gần nhất, tức là nó phải phá vỡ cấu trúc giảm thì lúc đó chúng ta mới mua.

Như vậy các bạn có thể thấy nó gần giống với mô hình 2 đáy mà chúng ta đã học. Nhưng mà ở đây chúng ta chỉ đưa những điều kiện chứ chúng ta không qui nó vào mô hình, vì đôi khi nó chỉ hồi về 50% hoặc 61.8%, hoặc đôi khi nó chỉ hồi về 38.2% của cái sóng tạo Choch. Cho nên nếu chúng ta qui nó thành mô hình 2 đáy thì cũng không đúng, mô hình 2 đáy là đáy 2 phải ngang bằng với đáy 1, tức là đáy B phải ngang bằng với đáy A. Nhưng mà trong mô hình “Spike & Leg” này thì đáy B không cần bằng đáy A mà nhiều khi nó chỉ cần điều chỉnh rất là ít.

Mô hình này có một cái tên gọi khác nữa trên giang hồ hay gọi nó là mô hình Cam Cam, nếu các bạn nghiên cứu sâu các bạn sẽ thấy cái mô hình đó cũng gần giống như Spike & Leg

Chúng ta qua mẫu hình bên phải, giá đột nhiên tăng cao sau 1 cái xu hướng tăng trước đó và bắt đầu đạp xuống. Trong mẫu hình này cái bạn có thể thấy Choch nó không rõ ràng vì nó không vượt đáy và cũng không phá được cái xu hướng tăng trước đó, nhưng mà điều quan trọng là giá không thể tăng vượt qua đỉnh Climax, có nghĩa là nó đã kiểm soát giá, ngăn chặn đà tăng thành công của phe Sell

Thì khi mà giá tiếp tục đi xuống phá đáy thì Linda Raschke mô tả là có thể Sell được.

Như vậy là trong cái mô hình này chúng ta cũng có 3 điều kiện giống mô hình 2 đỉnh / đáy. Nó chỉ khác sóng điều chỉnh 2 nó không cần phải ngang bằng với đỉnh 1

Điều kiện ứng dụng mô hình Spike & Leg

+ Đỉnh 1 nó phải là Buy Climax với Volume cao hoặc siêu cao

+ Đỉnh 2 test về và không vượt được Đỉnh 1, và phá cấu trúc trong đỉnh 2 thì chúng ta sẽ vào Sell

+ Chúng ta có thể dùng cấu trúc nhỏ hơn trong khung thời gian nhỏ hơn để Entry với mẫu hình này.

Như vậy khi các bạn học tới đây thì các bạn đã có góc nhìn khác hơn khi mới chỉ học mô hình 2 đỉnh / đáy, nhìn thì nó gần giống nhau nhưng mà có 1 sự khác biệt rất lớn. Vì vậy càng bạn học càng nhiều thì bạn càng có nhiều góc nhìn và tầm hiểu biết rộng hơn, vào lệnh theo hiểu biết của mình chứ không vào lệnh một cách mù quáng.

Kết hợp phổ biến

  1. Sử dụng các vị thế nhỏ hơn ở H1, M30, M15 làm “Supply Demand zone”
  2. Sử dụng cấu trúc trên M5, M1 để xác nhận điểm vào lệnh

Tip: trong mô hình 2 đỉnh/đáy thì đỉnh/đáy 1 đóng vai trò là SDz

Kết hợp SDz với mẫu hình Buy/Sell Climax

Khi kết hợp Buy/Sell Climax vào vị thế của Smart Money thì chúng ta sử dụng trên chính khung thời gian M15, M30 để chúng ta tìm tín hiệu nến. Chúng ta không tìm tín hiệu nến Buy/Sell Climax ở khung thời gian thấp hơn. Các bạn cần nhớ qui tắc này.

  1. Xác định vị thế của SM bằng cách xác định SDz có Volume siêu cao.
  2. Khi giá tiếp cận về SDz xuất hiện Buy Climax thì sẽ có 2 trường hợp
    • Không có stop hunt: trường hợp này là trường hợp nguy hiểm, các bạn không nên vào lệnh trực tiếp, mà bắt buộc bạn phải chờ nhịp test và vào lệnh theo mô hình 2 đỉnh / đáy hoặc mô hình Spike & Leg
    • Có Stop hunt: có thể vào lệnh trực tiếp ngay khi kết thúc nến hoặc nếu như các bạn thấy nó rút bóng quá xa SDz thì chúng ta có thể chờ nó test về theo mô hình để đánh. Ở bài trước học về vị thế tối ưu, chúng ta cũng biết là nên đánh gần điểm Stoploss nhất có thể, ví dụ điểm đánh đó nó cho một cái điểm vào quá xa thì chúng ta nên chờ nó hồi về, thông thường trong trường hợp này giá sẽ chạy theo mô hình “Spike and leg”. Và đó cũng chính là lý do vì sao mà mô hình “Spike & Leg” này nó không có test về tới cái đỉnh 1 là tại vị nó stophunt xong nó chỉ chạy về tới mức cản là nó quay đầu chạy, nó không có cơ hội để test về đỉnh 1 nữa.

Ví dụ thực tế

Trước đó ta có 1 cái Supply với Volume siêu cao, ta xác định đây là vị thế Sell của Smart Money, khi giá hồi về ta sẽ tìm tín hiệu Sell.

Và theo qui tắc thì chúng ta sẽ đánh khi nó phá vỡ cấu trúc chứ chúng ta sẽ không sử dụng mẫu hình nến, còn khi chúng ta sử dụng mẫu hình nến thì bắt buộc phải chờ Stophunt thì chúng ta mới sử dụng mẫu hình nến.

Như vậy giá xuất hiện 1 cái Buy Climax ngay mũi tên màu đỏ kèm Volume siêu cao, như vậy ta xác định 1 cái Buy Climax ngay tại vùng Supply của Smartmoney.

Các bạn nhớ khi kết hợp Buy Climax kết hợp với Supply thì cả 2 vị trí đều phải check volume cao hoặc siêu cao thì mới đúng. Khi chúng ta kết hợp Supply với cấu trúc thì không cần check Vol của cấu trúc, nhưng khi kết hợp với Climax thì bắt buộc phải check volume của Climax. Và chúng ta chỉ sử dụng Climax vào lệnh trực tiếp khi mà có Stophunt

Chúng ta quan sát tiếp vị trí thứ 2, khi nó hình thành Stophunt thì với Volume siêu cao, sau đó giá giảm xuống, vùng Stophunt lúc này lại đóng vai trò là vùng Supply của Smart Money. Khi giá nó quay về thì chúng ta tiếp tục canh tín hiệu Sell.

Ở mũi tên đỏ nó cũng xuất hiện Buy Climax với Volume siêu cao. Như vậy chúng ta lại kết hợp Buy Climax với Supply để vào lệnh.

Lưu ý, tại cây nến có mũi tên màu xanh, giá cũng rút râu theo tiêu chí của Buy Climax + Volume siêu cao, nhưng tại sao chúng ta lại không vào lệnh tại cây nến này ?

Câu trả lời là nó vi phạm qui tắc không vào lệnh trực tiếp theo mô hình nến khi chưa có stophunt, bắt buộc chúng ta phải chờ mô hình 2 đỉnh hoặc mô hình Spike & Leg. Cho nến nếu các bạn thực sự không hiểu bài thì các bạn vào ngay tại mũi tên màu xanh sẽ bị dính SL.

Trong thực chiến, những cái chi tiết nhỏ mang lại các kết quả khác biệt nhau rất nhiều, chỉ cần vào sớm 1 cây nến cũng có thể dẫn tới thất bại, vào trễ hơn 1 cây nến có thể mang tới thành công, nó khác biệt đến mức như vậy nên đó là lý do chúng ta sẽ làm việc rất chi tiết, chi tiết để thực chiến chứ không phải lý thuyết xuông.

Tổng kết bài học VSA 03: Dấu hiệu tạo đỉnh/đáy sớm Buy/Sell Climax

  1. Cơ bản về phân tích thanh nến trong VSA
  2. Mô hình nến Buy Climax (cao trào mua)
  3. Phân tích bói cảnh, phân tích sự bất thường của thanh nến
  4. Biến thể của mô hình Buy Climax
  5. Vị trí của mẫu hình trong cấu trúc giá Wyckoff
  6. Nỗ lực thành công và thất bại
  7. Làm gì khi mẫu hình Buy/Sell Climax xuất hiện?
  8. Mô hình “Spike & Leg” – Linda Raschke
  9. Cách kết hợp SDz với mẫu hình Buy/Sell Climax

Những câu hỏi thường gặp:

Khi xuất hiện Climax ở khung càng cao thì độ uy tín càng cao phải không ?

Khi giao dịch ở khung càng cao thì rõ ràng nó sẽ càng uy tín, nhưng mà ngược lại chúng ta phải chờ tín hiệu xác nhận rất là lâu vì chúng ta không thể dời xuống khung nhỏ hơn để tìm tín hiệu xác nhận được. Ví dụ nếu ta thấy tín hiệu Climax ở khung ngày, thì chúng ta không thể xuống khung M15, M30 để tìm tín hiệu xác nhận mà chúng ta phải đợi tín hiệu xác nhận ở khung thời gian tương ứng, là khung D, việc tạo Choch ở khung D sẽ mất vài ngày tới vài tuần, sau đó chúng ta phải đợi giá quay về vùng Supply/Demand thêm vài ngày nữa. Cho nên chúng ta phải đánh ở khung nào thì tìm tín hiệu xác nhận ở khung thời gian đó, nếu trade khung lớn thì chúng ta bắt buộc phải tìm tín hiệu xác nhận ở khung lớn.

Theo Mr. Ben, khi học tới bài này, các bạn tạm thời chưa kết hợp đa khung thời gian, mà chỉ cần tập trung vào khung M15, M30, dùng tín hiệu ở khung M15, M30 để làm Supply/Demand và để làm tín hiệu nến vào lệnh. Nếu đánh theo cấu trúc thì bạn dùng khung M5, M1 để xác nhận điểm vào lệnh.

Sử dụng cấu trúc Wyckoff thế nào cho đúng cách ? (Sau bài 10 sẽ đi tới chi tiết phần này, sau khi học hết các dấu hiệu của VSA)

Cấu trúc Wyckoff nó là 1 cái bối cảnh đặc biệt, có nghĩa là khi nó đạt được đủ điều kiện trong pha A, pha B, pha C thì chúng ta vào lệnh có xác suất thành công cao. Wyckoff là một phương pháp luận để phân tích và dự đoán nhưng nó phải tuân theo những qui tắc và dấu hiệu cụ thể, Wyckoff không chủ trương đi phân tích thị trường, Wyckoff chủ trường đánh theo tín hiệu & những qui tắc nhất định, khi không đáp ứng đủ những qui tắc này thì Wyckoff sẽ không cho đánh. Và không phải lúc nào giá trên thị trường cũng đi theo Wyckoff, các bạn nhớ là Wyckoff là đi theo dấu chân của cá mập mà không phải lúc nào cá mập cũng để lại dấu chân, và không phải lúc nào trên thị trường cá mập cũng chi phối, có nghĩa là khi nào khi nào xuất hiện những dấu hiệu đúng như chúng ta đã tính toán từ trước thì chúng ta mới vào lệnh, đó là cái hay của Wyckoff, không có cố phân tích hết mọi tình huống, mình chỉ phân tích những tình hướng nào mà mình nắm chắc, nó sẽ xảy A, B, C, D thì nó sẽ đi tới E, nhưng cũng chưa chắc.

Volume của cây nến Stophunt to và nhỏ có tín hiệu khác nhau như thế nào ?

Các bạn nhớ chúng ta đang học Buy/Sell Climax thì điều kiện bắt buộc là Volume phải cao hoặc siêu cao. Chúng ta sẽ có một bài riêng hướng dẫn về Stophunt. Cũng có thể nói sơ cho bạn, tuỳ vào bối cảnh chứ không phải lúc nào nó cũng có Vol to, đối khi rớt vô cái bối cảnh đó thì nó không có Vol luôn, ví dụ như là sau một cái giai đoạn tích luỹ hay phân phối thì Stophunt nó sẽ không có Vol, và đó là một cái trường hợp đặc biệt trong Wyckoff, sau một giai đoạn phân phối người ta gọi đó là UTAD, sau một giai đoạn tích luỹ người ta gọi đó là Spring, hẹn gặp các bạn ở các bài sau sẽ nói rõ hơn về phần này.

Xin lưu ý: Toàn bộ nội dung của bài học này được trích ra từ video của Mr. Ben, các bạn nên xem video gốc bên dưới để nắm bắt thêm những điều mà mình không đề cập.
Đặc biệt, tất cả bài viết và video theo VSA này nhằm mục đích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, không phải là mục đích kêu gọi đầu tư, đây là thị trường đầy rủi ro và bạn nên tự chịu trách nhiệm cho quyết định của mình.

Xem video bài học VSA 03: Bắt đỉnh đáy với dấu hiệu Buy / Sell Climax

Bài trước: VSA 02: Cách vào lệnh tối ưu theo Smart Money

Bài kế tiếp: VSA 04 – Đừng làm mồi cho Cá Mập