PHẦN 1: FIBONACCI LÀ GÌ?
1. Fibonacci là ai?
Fibonacci tên đầy đủ là Leonardo Pisano Bogollo (khoảng 1170 – khoảng 1250), là một nhà toán học người Ý, được xem là “nhà toán học tài ba nhất thời Trung Cổ”.
Từ khi còn bé, Fibonacci đã đi đến cơ sở kinh doanh của cha mình để giúp việc. Đây chính là nơi ông học chữ số Hindu.
Sau này ông nhận ra rằng chữ số Hindu đơn giản và hiệu quả hơn chữ số La Mã, Fibonacci đã đi khắp Địa Trung Hải để học hỏi những nhà toán học hàng đầu Ả Rập thời đó.
Vào năm 1200, ông trở về quê hương và giới thiệu với cộng đồng Latinh về hệ thập phân, chính là hệ số chúng ta sử dụng ngày hôm nay.
Tuy đóng góp rất nhiều cho Toán học nhưng ông được biết đến nhiều nhất với dãy số Fibonacci và Tỷ lệ vàng.
2. Dãy số Fibonacci là gì?
Dãy số Fibonacci là một dãy số có quy tắc cực kỳ đơn giản: dãy số bắt đầu từ 0 và 1, số tiếp theo bằng tổng 2 số liền trước.
Theo quy tắc này ta sẽ có: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, …
Và từ dãy số Fibonacci ông lại tiếp tục phát hiện ra TỶ LỆ VÀNG (tiếng Anh là The Golden Ratio) – con số thần kỳ xuất hiện trong vạn vật tự nhiên.
3. Tỷ lệ vàng là gì?
Hai đại lượng được gọi là có tỷ lệ vàng nếu tỷ số giữa tổng của các đại lượng đó với đại lượng lớn hơn bằng tỷ số giữa đại lượng lớn hơn với đại lượng nhỏ hơn.
Tỷ lệ vàng ký hiệu là φ (đọc là phi).
Tỷ lệ vàng được biểu diễn như sau:
Phương trình này có nghiệm là một số vô tỷ:
Liên hệ giữa tỷ lệ vàng và dãy số Fibonacci: 2 số liên tiếp bất kỳ trong dãy Fibonacci đều có tỷ số gần bằng tỷ lệ vàng. 2 số liên tiếp càng lớn thì tỷ số này càng tiệm cận tỷ lệ vàng.
Một số tỷ lệ Fibonacci chính có thể được lấy như sau:
- 0.618 được lấy bằng cách chia bất kỳ số nào trong dãy số Fibonacci cho một số khác đứng ngay sau nó. Ví dụ: 8 chia cho 13 hoặc 55 chia cho 89.
- 0.382 được lấy bằng cách chia bất kỳ số nào trong dãy số Fibonacci cho một số cách số đó 1 vị trí về bên phải. Ví dụ: 34 chia cho 89 hoặc 55 chia cho 144.
- 1.618 (Tỷ lệ vàng) được lấy bằng cách chia bất kỳ số nào trong dãy Fibonacci cho số đứng liền trước nó. Ví dụ: 89 chia cho 55, 144 chia cho 89.
Tỉ lệ vàng xuất hiện một cách dày đặc trong tự nhiên và được con người áp dụng vào rất nhiều mặt trong đời sống.
Bạn sẽ dễ dàng nhận ra tỷ lệ này trong rất nhiều tạo vật của thiên nhiên như dương xỉ, hoa, vỏ sò biển, thậm chí là cả những cơn bão.
Các công trình nhân tạo khi ứng dụng tỷ lệ vàng vào thiết kế đều tỏ ra hài hòa, cân đối, có sức hút kỳ lạ và đặc biệt là có sức bền rất lớn. Điển hình như kim tự tháp Giza ở Ai Cập, đền Parthenon ở Hi Lạp, bức họa Mona Lisa của Da Vinci …
Ngày nay, tỷ lệ vàng xuất hiện hầu hết trong logo của những công ty lớn như Apple, Adidas, Pepsi, Twitter …
Đó là lý do tại sao nó đem cho ta sự thoả mãn về mặt thị giác. Đó chính là nét đẹp thuần khiết từ tự nhiên.
4. Tỷ lệ Fibonacci trong phân tích thị trường Forex
Fibonacci là chủ đề quá lớn và đã rất nhiều nghiên cứu về Fibonacci. Tuy nhiên trong phân tích và giao dịch trên thị trường Forex, chúng ta sẽ đề cập đến hai vấn đề: thoái lui và mở rộng.
Bạn sẽ sử dụng công cụ Fibonacci Retracement để đo các mức thoái lui đóng vai trò như hỗ trợ và kháng cự tiềm năng khi thị trường điều chỉnh.Căn cứ và các mức thoái lui này bạn sẽ có những điểm vào lệnh tốt.
Các mức thoái lui:
0.236, 0.382, 0.5, 0.618 và 0.764.
Bạn sẽ sử dụng công cụ Fibonacci Extension để đo các mức giá mà một xu hướng có thể chạm tới. Căn cứ vào đó bạn sẽ đưa ra những điểm chốt lời tối ưu nhất.
Các mức mở rộng:
0.236, 0.382, 0.5, 0.618, 0.764, 1, 1.618, 2.618, 3.618 và 4.618.
Hầu hết các nền tảng giao dịch Forex hiện nay đều có công cụ Fibonacci Retracement và Fibonacci Extension.
Các mức Fibonacci sẽ được hiển thị trên biểu đồ nến nên bạn sẽ không cần phải thực hiện bất kỳ tính toán nào. Việc của bạn là sử dụng nó thật tốt.
PHẦN 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG FIBONACCI RETRACEMENT TÌM ĐIỂM VÀO TỐI ƯU
1. Fibonacci Retracement là gì?
Điều đầu tiên bạn nên biết về công cụ Fibonacci là nó hoạt động tốt nhất khi thị trường ngoại hối đang có xu hướng.
Chúng ta đều biết giá không di chuyển theo một đường thẳng, mà thay vào đó là những bước tiến và lùi một cách “ngoằn ngoèo”.
Ý tưởng ở đây là khi bạn xác định được một xu hướng lên, bạn không thể cứ “nhảy vào mua” là được. Bạn sẽ cần chờ những thời điểm giá giảm điều chỉnh và “tóm lấy” nó.
Fibonacci Retracement là công cụ kỹ thuật đưa ra những “gợi ý” giúp bạn biết đâu là những khu vực đảo chiều tiềm năng khi thị trường trong xu hướng điều chỉnh. Từ đó bạn có thể tham gia thị trường ở mức giá tốt nhất, tối ưu lợi nhuận cao nhất.
2. Các mức Fibonacci Retracement
Các mức Fibonacci Retracement mặc định là 0.236, 0.382, 0.5, 0.618, 0.764.
Để thấy các mức này bạn cần kéo thước đo từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc của đoạn xu hướng.
Với xu hướng tăng: bạn kéo thước đo từ điểm thấp nhất lên đến điểm cao nhất của đoạn xu hướng.
Các mức Fibonacci Retracement hiện ra trên biểu đồ chính là các khu vực hỗ trợ tiềm năng. Xu hướng tăng sẽ tiếp diễn mà khi giá tăng điều chỉnh chạm tới một trong các mức hỗ trợ đó.
Với xu hướng giảm: bạn kéo thước đo từ điểm cao nhất xuống điểm thấp nhất của đoạn xu hướng.
Các mức Fibonacci Retracement hiện ra trên biểu đồ chính là các khu vực kháng cự tiềm năng. Xu hướng giảm sẽ tiếp diễn mà khi giá tăng điều chỉnh chạm tới một trong các mức kháng cự đó.
Lưu ý: Tôi khuyên bạn nên hạn chế vào lệnh ở các mức Fibonacci Retracement thấp là 0.236 và 0.382 vì 2 lý do:
- Lệnh giao dịch có tỷ lệ Risk:Reward không tốt, về lâu dài sẽ bất lợi cho bạn.
- Theo quan sát thực tế nhiều năm trên thị trường Forex, tôi nhận thấy các mức Fibonacci Retracement mà tại đó giá đảo chiều nhiều nhất là 0.5, 0.618 và 0.764.
3. Tìm điểm vào lệnh với Fibonacci Retracement
- Cách giao dịch
Bước 1: Xác định xu hướng
Một số cách xác định xu hướng tôi đã trình bày trong các bài học trước là: Cách Xác Định Xu Hướng Với Trend Line, Cách Xác Định Xu Hướng Với Channel, Cách xác định xu hướng khi sử dụng các đường MA cắt nhau.
Vì vậy điều quan trọng trước khi cứ vẽ bừa vẽ bậy thước đo Fibonacci Retracement trên biểu đồ là XÁC ĐỊNH ĐÚNG XU HƯỚNG. Chỉ có xác định đúng xu hướng thì mới có câu chuyện “vào lệnh khi giá điều chỉnh” đúng không?
Nếu chúng ta sử dụng Fibonacci Retracement để canh MUA trong XU HƯỚNG GIẢM, thì bạn có đặt lệnh mua ở mức Fibonacci Retracement nào cũng sẽ thua lỗ.
Bước 2: Tìm điểm vào lệnh, đặt dừng lỗ và chốt lời
Sau khi xác định được xu hướng chính, kéo thước đo Fibonacci từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc của đoạn xu hướng. Những mốc Fibonacci Retracement hiện ra trên biểu đồ chính là những khu vực vào lệnh tiềm năng.
Dừng lỗ: SL được đặt ở ngay dưới đáy của đoạn xu hướng tăng hoặc đỉnh của đoạn xu hướng giảm.
Chốt lời: Với điểm vào lệnh bằng Fibonacci Retracement, bạn sẽ được học cách đặt TP bằng Fibonacci Extension ở bài sau.
3.2. Ví dụ điểm vào trên thực tế
Ví dụ 1: Cặp EURAUD khung D1
Ở ví dụ này ta thấy sau khi giá đảo chiều bằng 2 phiên tăng rất mạnh áp đảo xu hướng giảm “rù rờ” trước đó, giá đã giảm điều chỉnh về mức 0.618. Nếu bạn đặt lệnh ở mức này thì bạn đã tối ưu được điểm vào của mình một cách tối đa.
Ví dụ 2: Cặp GBPJPY khung H4
Sau khi giá phá vỡ kênh xu hướng tăng, xu hướng được xác nhận đảo chiều từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm. Bạn có thể giao dịch bằng kênh xu hướng đã được học hoặc chờ đợi một nhịp điều chỉnh để áp dụng Fibonacci Retracement như trên hình.
Đúng vậy 😤😤😤
3.3. Sử dụng công cụ Fibonacci Retracement độc lập không phải lúc nào cũng hiệu quả
Chúng ta xem Fibonacci Retracement như là một công cụ tuyệt vời để tối ưu hóa điểm vào lệnh của mình. Tuy nhiên giống như các công cụ kỹ thuật khác, không phải lúc nào nó cũng hiệu quả, đặc biệt là khi nó hành động riêng lẻ.
Đôi khi giá có thể đạt mức 0.5 hoặc 0.618 trước khi quay trở lại xu hướng bạn dự đoán. Đôi khi giá chỉ đạt mức 0.382 là đã quay đầu để tiếp tục xu hướng chính trong khi bạn đang đặt lệnh chờ ở mức 0.764.
Nếu dùng công cụ Fibonacci Retracement riêng lẻ, bạn sẽ khó biết được nơi chính xác giá sẽ dừng chân.
Giống như việc để Lionel Messi một mình đi bóng qua 5 hậu vệ đối phương rồi đánh bại nốt thủ môn và ghi bàn.
Có thể nhiều lần Messi đã làm được, nhưng để mọi chuyện dễ dàng hơn thì Messi cần phối hợp nhịp nhàng với những người đồng đội nữa.
Tương tự như vậy, bạn nên sử dụng công cụ Fibonacci Retracement kết hợp với các công cụ kỹ thuật khác để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc tìm điểm vào lệnh.
Tôi sẽ đưa ra 3 cách chọn mức Fibonacci Retracement tiềm năng nhất, nơi có xác suất cao nhất là điểm đảo chiều của xu hướng điều chỉnh:
- Cách 1: Kết hợp Fibonacci Retracement với hỗ trợ và kháng cự.
- Cách 2: Kết hợp Fibonacci Retracement với trend line.
- Cách 3: Kết hợp Fibonacci Retracement với nến Nhật.
4. Cách 1: Fibonacci Retracement + hỗ trợ và kháng cự
- 4.1. Cơ sở phương pháp
Ở bài học về hỗ trợ và kháng cự, bạn đã được biết giá thường sẽ phản ứng ở những vùng hỗ trợ và kháng cự.
Ví dụ trong một xu hướng lên, khi giá gặp một ngưỡng kháng cự mạnh thì thường giá sẽ có phản ứng giảm với kháng cự đó. Cho dù xu hướng có tiếp tục lên hay không thì sự phản ứng hầu như luôn có.
Vì vậy việc kết hợp hỗ trợ và kháng cự với Fibonacci Retracement là một trong những cách tốt nhất để biết điểm dừng và quay đầu của giá.
Những mức Fibonacci Retracement trùng với vùng hỗ trợ và kháng cự sẽ có xác suất là điểm quay đầu của giá cao hơn các mức khác.
Lưu ý: Những vùng hỗ trợ và kháng cự mạnh và gần nhất (gần về thời gian, không phải gần về biên độ) sẽ có ý nghĩa nhiều hơn những vùng kháng cự mạnh nhưng ở xa giá hiện tại. Kiểu như là “nước xa không cứu được lửa gần” vậy.
- 4.2. Ví dụ thực tế
Ví dụ 1: Cặp USDJPY khung D1
Trong xu hướng xuống của cặp USDJPY khung D1, giá điều chỉnh về mức 0.618.
0.618 là mức Fibonacci Retracement có kháng cự tạo bởi một vùng đáy ngay gần đó, những mức Fibonacci Retracement khác không có kháng cự gần nào.
Vì mốc 0.618 có nhiều lợi thế hơn những mốc khác nên xác suất cao giá sẽ quay đầu tại mốc 0.618.
Bạn cứ tưởng tượng câu chuyện có 5 thằng bạn cùng thích 1 bạn gái trong lớp. Cả 5 thằng chẳng thằng nào nổi trội hơn thằng nào, đều học hành bình thường, đẹp trai bình thường. Cuối cùng bạn gái chọn thằng X vì nhà thằng X to hơn mấy thằng kia.
Ở ví dụ trên cũng thế. Có thể nói xác suất giá dừng tại các mức Fibonacci Retracement là như nhau nhưng chỉ cần mức nào đó có sự trợ giúp bởi vùng hỗ trợ và kháng cự thì mức đó có xác suất cao hơn. Lưu ý là xác suất cao hơn chứ không phải là xác suất 100%.
Chúng ta hãy xem xét các ví dụ khác.
Ví dụ 2: Cặp USDJPY
Ở ví dụ này ta có thể thấy giá lại chọn mức Fibonacci Retracement 0.5 ở ngay vùng kháng cự của đỉnh bên trái để đảo chiều.
Nếu phải lựa chọn điểm đặt lệnh SELL hoặc SELL LIMIT thì tôi tin chắc bạn cũng sẽ chọn mức Fibonacci Retracement 0.5 “gửi vàng”.
Ví dụ 3: Cặp GBPAUD khung H4
Ở ví dụ này bạn có thể thấy mức 0.618 được trợ giúp của một vùng hỗ trợ. Đây là mức Fibonacci Retracement rất đẹp để đặt lệnh BUY hoặc BUY LIMIT.
Cũng như ví dụ 2, nếu đặt tất cả các mức Fibonacci Retracement lên bàn cân, chúng ta hoàn toàn đặt niềm tin vào mức 0.618.
Tuy nhiên …
… kết quả thì bạn đã thấy rồi, giá đã quay đầu sớm tại mức 0.382, bỏ lại khuôn mặt thẫn thờ của phe “chờ mua ở 0.618”.
Bạn nên nhớ rằng giao dịch là cuộc chơi xác suất, cho dù xác suất đúng có cao bao nhiêu thì xác suất sai vẫn còn đó và cho bạn một cú tát bất cứ lúc nào.
Cách tiếp theo …
5. Cách 2: Fibonacci Retracement + trend line
5.1. Cơ sở phương pháp
Một công cụ kỹ thuật khác hỗ trợ và kháng cự, có thể kết hợp tốt với công cụ thoái lui Fibonacci là trend line (hay đường xu hướng).
Công cụ Fibonacci Retracement hoạt động tốt nhất khi thị trường đang có xu hướng và bạn xác định chính xác xu hướng đó.
Trend line hỗ trợ bạn đi đúng xu hướng, tránh việc “gãy trend” lúc nào mà không biết vì bạn quá mải mê với Fibonacci Retracement.
Vì vậy việc kết hợp Fibonacci Retracement với trend line là rất có ý nghĩa, thực sự có ý nghĩa trong việc giao dịch!
Vẫn là câu hỏi “tôi nên đặt lệnh tại mức Fibonacci Retracement nào?”.
Cách lần này là “bạn hãy đặt lệnh tại mức Fibonacci Retracement có sự hỗ trợ từ đường trend line, đây là điểm có xác suất cao giá sẽ quay đầu và tiếp tục xu hướng”.
Lưu ý: Cũng như các công cụ kỹ thuật khác, trend line có cách vẽ và sử dụng mang tính cá nhân rất cao. Nếu bạn gặp khó khăn gì, hãy bình luận phía dưới, tôi rất vui lòng giúp đỡ bạn.
5.2. Các ví dụ thực tế
Ví dụ 1: Cặp GBPUSD khung H4
Khi bạn nhìn vào cặp GBPUSD trên khung H4, bạn nhận ra rằng xu hướng xuống đã rất rõ ràng và bạn muốn tham gia một lệnh SELL ngắn hạn.
Bạn lấy thước Fibonacci Retracement từ trong túi ra và bắt đầu đo các mức tiềm năng mà giá sẽ quay đầu, mong muốn một lệnh giao dịch đúng đắn.
Các mức Fibonacci Retracement hiện ra trước mắt nhưng bạn vẫn chưa biết chọn sẽ đặt lệnh ở mức giá nào?
Bạn nhận ra xu hướng giảm đã hình thành 2 đỉnh trên biểu đồ đường, bạn quyết định vẽ một đường xu hướng nối 2 đỉnh này.
Bạn để yên thước Fibonacci Retracement và đường trend line rồi bắt đầu chờ đợi diễn biến giá.
Bạn thấy giá điều chỉnh lên đến mức Fibonacci Retracement 0.5 thì gặp trend line kháng cự. Bạn quyết định vào lệnh SELL tại đây.
Kết quả lệnh của bạn đã thành công! Lệnh SELL tại mức Fibonacci Retracement 0.5 là rất chính xác.
Nếu bạn để ý thêm thì tại mức 0.5 cũng chính là vùng kháng cự của đáy bên trái nữa. Vậy là mức 0.5 này hội tụ thêm cả 2 yếu tố hỗ trợ điểm SELL là kháng cự của giá và kháng cự của trend line.
Ví dụ 2: Cặp USDCAD khung H4
Khi theo dõi cặp USDCAD trên khung H4, bạn thấy một xu hướng tăng đã hình thành với đáy sau cao hơn đáy trước.
Bạn vẽ đường trend line nối 2 đáy và sử dụng thước Fibonacci Retracement để chờ đợi giá điều chỉnh tìm điểm BUY.
Kết quả là giá giảm điều chỉnh về đúng mức 0.618, nơi có hỗ trợ mạnh từ đường xu hướng.
Nếu bạn đặt lệnh BUY hoặc BUY LIMIT ở mức 0.618 thì bạn đã tối ưu điểm vào cực kỳ tốt.
Ví dụ 3: Cặp EURAUD khung H1
Khi theo dõi cặp EURAUD trên khung H1, bạn nhận thấy xu hướng tăng đã kết thúc khi trend line tăng bị phá vỡ.
Tại điểm phá vỡ trend line tăng bạn có thể SELL ngay theo cách giao dịch với trend line đã học. Tuy nhiên ở bài học này chúng ta chỉ nói về cách giao dịch với Fibonacci Retracement.
Sau khi đặt thước đo Fibonacci Retracement và vẽ trend line giảm nối 2 đỉnh, bạn sẽ chờ đợi hành động giá tăng điều chỉnh để vào lệnh SELL.
Khi giá tăng lên chạm mức Fibonacci Retracement 0.5, bạn nhận thấy tại đây có một vùng kháng cự của đáy bên trái nên bạn có thể thực hiện một lệnh SELL tại đây.
Lưu ý: Lúc này giá chưa vượt qua mức 0.5 để lên 0.618 nên lệnh SELL tại mức 0.5 này là rất hợp lý. Chúng ta đang theo dõi diễn biến của giá để quyết định ĐẶT LỆNH HAY KHÔNG và nếu có thì ĐẶT LỆNH Ở ĐÂU.
Khi giá vượt qua mức 0.5 và tăng lên mức 0.618, bạn nhận thấy tại đây giá gặp kháng cự là đường trend line giảm nên bạn có thể đặt một lệnh SELL nữa.
Tóm lại ở ví dụ này bạn có 2 cơ hội vào lệnh hợp lý theo 2 cách giao dịch.
6. Cách 3: Fibonacci Retracement + mô hình nến Nhật
6.1. Cơ sở phương pháp
Ở các bài trước bạn đã biết việc kết hợp công cụ Fibonacci Retracement với hỗ trợ và kháng cự và trend line để tạo ra chiến lược giao dịch đơn giản nhưng rất tuyệt vời.
Bây giờ bạn sẽ được học về sự kết hợp giữa công cụ Fibonacci Retracement
với mô hình nến Nhật mà bạn đã được học ở Level 2: Phân Tích Kỹ Thuật – Căn Bản.
Khi kết hợp công cụ Fibonacci Retracement với các mô hình nến, tôi muốn nói đến chính xác các mô hình nến đảo chiều.
Khi lực mua hoặc bán của xu hướng điều chỉnh hết theo hành động giá thể hiện qua cấu tạo mô hình nến Nhật, đó là cơ sở về thời điểm giá kết thúc điều chỉnh và tiếp tục xu hướng ban đầu.
6.2. Ví dụ thực tế
Ví dụ 1: Cặp GBPJPY trên khung D1
Trong ví dụ này ta thấy ở mức Fibonacci Retracement 0.764 có xuất hiện mô hình nến đảo chiều Shooting Star, đây là sự khẳng định đảo chiều rất rõ ràng.
Ví dụ 2: Cặp AUDUSD khung D1
Ví dụ này tại mức Fibonacci Retracement 0.382 xuất hiện mô hình nến Evening Star với nến Doji ở giữa. Đây là một tín hiệu đảo chiều cực kỳ đẹp.
Ví dụ 3: Cặp GBPJPY trên khung D1
Trong ví dụ này ta thấy mức Fibonacci Retracement 0.764 có xuất hiện mô hình nến đảo chiều Bullish Engulfing.
Ví dụ 4: Cặp USDCAD khung D1
Ví dụ này ta thấy trong xu hướng giảm điều chỉnh xuất hiện mô hình nến Morning Star với nến Doji quét qua mức Fibonacci Retracement 0.618. Đây là tín hiệu đảo chiều rất tốt.
Ví dụ 5: Cặp EURUSD khung D1
Trong xu hướng giảm điều chỉnh, giá test mức Fibonacci Retracement đến 3 lần thì mới xuất hiện tín hiệu đảo chiều đẹp đó là mô hình nến Bullish Engulfing.
Ví dụ 6: Cặp GBPUSD trên khung D1
Trong xu hướng điều chỉnh tăng, xuất hiện mô hình nến Shooting Star tại mức Fibonacci Retracement 0.5, thậm chí đuôi nến quét lên gần mức 0.618. Đây chính là điểm vào rất thuận lợi.
Một số mô hình nến đảo chiều nữa chưa được nhắc đến trong các ví dụ nhưng tôi sẽ dừng tại đây vì đó không phải là điều quan trọng.
Điều quan trọng ở đây là bạn đã biết Fibonacci Retracement CÓ THỂ KẾT HỢP ĐƯỢC với các mô hình nến đảo chiều để tìm điểm vào tối ưu.
7. TỔNG KẾT FIBONACCI RETRACEMENT
Hãy để tôi tổng kết lại cho bạn về cách sử dụng công cụ Fibonacci Retracement để tìm điểm giá quay đầu trong XU HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH.
Bạn đã biết công cụ Fibonacci Retracement có thể tự do hành động hoặc có thể kết hợp với các công cụ kỹ thuật khác, cụ thể là hỗ trợ và kháng cự, trend line và mô hình nến Nhật.
Tôi đưa ra lời khuyên cụ thể và rõ ràng ngay bây giờ, đó là: bạn nên kết hợp đồng thời 3 công cụ: Fibonacci Retracement + hỗ trợ và kháng cự + mô hình nến Nhật để tìm điểm đảo chiều tối ưu nhất.
Tức là tại mức Fibonacci Retracement có hỗ trợ, kháng cự và mô hình nến đảo chiều thì xác suất chiến thắng của lệnh giao dịch tại đó sẽ cao hơn rất rất nhiều.
Còn trend line ư?
Vì việc vẽ trend line là cả một nghệ thuật chứ không đơn thuần là nối các đỉnh và đáy lại với nhau. Còn các công cụ kia có thể kết hợp một cách hơi máy móc một chút cũng không sao.
Trở lại với việc kết hợp Fibonacci Retracement + hỗ trợ và kháng cự + mô hình nến Nhật để tìm điểm đảo chiều tối ưu nhất, tôi sẽ cho bạn xem một ví dụ.
Cặp tiền USDJPY trên khung D1.
Sau khi bạn xác định xu hướng hiện tại là giảm và chờ sự tăng điều chỉnh để thực hiện lệnh SELL.
Tại mức 0.382 xuất hiện mô hình nến Bearish Engulfing nhưng giá vẫn tiếp tục tăng lên các mức Fibonacci Retracement cao hơn.
Và khi lên đến mức 0.618, thị trường lại xuất hiện mô hình nến Bearish Engulfing một lần nữa.
Tuy nhiên lần này với sự giúp sức của kháng cự mạnh từ đỉnh bên trái thì bộ ba Fibonacci Retracement + hỗ trợ và kháng cự + mô hình nến đảo chiều đã tỏ ra sức mạnh vượt trội.
BÀI 3: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG FIBONACCI EXTENSION ĐỂ CHỐT LỜI HIỆU QUẢ
1. Fibonacci Extension là gì?
Bạn đã học cách sử dụng để Fibonacci Retracement để tìm điểm vào lệnh tối ưu trong xu hướng điều chỉnh.
Ở bài này chúng tôi giới thiệu đến bạn một công cụ Fibonacci khác, đó là Fibonacci Extension để tìm điểm chốt lời một cách hợp lý sau khi bạn đã vào lệnh bằng công cụ Fibonacci Retracement.
Trong một xu hướng, nếu như bạn sử dụng công cụ Fibonacci Retracement để tìm ĐIỂM DỪNG của XU HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH thì công cụ Fibonacci Extension sẽ dùng để tìm ĐIỂM DỪNG của giá khi XU HƯỚNG CHÍNH quay trở lại.
Công cụ Fibonacci Retracement để tìm điểm dừng của xu hướng điều chỉnh nên được dùng để tìm ĐIỂM VÀO.
Công cụ Fibonacci Extension để tìm điểm dừng của xu hướng chính nên được dùng để tìm ĐIỂM RA hay ĐIỂM CHỐT LỜI.
2. Các mức Fibonacci Extension
Các mức mặc định của thước đo Fibonacci Extension là: 0, 0.236, 0.382, 0.5, 0.618,
0.764, 1, 1.236, 1.618, 2.618, 3.618 và 4.618.
Các mức dưới 0.618 có biên độ lợi nhuận khá thấp. Tỷ lệ Risk:Reward không được tốt sẽ làm bạn bất lợi về lâu dài.
Các mức trên 1.618 thường rất khó để giá đạt được, chỉ những xu hướng rất dài mới có thể chốt lời ở các mức này.
3. Cách vẽ Fibonacci Extension
Để vẽ Fibonacci Extension cần có 3 điểm:
- 1 là điểm đầu đoạn xu hướng
- 2 là điểm cuối đoạn xu hướng
- 3 là điểm đảo chiều của nhịp điều chỉnh
Trong xu hướng tăng, chúng ta cần 2 đáy và 1 đỉnh như trên hình mẫu.
Trong xu hướng giảm, chúng ta cần 2 đỉnh và 1 đáy.
Cách vẽ: Kéo thước đo Fibonacci Extension từ điểm 1 đến điểm 2 và cuối cùng là điểm 3 (như hình).
Lưu ý: Công cụ Fibonacci Extension đo các mức giá (theo chiều ngang) nên trên hình mẫu chúng tôi lấy điểm thứ 3 dịch sang 1 bên để bạn dễ quan sát, ý nghĩa là như nhau.
4. Cách đặt chốt lời bằng Fibonacci Extension
Cũng như Fibonacci Retracement, có nhiều mức Fibonacci và chúng ta cần biết mức Fibonacci Extension nào sẽ là nơi chốt lời hợp lý để tối ưu lợi nhuận.
Và chúng ta đã thống nhất việc sử dụng công cụ Fibonacci một cách độc lập là không mang lại hiệu quả cao nhất.
Trong khi chúng ta đều là những người thông minh với hàng loạt vũ khí trong tay phải không?
Chúng tôi sẽ đưa ra 3 cách chọn mức Fibonacci Extension tiềm năng nhất để chốt lời, đó là:
- Cách 1: Kết hợp Fibonacci Extension với hỗ trợ và kháng cự.
- Cách 2: Kết hợp Fibonacci Extension với kênh giá.
- Cách 3: Kết hợp Fibonacci Extension với nến Nhật.
4.1. Cách 1: Fibonacci Extension + hỗ trợ và kháng cự
Cơ sở phương pháp
Sau khi bạn xác định được 3 điểm để vẽ Fibonacci Extension, bạn có thể thấy các mức chốt lời tiềm năng.
Bạn hãy chú ý những hỗ trợ và kháng cự gần giá hiện tại và vẽ chúng ra.
Những mức Fibonacci Extension nằm ngay vùng hỗ trợ và kháng cự sẽ là điểm chốt lời lý tưởng hơn những mức khác.
Giả sử trong một xu hướng tăng, bạn đã vào lệnh BUY bằng công cụ Fibonacci Retracement.
Khi giá tăng theo xu hướng và gặp một ngưỡng kháng cự mạnh thì thường giá sẽ có phản ứng ban đầu là giảm với kháng cự đó.
Nếu bạn may mắn thì giá sẽ chỉ phản ứng giảm nhẹ rồi phá kháng cự để tiếp tục xu hướng tăng.
Nhưng nếu bạn không gặp may thì giá có thể đảo chiều tại kháng cự đó luôn và bạn mất sạch lợi nhuận đã có rồi tự nhủ “giá như chốt lãi tại kháng cự đó thì ngon rồi”.
Cho dù xu hướng có tiếp tục lên hay không thì sự phản ứng hầu như luôn có. Vậy nên chốt lãi tại ngưỡng hỗ trợ và kháng cự mạnh luôn là lựa chọn KHÔNG SAI.
Cụ thể hơn, có 2 mức chốt lời theo Fibonacci Extension mà chúng tôi khuyên bạn nên chú ý:
1. Mức Fibonacci Extension ở ngay gần vùng hỗ trợ/kháng cự của đáy/đỉnh 2.
2. Mức Fibonacci Extension ở vùng hỗ trợ/kháng cự tiếp theo khi giá phá đáy/đỉnh 2.
Để rõ ràng hơn, chúng ta sẽ đi vào ví dụ thực tế cách đặt chốt lời với Fibonacci Extension.
Ví dụ thực tế
Ví dụ 1: Cặp USDJPY khung D1
Ở ví dụ này ta thấy các mức đặt chốt lời hợp lý là:
- Mức Fibonacci Extension 0.618 ở hỗ trợ của đáy 2.
- Mức Fibonacci Extension 1.618 ở hỗ trợ mạnh của đáy phía trước (trên hình).
Nếu bạn chọn mức chốt lời theo cách đầu tiên, có thể bạn sẽ tiếc khi giá chạy đến mức 1.618.
Tuy nhiên nếu bạn quyết định đặt chốt lời theo cách 2, thị trường có thể đảo chiều trước khi đến điểm chốt lời của bạn.
Lời khuyên: Bạn có thể chọn giữa 2 cách hoặc bạn có thể chốt lời một nửa volume khi giá chạm mức chốt lời theo cách 1 và nuôi một nửa volume đến mức chốt lời theo cách 2.
Ví dụ 2: Cặp EUR/USD khung D1
Ở ví dụ này ta thấy các mức đặt chốt lời hợp lý là:
- Mức Fibonacci Extension 0.618 ở kháng cự của đỉnh 2.
- Mức Fibonacci Extension 0.764 ở kháng cự mạnh (trên hình).
Vì bạn phải lựa chọn 1 trong 2 cách chốt lời như trên nhưng 2 mức này khá gần nhau nên bạn có thể lựa chọn cách 1 để an toàn hơn.
Cho dù thực tế xu hướng cặp EUR/USD khung D1 tiến đến mức Fibonacci Extension 1.618 nhưng bạn cũng đã thấy vùng kháng cự mạnh tại mức 0.764 đã làm tốt công việc như thế nào.
Nếu bạn đặt chốt lời tại mức Fibonacci Extension 0.764 thì bạn còn có thể vào thêm lệnh BUY nữa khi giá giảm về mức 0.236 ngay hỗ trợ từ trend line (như hình dưới). Lợi nhuận của bạn sẽ được tối ưu rất tốt.
Sorry bạn đây là bài học về cách CHỐT LỜI chứ không phải bài học về cách VÀO LỆNH nên tôi sẽ không đi vào chi tiết.
Chúng ta tiếp tục …
- Cách 2: Fibonacci Extension + kênh giá
Với phần này, chúng tôi muốn đưa ví dụ trước – giải thích sau để bạn tiếp thu thuận lợi hơn.
Ví dụ: Cặp USD/CAD khung D1.
Trong ví dụ này, bạn có thể chốt lời theo cách 1 ở mức Fibonacci Extension 0.764 hoặc chốt lời theo cách 2 ở mức Fibonacci Extension 1.0 (đây là nơi giá chạm uptrend line của kênh giá tăng).
Cơ sở phương pháp
Chúng tôi sẽ nhắc lại một số nội dung để phục vụ bài học này:
- Kênh giá bao gồm 2 đường trend line song song, trend line nằm trên là uptrend line, trend line nằm dưới là downtrend line.
- Kênh giá bao trọn phần lớn của giá trong một xu hướng.
- Trong một thị trường có xu hướng, kênh giá có thể sử dụng để vào lệnh và cả chốt lời.
Theo lý thuyết bạn có thể SELL khi giá chạm uptrend line, chốt lời ở downtrend line. Và ngược lại BUY khi giá chạm downtrend line, chốt lời ở uptrend line.
Tuy nhiên trên thực tế chúng tôi khuyên bạn:
- Trong xu hướng LÊN với kênh giá TĂNG, uptrend line chỉ dùng để CHỐT LỜI LỆNH BUY chứ không dùng để vào lệnh SELL (ngược xu hướng).
- Trong xu hướng XUỐNG với kênh giá GIẢM, downtrend line chỉ dùng để CHỐT LỜI LỆNH SELL chứ không dùng để vào lệnh BUY (ngược xu hướng).
Mức Fibonacci Extension tại vùng hỗ trợ và kháng cự của kênh giá sẽ là điểm chốt lời lý tưởng hơn những mức khác.
Ví dụ thực tế
Ví dụ 1: Cặp USD/JPY khung D1
Ở ví dụ này, theo cách kết hợp Fibonacci Extension và kênh giá thì mức Fibonacci Extension 1.0 là điểm chốt lời hợp lý.
Lưu ý:
Khi thị trường tạo đỉnh 3, bạn vẽ được kênh giá với uptrend line nối đỉnh 1 và đỉnh 3.
Tuy nhiên khi thị trường lên xuống biên độ nhỏ tạo đỉnh A và đỉnh B nằm ngoài kênh giá thì bạn cần ĐIỀU CHỈNH kênh giá cho hợp lý (như hình).
Ví dụ 2: Cặp EUR/AUD khung D1.
Ở ví dụ này, điểm chốt lời hợp lý là mức Fibonacci Extension 1.0, nơi có kháng cự từ kênh giá.
Tiếp theo hãy đến với cách cuối cùng.
4.3. Cách 3: Fibonacci Extension + mô hình nến Nhật
Cơ sở phương pháp
Hoàn toàn tương tự như cách kết hợp Fibonacci Retracement và mô hình nến Nhật để tìm điểm vào lệnh.
Bạn sẽ sử dụng mô hình nến đảo chiều cùng với Fibonacci Extension để tìm điểm chốt lời tối ưu.
Khi lực mua hoặc bán của xu hướng chính yếu dần theo hành động giá thể hiện qua cấu tạo mô hình nến Nhật, đó là cơ sở về thời điểm giá kết thúc xu hướng chính và đảo chiều.
Ví dụ thực tế
Ví dụ 1: Cặp AUD/CHF khung W1
Sau khi thị trường có phiên giảm cực kỳ mạnh với cây nến giảm rất dài, bạn sử dụng Fibonacci Retracement để tìm điểm vào.
Giá giảm đến mức Fibonacci Extension 0.764 rồi quay đầu, đóng phiên với cây Doji rất bất lợi cho lệnh SELL của bạn.
Sau khi cây Dọi này xuất hiện bạn nên lập tức đóng lệnh giao dịch của mình vì phe mua đã cho thấy áp lực rất mạnh mẽ.
Nếu muốn tối ưu thêm một chút lợi nhuận, bạn có thể vào khung giao dịch nhỏ hơn để chốt lệnh khi giá xuống thêm trước khi chính thức đảo chiều.
Ví dụ 2: Cặp AUD/CAD khung D1
Ở ví dụ này khi giá lên gần mức Fibonacci Extension 1.0 thì xuất hiện mô hình nến đảo chiều Evening Star, tại đây bạn nên chốt lời ngay sau khi mô hình nến hoàn thành.
TỔNG KẾT FIBONACCI
Các công cụ Fibonacci khi hoạt động độc lập thì sẽ không mang lại hiệu quả cao.
Vì vậy bạn đã được hướng dẫn kết hợp Fibonacci với các công cụ khác như hỗ trợ và kháng cự, trend line, kênh giá và mô hình nến Nhật.
Các bước giao dịch với Fibonacci:
1. Đầu tiên bạn cần xác định đúng xu hướng.
2. Tiếp theo bạn sử dụng công cụ Fibonacci Retracement để tìm điểm vào chính xác.
Điểm dừng lỗ được đặt ở ngay dưới đáy của đoạn xu hướng tăng hoặc đỉnh của đoạn xu hướng giảm.
3. Với điểm vào lệnh đó, bạn sử dụng công cụ Fibonacci Extension để tìm điểm chốt lời tối ưu.
Vài lời của mình sau 1 tuần trải nghiệm Fibonacci trong giao dịch,
Đây là một tài liệu khá hoàn chỉnh về chiến thuật đầu tư Forex bằng Fibonacci, cùng với ví dụ thực tế được tổng hợp bởi Sinvest.vn, có rất nhiều tài liệu viết về Fibonacci nhưng riêng cái tài liệu này mình thấy quá hay và dễ hiểu, bản thân mình đã ứng dụng thành công trong 1 vài lệnh gần đây, vì thế nên mình mạn phép đăng lại trên blog này để bạn có thể truy cập được những tài liệu giá trị cao hoàn toàn miễn phí như thế này. Với mình, Fibonacci là 1 chiến thuật tìm điểm vào lệnh và thoát lệnh “thuận theo tự nhiên” và ẩn chứa sự kỳ diệu của tạo hoá một cách logic đến kinh ngạc. Tuy không phải lúc nào cũng đúng hoàn toàn 100% nhưng mong rằng bạn sẽ có thêm 1 phương pháp giao dịch đầy tiềm năng và gặt hái được quả ngọt trong đầu tư Forex.
Nguồn: Tham khảo và Tổng hợp từ Sinvest.vn, Mr.Connect
Các sàn mình hiện đang dùng để giao dịch chứng khoán, forex, crypto. Nhấn vào biểu tượng để truy cập nhanh đến sàn. Riêng TradingView là một công cụ phân tích biểu đồ mà mình cảm thấy tiện, đẹp và đầy đủ nhất tại thời điểm hiện tại.
Công cụ phân tích | ||
👉TradingView Tham khảo website: Tradingview.com | ||
Chứng khoán VN | Forex | Crypto |
👉TCBS Tham khảo website: TCBS.vn | 👉FxPro Tham khảo website: FxPro.vn | 👉Binance Tham khảo website: Binance.com |