Phân biệt Social Shopping và Social e-commerce

1
5007
5/5 - (16 bình chọn)

Hiện nay, mua sắm xã hội (social shopping) và thương mại điện tử (e-commerce) đang trở thành một hiện tượng tại Đông Nam Á nói riêng và toàn thế giới nói chung khi mà hình thức mua bán trở nên bùng nổ thông qua các mạng xã hội lớn. Có rất nhiều khái niệm như mua sắm xã hội (social shopping), thương mại điện tử (e-commerce), thương mại điện tử xã hội (social e-commerce),… hình thành trong những năm gần đây. Bài viết này sẽ giúp bạn có một cái nhìn rõ hơn về các khái niệm này.

Thương mại điện tử là sự kết hợp của thương mại và Internet | Nguồn : Internet

Như các bạn đã biết, Thương mại điện tử là việc mua bán sản phẩm hay dịch vụ thông qua internet và các phương tiện điện tử khác. Các giao dịch này bao gồm tất cả các hoạt động như: giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và giao hàng… Như vậy có thể nói, tất cả các giao dịch thông qua các phương tiện điện tử có sự hỗ trợ chủ yếu của internet thì được gọi là thương mại điện tử. Có rất nhiều sàn thương mại điện tử đã hình thành để giúp người bán và người mua có thể tìm thấy nhau dưới sự bảo đảm của một tổ chức.

Thế thì mua sắm xã hội (social shopping) là gì và Thương mại điện tử xã hội (social e-commerce) là gì, tại sao lại có thêm 2 khái niệm này ?

Cả hai hình thức mua sắm này đều đặt trọng tâm làm giúp tăng trải nghiệm người dùng và có sự yên tâm khi mua sắm trực tuyến, vậy bạn sẽ chọn hình thức nào ?

Mua sắm xã hội (social shopping)

Mua sắm xã hội (social shopping), hay còn gọi là mua sắm thông qua mạng xã hội thậm chí đã bùng nổ trước khi làn sóng thương mại điện tử lên ngôi. Từ lâu, các hội nhóm trên Facebook đã trở thành diễn đàn mua bán của nhiều người dùng khi mà Facebook Marketplace còn chưa được giới thiệu. Sự phổ biến của điện thoại thông minh đã giúp thị trưởng Đông Nam Á – nơi có đến 90% lượng người truy cập Internet bằng điện thoại thông minh – tăng trưởng vượt bậc. Đối với một số người, Facebook chính là định nghĩa của họ về Internet.

Số lượng khách hàng mục tiêu ngày càng tăng trên các trang mạng xã hội đã khiến các công ty nhận ra đây là một kênh bán hàng mới. Nối gót Facebook, những trang mạng xã hội như Instagram và Pinterest cũng tự phát triển chức năng mua bán cho riêng mình.

Seeding bán hàng trên Instagram
Nối gót Facebook, những trang mạng xã hội như Instagram và Pinterest cũng tự phát triển chức năng mua bán cho riêng mình. | Nguồn: Neil Patel

Thương mại điện tử xã hội (social e-commerce)

Một hình thức khác, là Thương mại điện tử xã hội (social e-commerce) , hạy còn gọi là mạng xã hội thương mại điện tử, là một mạng xã hội bao gồm 3 dạng người dùng chính: nhà bán, người mua, và người tiếp thị. Trang chủ mạng xã hội thương mại tử không còn là những bài đăng trạng thái cảm xúc bất kỳ như các mạng xã hội khác, mà chủ yếu đăng những bài viết chia sẻ, hình ảnh có liên quan đến sản phẩm để mục tiêu cuối cùng là tạo giao dịch mua sản phẩm. Thay vì khách hàng đã biết mua gì và truy cập các sàn TMDT để mua hàng, mạng xã hội thương mại điện tử tập trung vào việc giúp người dùng khám phá ra những sản phẩm mới khi họ chưa có nhu cầu, bằng cách tăng tương tác của người dùng lên sản phẩm theo kiểu window-shopping , người dùng sẽ chưa cần phải mua hàng mà thay vào đó là lướt xem những sản phẩm họ yêu thích, sau đó tạo Wish List, hoặc đăng bài review sản phẩm để giới thiệu bạn bè, giúp người dùng khác khám phá ra những thứ họ thích để mua, người chia sẻ hay còn gọi là người tiếp thị hưởng lợi từ việc tạo ra giao dịch cho nhà bán hàng đến người mua, người mua chủ yếu là bạn bè và những người theo dõi người tiếp thị. Người tiếp thị càng có ảnh hưởng và được nhiều người theo dõi thì sẽ được hưởng lợi càng nhiều từ cộng đồng.

Trendzy – Sàn thương mại điẹn tử xã hội hàng đầu Việt Nam
Tiếp thị liên kết Trendzy

Tại Việt Nam, sàn thương mại điện tử xã hội TRENDZY là một trong những sàn thương mại điện tử xã hội tiên phong đã tích hợp tính năng “tiếp thị liên kết” và “giới thiệu” để giúp người dùng không chỉ là nhà bán và người mua, mà người dùng có thể là nhà tiếp thị từ nghiệp dư cho đến chuyên nghiệp, việc của người dùng tiếp thị là đăng review, trạng thái sản phẩm để hiển thị trên New Feed của trang chủ, hoặc tạo List yêu thích để gửi cho bạn bè của họ. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian để những nhãn hàng khác sử dụng nền tảng này như một kênh bán hàng chính thống của họ, giúp loại bỏ thêm một rào cản nữa giữa người mua và người bán.

“TRENDZY GIÚP GIỚI TRẺ TẬN DỤNG ĐƯỢC NGUỒN THỜI GIAN RẢNH RỖI ĐỂ ĐĂNG NHỮNG BÀI VIẾT TẠO RA GIAO DỊCH, GIÚP TĂNG THU NHẬP NHÀN RỖI VÀ SỬ DỤNG THỜI GIAN TRUY CẬP INTERNET CÓ ÍCH HƠN”

THEO ÔNG NGUYỄN THANH TUẤN – CEO TRENDZY

Sẽ là nhập nhằng khi chúng ta cố phân định rạch ròi giữa Mua sắm xã hội Thương mại điện tử xã hội, đây là hai tên khác nhau được đặt cho cùng một trải nghiệm mua sắm xã hội. Dĩ nhiên bạn có thể nhận ra mua sắm xã hội là một phạm vi lớn hơn và tiếp cận đến nhiều đối tượng có chung một sở thích, quan điểm trong một mạng xã hội nào đó, thay vì chỉ đơn thuần là mua sắm, và có thể rất khó để đảm bảo vận chuyển, giao hàng , bảo hành, chuyên nghiệp như các sàn thương mại điện tử. Ở mạng xã hội, người mua đặt niềm tin với người bán bằng cách kết bạn, hoặc thảo luận với nhiều người khác trước khi ra quyết định mua sắm,… trái ngược với sự bảo đảm của các sàn thương mại điện tử, khi người mua có thể đặt niềm tin, cũng như có thể yêu cầu tổ chức – nhà phát triển sàn thương mại cho các vấn đề liên quan tới sản phẩm của nhà bán.

Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng khái niệm Thương mại điện tử xã hội để chỉ mô hình kinh doanh của tổ chức và Mua sắm xã hội để đề cập đến trải nghiệm của người tiêu dùng. Mỗi hình thức mua sắm đều có những ưu nhược điểm của nó, không thể nói cái nào ưu điểm hơn cái nào vì cuối cùng, mô hình thành công là mô hình tạo ra nhiều giao dịch thành công. Vì thế nếu bạn người tiêu dùng, hãy liên tục đóng góp để giúp các sàn giao dịch ngày một cải thiện dịch vụ mua sắm của mình, để cuối cùng có thể tạo ra môi trường xã hội thương mại điện tử mang nhiều lợi ích nhất cho người tiêu dùng, là chính bạn !

MrConnect

Xem: Nhận diện 9 xu hướng thương mại điện tử đáng chú ý tại Đông Nam Á năm 2019