Phương pháp Wyckoff 06: Quá trình tích luỹ – Accumulation (Phần 2)

0
205
5/5 - (3 bình chọn)

Ngày hôm nay chúng ta sẽ học tiếp Bài 6 của Phương pháp Wyckoff. Bài trước thì chúng ta đã học về Phase A và 3 lưu ý quan trọng trong Phase A, thì bạn nào chưa xem thì nên quay lại xem Bài 5 trước để có thể bước vào phase B trong bài 6 này.

Phase B – Hình thành nguyên nhân

Khi phase A hoàn thành sau sự kiện ST (secondary test). Phase B bắt đầu, mục đích của Phase này là hình thành nguyên nhân cho xu hướng tăng sau đó.

  • Nguyên nhân: SM đã hấp thụ hết, mua hết cổ phiếu trôi nổi trên thị trường làm nguồn cung cạn kiện –> Giá tăng

Trong Phase B, giá nó sẽ test 2 biên trên và dưới của Trading Range, Trading Range này chúng ta xác định được trong Phase bằng đỉnh cao nhất của Phase A và đáy thấp nhất của Phase A. Nếu như nó test biên trên mà không vượt được biên trên, thì nó gọi là Secondary Test trong phase B (STB), điều này là bình thường không có gì đặc biệt hết, ở biên dưới cũng vậy, nếu không vượt được biên dưới thì gọi là STB.

Nhưng mà trong phase B nó có 2 sự kiện rất đặc biệt là UA (upthrust action) – phá vỡ biên trên tạm thời sau đó nó quay lại ngay, giống như một cú Stophunt vậy đó các bạn, giá nó sẽ vượt ra khỏi cản, quét SL phía trên sau đó nó quay trở lại ngay bên trong Trading Range. Thì cái sự kiện quét lên biên trên để lấy thanh khoản phía trên gọi là Upthrust Action (UA) trong phase B, còn sự kiện quét SL bên dưới gọi là dấu hiệu suy yếu Sign of Weakness (SOW).

Trong phase B chúng ta có thể dựa vào các dấu hiệu này (UA, SOW) để đánh giá xem bên nào đang chiếm ưu thế ở trong phase B

Các sự kiện trong Phase B:

  • ST trong phase B: test trong phase B
  • UA: upthrust action – phá vỡ biên trên tạm thời
  • SOW: sign of weakness

Xác định lại Trading Range (TR)

Sau khi Phase B hoàn thành, TR nên được xác định lại

  1. TR chính được xác định từ SC tới AR sau khi đã hoàn thành Phase A
  2. TR phụ được xác định từ UA tới mSOW (nếu có) sau khi đã hoàn thành Phase B

Vì sao chúng ta phải xác định Trading Range mới này ? Vì sau phase A thì giá tiến vào Phase B, chúng ta sẽ tìm những cái dấu hiệu để giao dịch theo Phase C, mà cái dấu hiệu quan trọng nhất để giao dịch theo Phase C là UTAD và Spring, thì cái sự kiện Spring là nó phải quét ra khỏi toàn bộ cấu trúc, tức là quét qua khỏi cái SOW, cho nên là bắt buộc khi phase B hoàn thành xong thì ta phải xác định lại Trading Range, làm lại biên cao nhất và biên thấp nhất của Phase B luôn, cho nên là thường chúng ta không xác định biên TR khi phase A nó hoàn thành.

Các bạn thấy ngay trong bài trước khi hướng dẫn các bạn phase A thì Mr. Ben không hướng dẫn cho các bạn xác định Trading Range, khi mà chúng ta học tới Phase B xong rồi chúng ta mới xác định Trading Range nhé các bạn, cái này là một thủ thuật để giúp các bạn bớt làm nhiều việc vô ích, và đó cũng là một thủ thuật để giúp các bạn đánh dấu các sự kiện và xác định TR chính xác hơn.

Thì tất nhiên là nếu như mà các bạn hiểu, các bạn cứ xác định TR trong Phase A, thì chúng ta sẽ dễ dàng xác định được UA và ST in B trong phase B. Nhưng mà để xác định được cái Trading Range để giao dịch trong phase C thì bắt buộc chúng ta phải xác định lại TR trong phase B, trước khi chuyển sang phase C

Trong Phase B này có 2 sự kiện rất quan trọng là UA và SOW thì bây giờ Mr. Ben sẽ giải thích thêm về 2 sự kiện này cho các bạn.

Hành động UA (upthrust action): kiểm tra biên trên và phá vỡ biên trên sau đó quay trở lại vào bên trong TR. Đây giống như hành động quét SL, hành động này được Ruben giải thích bằng 2 cách

  1. Các tay chơi lớn hơn tận dụng các lệnh cắt lỗ của những người có vị thế Bán (Buy Stop Liquidity) để bán tháo những hàng hoá còn lại khi giá đạt mức cao –> sau UA mà giá giảm mạnh về biên dưới thì nó xác nhận cho chúng ta rằng là những TAY CHƠI LỚN đang tìm cơ hội để bán ra, có nghĩa là thị trường vẫn đang bán ra rất là nhiều –> Bias giá trong giai đoạn này có thể là tái phân phối hoặc Phase B sẽ còn kéo dài
    • Các bạn lưu ý là nếu sau UA (quét SL phía trên) mà giá giảm mạnh về biên dưới, thì có thể đây là một quá trình tái phân phối chứ không phải tích luỹ, hoặc nếu là tích luỹ, thì có nghĩa là phe Bán còn mạnh và SM cần nhiều thời gian hơn để hấp thụ hết lực bán này.
  2. Sau UA, giá giảm yếu và thậm chí không thể chạm về biên dưới của cấu trúc –> đây có thể là cú đẩy lên quét StopLoss, nhừng mà là để đẩy hết người bán ra khỏi thị trường, để phe Mua hấp thụ các lệnh bán khống bên trên để giảm áp lực bán để khi giá đi lên trong phase C không gặp cản trở của những người bán nữa. –> giá dễ dàng đi lên trong Phase C mà không có Spring.

Nói tóm lại, sau khi thấy UA mà giá giảm mạnh, thì chúng ta chưa có action gì hết, mà sẽ có bias trong đầu là giá sẽ tiếp tục còn giảm.

Còn nếu như mà sau UA mà giá giảm yếu xìu, và giá không thể chạm nổi về biên dưới, thì khả năng là phase B kết thúc nhanh và giá sẽ dễ dàng tăng trưởng trong giai đoạn tăng sau đó.

Và nếu như mà sau UA này mà giá nó giảm yếu, thì các bạn có bias nữa là phase C nó hình thành, giá tăng mà không có sự kiện Spring diễn ra.

Hôm trước bạn nào hỏi có cái kỹ thuật nào để xác định có Spring hay không có Spring thì đây là một dấu hiệu có thể dùng để xác định được. Thì các bạn hiểu ở đây là giá giảm rất là yếu và lực bán ở phía trên nó đã được đẩy ra khỏi thị trường rồi, nên khả năng diễn ra cú Spring nó rất là thấp.

Hành động ST as SOW: kiểm tra biên dưới và phá vỡ biên dưới sau đó quay trở lại vào bên trong TR.

  1. Sau SOW giá tăng mạnh tiếp cận về biên trên –> Phe Mua mạnh –> Phase B có thể kết thúc nhanh (có thể sẽ không có sự kiện Spring trong phase C), khả năng là giá nó sẽ dễ tăng mạnh. Thường SOW này mà giá tăng mạnh thì Vol thường sẽ rất cao, thì đó cũng là dấu hiệu xác nhận phe Mua đang mua vào rất là mạnh và cam kết Mua, dấu hiệu tốt cho quá trình tăng giá sau đó.
  2. Ngược lại, Nếu sau SOW giá tăng yếu và không thể tiếp cận về biên trên của TR –> Phe Mua yếu –> Phase B có thể còn kéo dài –> và các điểm test sau đó có thể thấp hơn điểm SOW, có thể hình thành các mô hình tích luỹ hướng xuống. Các bạn nhớ nhé, nó xuống thấp hơn mà nếu như các bạn mua sớm tại ST as SOW, mà giá tăng yếu thì chỉ cần nó test lại thấp hơn SOW thì nó sẽ quét Stop Loss của các bạn, cho nên trong trường hợp này thì nó thường xuất hiện mô hình đa phân kỳ, cho nên là các bạn cứ thấy nó giảm là mua thì các sẽ bị dính Stop Loss liên tục

Cho nên là khi mà chúng ta xác định được các sự kiện và đặc điểm trong phase B thì chúng ta có thể xác định được 3 yếu tố, 1 là phase B có thể kết thúc nhanh, 2 là giá có thể hình thành Spring hay không, và 3 là tránh được tình trạng mua sớm, lỡ dính đa phân kỳ thì chúng ta sẽ bị dính Stop Loss liên tục. Thì đó là ý nghĩa của UA và SOW.

Đây là 1 câu hỏi khá thú vị, nếu chúng ta biết được khi nào phase B kết thúc thì chúng ta nhảy vào đánh sẽ ăn được 1 cái Trend dài, đây là 1 câu hỏi triệu $ đó các bạn. Thì trong Wyckoff cũng có vài cái đặc điểm để xác định khi nào phase B kết thúc

Thông thường, Phase B kết thúc khi cổ phiếu trôi nổi được hấp thụ gần hết bởi Smart Money

  1. Trường hợp tích luỹ mà có các dấu hiệu phe Sell mạnh –> phase B kéo dài –> lúc này bắt buộc chúng ta phải chờ cho Volume trong phase B cạn kiệt, nguồn cung bị hấp thụ hoàn toàn, nghĩa là No Supply / No Demand, phe Bán không còn hứng thú để bán nữa, phep Mua đã hấp thụ hoàn toàn lượng bán rồi –> sẵn sàng tăng.
  2. Trường hợp tích luỹ với các dấu hiệu phe Buy mạnh, Vol tăng cao ở đáy sau khi hình thành ST in B, và giá tiếp tục tăng mạnh về biên trên –> phase B rút ngắn –> giá sẵn sàng tăng mà không xuất hiện sự kiện Shakeout (Spring) sau đó.
    • Khi không có Spring thì các bạn mua trong phase B lúc nào cũng được tại vì nó sẽ không có quét Stoploss sau đó, cho nên đây là 1 cái dấu hiệu rất là tốt để các bạn có thể vào lệnh sớm trong Phase B mà không cần chờ Phase C, tại vì nó đâu có tạo Spring để quét SL của các bạn đâu mà chờ để làm gì. Cho nên là nếu các bạn hiểu thì các bạn có thể vào sớm hoặc vào trễ dựa trên các dấu hiệu mà chúng ta có thể nhận thấy.
  3. Khi các dấu hiệu của phase C hình thành. Nếu như mà không thấy được các dấu hiệu quan trọng ở trong phase B thì chúng ta chờ cho phase C nó hình thành. Các dấu hiệu phase C hình thành mình sẽ học ở bài tiếp theo nhé.

Còn bây giờ là một vài ví dụ để các bạn hiểu hơn về các đánh giá trong phase B.

Khi xác định phe Mua mạnh ở SOW, thì có thể xác định giá sẽ không hình thành Spring sau đó nữa
Khi phe Mua yếu, giá luôn có thể quét Stoploss về đáy ST mới của SOW, vì thế nên đây là 1 dấu hiệu rất đáng chú ý trong phase B này, và chúng ta không nên vào lệnh khi giá chưa quét về Đáy ST mới
Trường hợp sau khi UA xuất hiện, sau đó giá giảm mạnh về biên dưới, nếu thấy điều này thì chúng ta phải đảo Bias ngay lập tức từ Buy –> Sell
Với những trường hợp mà chúng ta thấy cả 2 bên MUA – BÁN đều mạnh thì các bạn nên chờ SPRING trong phase C.

Như vậy khi chúng ta đánh giá được sức mạnh cung cầu trong phase B, thì chúng ta có thể biết được

  • Khả năng phase B sắp kết thúc hay chưa.
  • Khả năng có hình thành Spring hay không ? Nếu ta thấy bên mua tích luỹ mà bên mua mạnh, thì các bạn không cần chờ Spring đâu, tại vì nó sẽ không tạo Spring cho các bạn.
  • Nếu ta thấy giá tích luỹ mà bên Mua yếu, bên Bán mạnh, thì các bạn phải chờ Spring, hoặc chờ cho Volume nó cạn kiện hẳn luôn, hoặc là chờ cho nó Breakout lên phía trên để xác định phe nào chiến thắng sau cùng thì chúng ta đánh mới an toàn.

Thì đó chính là ý nghĩa của quá trình hình thành và đánh giá sức mạnh Mua Bán trong phase B, trong bài tới chúng ta sẽ học tiếp về phase C để chúng ta tìm cái điểm vào lệnh cụ thể.

OK, nếu bạn thấy hữu ích thì nhớ lan toả giá trị cho những người cần nó nhé, chào và hẹn gặp lại các bạn trong bài tiếp theo. Hãy đăng ký kênh của Mr. Ben và theo dõi để không bỏ lỡ những bài mới nhất !