Chào các bạn nhé, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu Qui luật đầu tiên của phương pháp Wyckoff, đó là Qui luật Cung Cầu.
Bài trước: Phương pháp Wyckoff 01: Cấu Trúc Phương Pháp Luận – Chu Kỳ Thị Trường
Trong phương pháp Wyckoff thì ghi chép rất ít về Qui luật Cung Cầu, nhưng mà đây là qui luật rất quan trọng sẽ đi xuyên suốt hết tất cả các phương pháp giao dịch của chúng ta.
Trong Wyckoff thì không nói nhiều về Qui luật về Cung cầu, nhưng nói nhiều về các phase tích luỹ và phân phối, và tái tích luỹ, tái phân phối, thật ra những cái phase này chính là đang đo lường lượng cung cầu, các bạn hiểu như vậy nhé, cho nên là mình sẽ không thấy Wyckoff bàn riêng về cung cầu mà nó sẽ đi suốt luôn các phương pháp của chúng ta, tất cả những gì mà chúng ta học thì đều là đang đo lường lượng cung cầu.
Qui luật cung cầu
Tất cả di chuyển giá cả trên thị trường tài chính đều tuân theo qui luật cung cầu
- Cầu lớn hơn cung thì giá tăng, cung lớn hơn cầu thì giá giảm, cung cầu cân bằng nhau thì giá đi ngang.
- Giá tăng thì kích thích nguồn cung, giá giảm thì kích thích nhu cầu.
Qui luật cung cầu này nó có từ cách đây khoảng hơn 200 năm rồi, những cái vị học giả người ta đã nói về qui luật này từ rất lâu, Cầu lớn hơn cung thì giá tăng, cung lớn hơn cầu thì giá giảm, cung cầu cân bằng nhau thì giá đi ngang, đó là cái định nghĩa mà chúng ta hay biết. Nhưng mà thực ra để mở rộng ra thì Cung Cầu nó còn có rất nhiều ứng dụng và nhiều ý nghĩa khác. Ví dụ Giá tăng thì kích thích nguồn cung và giảm cầu, ngược lại khi giá giảm thì kích thích nhu cầu và giảm cung, điều đó có nghĩa là khi các bạn thấy giá tăng quá cao, các bạn thấy vol tăng lên thì đó là vol của nguồn cung vào.
Có rất nhiều bạn hỏi làm sao biết được vol của bên mua hay bên bán, thì chúng ta có thể dựa vào qui luật mở rộng của Cung Cầu để có thể xác định được. Nhưng mà các bạn nhớ rằng cung vào hay cầu vào thì đó chỉ là thể hiện có nguồn cung vào hay là có nguồn cầu vào thôi, chứ không phải là giá sẽ chắc chắn đảo chiều, cho nên Wyckoff đã đưa ra qui tắc rất là rõ là Tích luỹ thì nó phải đi đủ 5 phase, trong mỗi phase thì nó có những cái sự kiện, khi nào đáp ứng đầy đủ những điều kiện và sự kiện đó, thì khả năng giá sẽ đi theo kết quả đúng như dự đoán. Chứ không phải cứ thấy Vol tăng lên, Cung vào thì chúng ta vào Bán, hoặc Vol tăng lên sau khi giảm, Cầu vào thì chúng ta vào Mua, cái đó là 1 sai lầm hết sức nghiêm trọng, cho nên các bạn phải chú ý.
Cơ bản khi các bạn nhìn trên biểu đồ, thì khi mà Cung-Cầu cân bằng, thì không phải là giá đứng im, các bạn nhớ nha, mà nó sẽ giao động trong một cái trading range, các bạn hiểu nó sẽ có một cái biên nhất định và giá sẽ đi sideway giữa cái cản trên và cái cản dưới. Tuỳ vào độ biến động thì chúng ta sẽ có vùng sideway rộng hay vùng sideway nhỏ. Thì sau này khi mà các bạn học về qui luật giá trị, các bạn sẽ biết đó là vùng cung cầu gặp nhau, họ thoải mái trao đổi hàng hoá và tiền với nhau, đó gọi là vùng giá trị, tức là vùng bên mua và bán chấp nhận mua bán một cách thoải mái.
Khi Cầu lớn hơn Cung vì một lý do nào đó, thì giá sẽ tăng, hoặc Cung lớn hơn Cầu vì một lý do nào đó, thì giá sẽ giảm. Cụ thể thị trường nó là một cái thực thể sống, và cung cầu sẽ thay đổi liên tục dựa vào cái bối cảnh trong thời điểm hiện tại, chứ nó không phụ thuộc vào quá khứ.
Ví dụ như trong thời gian vừa rồi, chúng ta thấy giá sầu riêng tăng rất mạnh, đúng không nào, đó là do thị trường Trung Quốc mở cửa nên nhu cầu rất là lớn, giá tăng vọt. Nông dân thi nhau trồng sầu riêng, điều này sẽ dẫn tới nguồn cung bắt đầu tăng lên, và giá sẽ giảm trở lại. Ví dụ cụ thể như thế này để bạn hiểu rằng thị trường nó là một thực thể sống và nó đi theo cái bối cảnh hiện tại chứ nó không có phụ thuộc vào quá khứ, các bạn nhớ như vậy nhé.
Đánh giá cung cầu bằng PTCB & PTKT
Để mà đánh giá cung cầu thì chúng ta có rất nhiều cách để đánh giá, chúng ta có thể đánh giá bằng PTCB hoặc PTKT. PTCB thì nó rất là khó và nó mang tính vĩ mô, nhìn trong dài hạn chứ không thể nhìn trong ngắn hạn được, giống như trong bài Wyckoff 01 đã hướng dẫn cho các bạn về nguồn cung tiền, nguồn cung tiền nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ giá hối đoái và ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tài chính.
Khi mà NHNN in tiền, thì có nghĩa là nguồn Cung nhiều, thì sẽ gây lạm phát và giá cả nó sẽ tăng. Còn để nói về chính sách tiền tệ, thì mình không thể chỉ nói về lãi suất, mà nó sẽ có rất nhiều công cụ, trong đó có 3 công cụ phổ biến mà ngân hàng nhà nước sử dụng để điều chỉnh nguồn cung tiền: thứ nhất là nới lỏng lực lượng, hay còn gọi là các gói QE, thứ 2 là tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc của các Ngân hàng thương mại, cái thứ 3 là chiết khấu lãi suất cho các ngân hàng thương mại. Đó là 3 công cụ chính để có thể điều chỉnh nguồn cung tiền ở trên thị trường, và ngân hàng nhà nước cũng không thể tự ý in tiền ra được, tại vì khi in nhiều quá, nguồn cung nhiều sẽ gây ra lạm phát, mà nếu không kiểm soát được thì nền kinh tế sẽ sụp đổ, giống như Agrentina, hay Venezuela trong thời gian vừa rồi, lượng in tiền quá lớn, và người dân đã mất lòng tin về đồng tiền, ngay cả nước ngoài cũng mất lòng tin về đồng tiền của họ, thì tự nhiên cái đồng tiền đó không còn giá trị nữa, nền kinh tế đó sẽ sụp đổ.
Cho nên không phải nhà nước thích in tiền là in, mà nó sẽ phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, ví dụ như mình nói lạm phát tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, thì có nghĩa là mình đang in tiền nhiều hơn bình thường. Để mà đo tốc độ tăng trưởng kinh tế, thì công cụ cụ thể nhất là dùng GDP quốc nội, nó liên quan đến phân tích cơ bản, nếu như bạn thích học về phân tích cơ bản thì sau chuỗi bài Wyckoff , Mr. Ben sẽ hướng dẫn nhé.
Đối với thị trường ngoại hối, mình nhớ là nguồn cung tiền là do nhà nước và ngân hàng trung ương kiểm soát, nó là một thực thể rất lớn và khó bị chi phối, cho nên nói Thị trường Forex là thị trường ít bị Cá Mập chi phối nhất thì cũng đúng, nhưng mà vẫn có nhé.
Còn thị trường chứng khoán thì nguồn cung là do những người quản trị công ty, cổ đông lớn nắm phần lớn nguồn cung. Nếu những cổ đông lớn đó bán cổ phiếu của họ ra thị trường thì nguồn cung sẽ trở nên quá lớn, chắc chắn sẽ làm lũng đoạn giá của cổ phiếu đó. Cho nên là để tránh cái việc đó, thì Quốc Gia nào cũng sẽ có qui định là nếu một cổ đông lớn nào muốn bán cổ phiểu thì buộc phải đăng ký trước, cho nên là trong thời gian vừa rồi, nhất là ở Việt Nam mình, có những cá nhân bán cổ phiếu mà không có đăng ký trước, hay còn gọi là bán chui, thì bị bế đi hết rồi nhé.
Còn trong thị trường Coin, thì các bạn biết là nó không có bị một tổ chức nào quản lý, cho nên là nó bị làm giá khủng khiếp, và có những dự án mà chủ dự án bán hết tất cả các coin họ nắm giữ để người ta scam, hay còn gọi là exit scam, cho nên là khi các bạn giao dịch trên thị trường coin thì nó rất là nguy hiểm nếu như mà các bạn thiếu hiểu biết.
Trong 3 thị trường này, Ngoại hối (Forex), Chứng khoán, và Bitcoin, xếp theo độ an toàn nhất thì đó là Thị trường ngoại hối (Forex), sau đó rồi mới tới thị trường chứng khoán, và cuối cùng là thị trường Coin.
Nói thêm một chút về TTCK, là cái nguồn cung nó có thể tăng thêm do phát hành thêm cổ phiếu, hay Doanh nghiệp bán thêm trái phiếu để huy động vốn, thì cái đó cũng rất là nguy hiểm. Trong thời gian vừa rồi, các bạn biết một số Doanh nghiệp lớn ở Việt Nam phát hành trái phiếu và không có khả năng chi trả lãi suất, thì các bạn hiểu đó là in trái phiếu (in tiền) nhiều quá vượt khả năng vốn có của doanh nghiệp, điều đó sẽ gây ra lạm phát làm cho Doanh nghiệp đó bị sụp đổ.
OK, nói sơ qua một chút để bạn hiểu sơ về Phân tích cơ bản là như thế nào, còn ở đây chúng ta sẽ chủ yếu đánh giá Cung – Cầu dự trên Phân tích kỹ thuật.
Như vậy, đánh giá Cung-Cầu dựa trên Phân tích kỹ thuật là như thế nào ?
Limit Order & Market Order
Giá di chuyển do cung cầu, cung cầu được đưa vào thị trường thông qua 2 loại lệnh là Limit order (lệnh giới hạn) và Market Order (lệnh chủ động)
- Lệnh giới hạn (Limit Order): đóng vai trò làm giá dừng lại
- Lệnh chủ động (Market Order): đóng vai trò làm cho giá di chuyển.
Các bạn biết khi tham gia vào thị trường tài chính, thì chúng ta có 2 cách để tác động vào Cung-Cầu, đó là 2 cách mà chúng ta có thể tham gia vào thị trường, thì bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào muốn tham gia vào thị trường, thì đều phải đặt lệnh trên thị trường. Thì giá di chuyển là do Cung-Cầu, nhưng mà Cung-Cầu được đưa vào thị trường thông qua 2 loại lệnh, đó là lệnh Limit Order (lệnh giới hạn, hay là lệnh pending) và Market Order (lệnh chủ động).
Các bạn sẽ thấy có rất nhiều loại lệnh pending order, như là Buy Market, Buy Limit, Buy Stop, Buy Stop Limit, Sell Market, Sell Limit, Sell Stop, Sell Stop Limit, thì đó là những lệnh chờ khác nhau, nhưng mà qui lại khi kích hoạt thì nó chỉ ở 2 trạng thái thôi, một là lệnh giới hạn Limit, hai là lệnh Market. Cho nên mình có thể túm gọn lại, Cung – Cầu tác động vào thị trường chỉ bởi 2 loại lệnh , một là Limit Order, hai là Market Order.
Trong TTCK hay thị trường Coin thì các bạn thấy rất là rõ nguồn cung và nguồn cầu, nó được thể hiện ở trên Order Book, nhưng mà trong thị trường Forex thì các bạn sẽ không thấy được, đó là một cái thiệt thòi cho các bạn giao dịch Forex, thì bây giờ nó có một cái giải pháp thay thế là các bạn sẽ mua data của thị trường Future, thì nó gọi là Heat Map, cái này thì các bạn phải trả phí, dựa vào cái này bạn có thể thấy được Order Book (sổ đặt lệnh), nhưng mà cái sổ đặt lệnh này của data Future nó chỉ chiếm khối lượng khoảng 15~20% tổng giao dịch của thị trường Ngoại hối, cho nên nó cũng chỉ mang tính chất đại diện thôi chứ nó cũng không có thể thay thế hoàn toàn được.
Và có một cái mà các bạn phải chú ý là, không phải các bạn trả phí Heatmap, xem được Order Book thì các bạn đánh sẽ thắng nhé, trên thị trường Coin thì cái Order Book này nó hiện sẵn lên đó, và thị trường chứng khoán nó cũng hiện sẵn lên, mọi người ai cũng thấy nhưng đâu phải ai đánh cũng thắng, cho nên là các bạn đừng có nghe “thầy bà” nào dụ dỗ nhé, đi học những chương trình về Heat map không khác gì các bạn đọc Order Book trong Binance.
Trên Binance thì Order Book nằm ở đâu ?
Cung cầu thì nó sẽ bị tác động bởi 2 loại lệnh là Limit Order và Market Order. Thì lệnh Limit Order sẽ làm cho giá dừng lại, lệnh Market Order làm cho giá di chuyển.
Khi chúng ta phân tích Cung-Cầu trên biểu đồ, đa phần là các bạn tập trung vào các diễn biến giá ở trong quá khứ, tức là phân tích giá ở trên chart. Nhưng mà thực ra các bạn hiểu một điều là những cái mà nó đã ghi nhận trên Chart, có nghĩa là nó đã diễn ra, đây là những lệnh đã được khớp giữa bên mua và bên bán ở trong quá khứ, mà các bạn biết rồi đó, quá khứ thì không có giá trị quyết định tới tương lai, nhưng mà đa phần là các bạn cứ nhìn trên chart để phân tích và bắt giá nó phải chạy theo cái cản này tới cái cản kia, cái điều đó là không đúng.
Nếu như các bạn biết sử dụng Order Book, thì các bạn có thể thấy những mức cản lớn trên đó, những lệnh Limit Order chờ sẵn với khối lượng khổng lồ so với khối lượng rất bé của lệnh Market Oder. Thì chính những Limit Order lớn đó mới chính là những cái cản, hay còn gọi là vùng Supply / Demand, thì các bạn phải dùng Order Book này các bạn mới có thể xác định vùng Supply / Demand chính xác để giao dịch, chứ không phải cùng Supply/Demand là vùng đỉnh / đáy trong quá khứ ở trên Chart, đừng có nhầm lẫn chỗ này nhé.
Và có 1 điều nữa mà các bạn cần phải chú ý, là những cái lệnh Limit Order là do cá nhân hay tổ chức nào đó đang đặt mua hoặc đặt bán ở trên đó, và người ta hoàn toàn có thể huỷ nó bất cứ lúc nào, như vậy thì cái nguồn Supply / Demand nó cũng thay đổi liên tục dựa vào cái bối cảnh hiện tại, chứ không phải nó cứ nằm im chờ sẵn ở đó để mà nó hình thành 1 cái Supply / Demand cho các bạn đánh theo. Cho nên là các bạn cũng phải luôn có một cái tư duy là chúng ta liên tục đánh giá Cung-Cầu và nhìn vào tất cả những cái gì chúng ta thấy, chứ không phải là cứ xác định một cái Cản ở đó thì nghĩ tới đó giá nó sẽ quay đầu là không có đúng nhé.
Nó có giá trị, và giá trị như thế nào thì bây giờ bạn sẽ được biết
Supply Demand Zone – Vùng Cung Cầu
- Vùng Cung: là vùng tạo đỉnh trong quá khứ, nơi mà cung đã hoàn toàn chiếm ưu thế làm cho giá giảm xuống
- Vùng Cầu: là vùng đáy trong quá khứ, nơi mà cầu hoàn toàn chiếm ưu thế làm giá tăng lên.
Vì sao chúng ta lại gọi đó là vùng Cung? Thì các bạn hiểu thế này, theo qui luật Cung – Cầu thì Cung lớn hơn Cầu thì giá sẽ giảm, đúng không nào? Có nghĩa là tại 1 cái đỉnh trong quá khứ, chính là cái thời điểm mà Cung nó chiếm ưu thế hoàn toàn, hay các bạn hiểu là giá nó gặp phải một lượng lệnh Sell Limit quá lớn, hoặc lệnh Market Order quá lớn mà những người mua người ta không thể mua hết được, cho nên là giá phải giảm xuống. Hay là cái nguồn hàng quá nhiều, người ta muốn bán hết hàng thì người ta phải giảm giá, phải Sale Off, thì giá nó phải xuống thì người ta mới bán được hàng.
Và ngược lại, một cái vùng đáy trong quá khứ thì gọi là vùng Cầu.
Vậy vì sao cái vùng Cung và vùng Cầu này nó có giá trị ?
👇
Tại vì cái lượng unfilled order (lệnh chưa khớp) vẫn còn tồn tại, là lượng hàng hoá mà người ta chưa bán hoặc chưa mua được hấp thụ hết được.
Vì sao giá hay đảo chiều tại Supply / Demand Zone ?
- Tại vùng cung lượng cung dư thưa chưa được khớp lệnh hết (unfilled order) vẫn còn tồn tại, khi giá quay về nguồn cung này tiếp tục bán ra (Limit order) làm cho giá giảm. Thì các bạn hiểu đó là do các lệnh Limit order nó chưa khớp hết vẫn còn nằm ở đó.
- Vùng cung là vùng giá bán hợp lý trong quá khứ, bên bán thêm vào các lệnh bán mới (Market order) khi các điều kiện thị trường vẫn có lợi (invisible supply). Cái Invisible Supply này chúng ta sẽ không thể thấy trên Order Book, vì khi giá đi tới cái ngưỡng đó thì chúng ta mởi nhả cái lệnh Market Order vô.
Và hiện tại, gần như tất cả những cái lệnh Smart Money nó tham gia Bán & Mua đều dùng lệnh Market Order là chính, không có SM dùng lệnh Limit Order nữa, vì Limit Order nó có rất nhiều hạn chế, cái thứ nhất khi SM đặt lệnh Limit Order vô thì cả thị trường đều thấy lệnh đó đang ở mức giá nào kèm khối lượng chờ sẵn là bao nhiêu, điều đó rất là nguy hiểm, vd như khối lượng mua của SM quá lớn, thì retails trader nó sẽ chèn lệnh lên phía trên và nó sẽ mua trước SM, đúng không nào. Tại vì Retails thấy một cái nhu cầu quá lớn, khả năng giá sẽ tăng thì nó sẽ tranh thủ mua trước và khả năng là giá nó sẽ tăng và cái lệnh của SM sẽ không được khớp, cái đó còn hay gọi là chèn lệnh.
Nói đơn giản ví dụ như các bạn làm trong sàn chứng khoán mà có một cái cổ đông nào đó bán ra 1 triệu cổ phiếu, thì các bạn biết chắc chắn là giá sẽ giảm, thì các bạn tranh thủ bán trước, thì cái đó gọi là chèn lệnh ^^.
Thì SM sẽ không bao giờ đặt lệnh Limit để cho Retails thấy vì lỡ các bạn chèn lệnh vô thì SM nó sẽ không khớp được cái giá tối ưu và nó sẽ không thực hiện được cái chiến dịch của nó.
Lý do thứ 2 mà SM không đặt lệnh Limit Order là vì khối lượng giao dịch của nó hiện lên và ai cũng biết, thì nó sẽ thu hút những cái tay chơi khác, ví dụ như có một Cá Voi nào đó đang đi tìm thanh khoản và nó thấy khối lượng của SM thì nó sẽ có những cái chiến dịch ngược lại làm cho SM bị thua lỗ. Cho nên khi các bạn dùng Order Book hay Heat Map, thì những cái lệnh Limit Order mà bạn thấy đó chỉ là của Retail Traders hay là lệnh của Newbie thôi nhé, nó không phải là lệnh của Smart Money đâu, cho nên bạn nào cứ đi học Heat Map rồi nói thấy được lệnh Limit của SM là toang nhé, không có nhìn được đâu. SM nó sẽ dùng adaptive order, và giấu khối lượng hết, không SM nào đặt sẵn cho các bạn thấy nhé.
Như vậy thì vì sao Supply Zone nó có giá trị, là tại vì
Tại Supply Zone có thể tồn tại cả 2 nguồn cung thụ động (limit order, từ những cái lệnh còn xót lại) và chủ động (market order, từ những cái lệnh mới được đưa vào).
Cho nên là khi chúng ta xác định một cái vùng Supply / Demand ở trên biểu đồ thì nó cũng có giá trị, nhưng mà cái giá trị đó là giá trị đoán mò mà chúng ta không thể biết chắc chắn được, tại vì chúng ta không thấy được cái khối lượng tại đó còn bao nhiêu và không thấy được là tại đó SM nó có tiếp tục bán chủ động hay không. Cái đó là cái rất là khó, cho nên Mr. Ben không đánh giá cao các vùng Supply / Demand, hay là những phương pháp giao dịch theo vùng Supply / Demand, lý do thì như nãy giờ đã nói cho các bạn đó.
Đánh giá qui mô cung cầu tại SDz
Như vậy thì những vùng SDz, không phải vùng nào cũng tốt và có giá trị. Có một cách để chúng ta đánh giá vùng SDz mạnh và có giá trị, mà chúng ta đã trao đổi trong bài VSA-01, đó là chúng ta sẽ dựa vào Volume.
Mình hiểu khi mà một giai đoạn có Volume rất là cao, có nghĩa là khớp lệnh giữa bên mua và bên bán rất là nhiều -> khớp lệnh rất là nhiều và sau đó giá giảm thì chứng tỏ nguồn cung rất mạnh -> nguồn cung mạnh thì cái lượng dư cung khả năng nó vẫn còn nhiều, hay là lượng “unfilled order” của bên bán còn nhiều, thì khi lệnh bán còn nhiều như vậy thì khả năng cao là giá sẽ đảo chiều khi nó tiếp cận về.
Cho nên khi chúng ta giao dịch, chúng ta chỉ nên giao dịch tại những cái vùng có Smart Money tham gia, hay là có Vol rất cao, càng cao càng tốt, đó là lý do tại sao Mr. Ben hướng dẫn các bạn xác định vị thế Smart Money dựa vào Volume.
Những phương pháp xác định Supply/Demand mà không dựa vào Volume thì các bạn không đủ thông tin, khả năng thành công nó sẽ thấp, đơn giản như vậy thôi
Order Block – SDz mạnh
Một OB hay SDz mạnh có khả năng cao làm giá đảo chiều có một số đặc điểm sau:
- Giá hình thành SDz với volume cao cho thấy qui mô của Supply Demand
- Quét qua vùng thanh khoản và kích hoạt các Invisible Order của SM. Cái vị trí nào có SM tham gia thì nó sẽ mạnh, cái hành động quét thanh khoản thì thường do SM thực hiện, cho nên tất cả cái vùng SDz nào được hình thành do quét thanh khoản thì tạm thời ta xác định đó là vùng SDz mạnh
- Strong depature: tốc độ di chuyển nhanh hình thành các vùng imbalance cho thấy sự mất cân bằng giữa cung và cầu
- Remove SD, phá được SDz đối diện (phá đỉnh/ đáy đối diện), ví dụ ta thấy SM tham gia vào bán, thì sóng giảm nó phải giảm mạnh phá được cái đáy đối diện trước đó, hay gọi là nó đã đẩy phe mua ra khỏi và hoàn toàn kiểm soát cuộc chơi.
Đó là 4 tiêu chí xác định vùng SDz mạnh có khả năng đảo chiều cao để chúng ta có thể giao dịch được.
Nhưng mà như Mr. Ben nói, cái này là mình đoán mò thôi, chứ mình không thể thấy được cái SDz đó nó còn bao nhiêu lệnh unfilled order, hay là chúng ta cũng không thể xác định được Smart Money nó có tiếp tục bán hay không, tại vì nó sẽ phụ thuộc vào cái bối cảnh hiện tại, nhưng mà Mr. Ben hướng dẫn cho các bạn xác định Order Block có nghĩa là khả năng cao cái SDz đó tiếp tục tác động vào giá, chứ không phải là 100% tác động, cho nên cái thị trường này không có cái gì là chén thánh hết.
FVG – Fair value gap, là gì ?
Là vùng giá mất cân bằng (imbalance) và giá chưa quay về để lấp đầy các unfilled order, các lệnh unfilled vẫn còn tồn tại có khả năng tác động làm giá đảo chiều.
FVG xuất hiện sau SDz xác nhận lực cung cầu mạnh làm cung cầu mất cân bằng đột ngột (SM tham gia – Order Block).
Sau khi có Smart Money tham gia thì giá di chuyển mạnh xuống, giá sau đó test về, nhưng chưa test về thẳng cái OrderBlock phía trên, thì cái vùng khoảng trống này gọi là Imbalance (FVG, Fair Value Gap), là những khoảng trống từ đáy cho tới đỉnh
Nếu mà chúng ta nhìn trên nến thì chúng ta sẽ thấy là 3 cây nến giảm liên tục, các bóng nến này nó hở nhau một khoảng, thì cái khoảng đó gọi là Imbalance (FVG).
Một số người thì dùng cái phương pháp này để xác định một cái điểm Sell, giống như ta thấy 3 cây nến giảm liên tục, thì cái đỉnh của cây nến đó là một vùng bán mạnh, hay là một vùng Supply mạnh, thì họ sẽ chờ về đó để họ đánh, nhưng mà đó chỉ là một ứng dụng nhỏ của Supply/Demand.
Cung Cầu trong xu hướng
Như vậy khi mà chúng ta xác định vùng Cung & vùng Cầu, thì nó chỉ là cái mất cân bằng nho nhỏ trên thị trường thôi các bạn. Nếu chúng ta so sánh thị trường này giống như cuộc chiến giữa bên mua và bên bán, thì vùng Cung & vùng Cầu nó chỉ được xem như là một trận chiến nhỏ, còn cái Xu hướng nó được ví như một cuộc chiến lớn.
Khi các vùng cầu ngày càng cao, chứng tỏ người mua chấp nhận mua giá đắt hơn, người bán chỉ chấp nhận bán khi giá đắt hơn –> xu hướng lúc này là tăng giá.
Nếu Demand càng ngày càng cao, thì xu hướng là tăng giá. Nếu Demand càng ngày càng thấp, Supply càng ngày càng thấp, thì xu hướng là giảm giá.
Như vậy khi chúng ta đánh giá cung cầu trên thị trường, thì chúng ta phải đánh giá 2 thứ, một là vùng Cung – vùng Cầu, hai là xu hướng.
Đánh giá sức mạnh của xu hướng thông qua Volume
VSA có một ưu điểm tuyệt đối so với các phương pháp khác, đó là chúng ta có Volume để xác nhận, một xu hướng tăng mạnh thì các vùng Cầu ngày càng cao, đáy sau cao hơn đáy trước, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, nhưng trong VSA thì nó phải đi kèm với Vol,
Xu hướng tăng mạnh, các vùng cầu ngày càng cao:
- Các vùng cầu được hình thành với Volume lớn, có nghĩa là phe mua chiếm ưu thế tuyệt đối và phe mua rất mạnh
- Các sóng đẩy tăng được hình thành với Volume lớn
- Các sóng đẩy tăng phải kéo dài với tổng Volume lớn, tổng Vol tức là chúng ta cộng khối lượng giao dịch của các sóng đó luôn.
Vì sao chúng ta phải có Volume xác nhận ? Các bạn hiểu đơn giản, nếu một trận chiến xảy ra với qui mô nhỏ, thì không chứng minh được bên thắng cuộc là bên mạnh.
Một cuộc chiến xảy ra với qui mô lớn, bên thắng cuộc với Vol cao thì mới chứng tỏ bên thắng là bên mạnh, thì chúng ta mới tin tưởng để chúng ta đi theo.
Một sóng tăng với Vol nhỏ thì không thể nào so sánh với một sóng tăng mà có Vol lớn được, đó là ý nghĩa của Vol, và thông thường giống như Mr. Ben hướng dẫn cho các bạn, Mr. Ben sẽ xác nhận xu hướng dựa vào cái sóng di chuyển của phiên Mỹ là chính, tại vì phiên Mỹ có khối lượng giao dịch lớn nhất, mình sẽ thấy được Smart Money đang muốn đánh về hướng nào. Nếu bạn thấy 2 ngày liên tục mà giá nó tăng trong phiên Mỹ, thì các bạn hiểu đó là giá sẽ đi vào xu hướng tăng.
Các bạn để ý trên chart, các đáy có Vol cao liên tục sẽ chứng tỏ Smart Money chịu mua với giá cao, xu hướng ngày càng tăng. Và các đỉnh với Vol cao liên tục, chứng tỏ Smart Money đang bán ra với thấp, xu hướng ngày càng đi xuống, đơn giản vậy thôi.
Đó các bạn thấy ưu điểm của phương pháp VSA là nằm ở Volume, khi mà các bạn không hiểu về Vol, không kết hợp được để dùng thì thôi, tốt nhất các bạn nên tìm phương pháp khác để thay thế cho nó đơn giản.
Các bạn lưu ý là các vùng vol cao trong xu hướng tăng là tại các đáy, còn vol cao trong xu hướng giảm là tại các đỉnh, để ý điều này thì các bạn mới không nhầm lẫn vol của xu hướng tăng hay xu hướng giảm.
Dấu hiệu cảnh báo đảo chiều từ Volume
Mình biết là Xu hướng tăng thì đáy sau cao hơn đáy trước, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, nhưng mà sóng tăng đó mà tăng với Vol thấp, có nghĩa là Smart Money nó không còn hứng thú với cái Trend tăng đó nữa, thì thông thường đó là một cái dấu hiệu cảnh báo đảo chiều. Hay là các bạn thấy sau một xu hướng tăng, đột ngột Vol tăng cao lên, thì theo qui luật Cung Cầu, giá tăng sẽ kích thích nguồn Cung, Cầu sẽ giảm, như vậy giá tăng mà Vol tăng lên thì đó là Vol của phe Sell , sau khi phe Sell vào các bạn thấy giá nó dừng lại, hoặc giảm thì mình biết được phe Sell đang nỗ lực tạo đỉnh.
Các vùng cầu ngày càng cao nhưng có những dấu hiệu bất thường:
- Các sóng đẩy tăng được hình thành với Volume nhỏ, không có sự quan tâm của Smart Money trong xu hướng tăng, nhu cầu yếu
- Volume tăng cao đột ngột và biên độ giá rộng (buy Climax) -> Cung tham gia nhiều
- Volume tăng cao đột ngột mà giá không tiếp tục tăng, SM đè giá để bán ra –> Cung mạnh
Nếu giá tiếp tục tăng mà Vol thấp, thì chứng tỏ SM nó không còn hứng thú với cái Trend tăng đó nữa, đó là dấu hiệu không tốt cho xu hướng tăng và cảnh báo đảo chiều. Hay là các bạn thấy, sau một xu hướng tăng đột ngột, Vol tăng cao lên, giá tăng kích thích nguồn cung, thì cầu sẽ giảm, hay có nghĩa là Vol này là Vol của phe Sell. Sau khi phe Sell vào thì giá nó dừng lại hoặc giảm thì nghĩa là phe Sell đang nỗ lực tạo đỉnh.
Chiến trường giữa Cung & Cầu
Giá di chuyển hay không nó phụ thuộc vào hai nguồn Cung Cầu, thứ nhất là nguồn cung cầu đến từ Limit Order, thứ hai là nguồn cung cầu đến từ Market Order. Thì chúng ta hiểu những cái vùng Limit Order nó là vùng cung cầu cố định, và đó là những cái lệnh thụ động, nó nằm ở đó và chờ khớp, còn lệnh Market Order nó sẽ làm cho giá di chuyển. Thì khi giá di chuyển chạm về vùng Supply Demand thì Cung & Cầu nó gặp nhau, khi mà Cung & Cầu gặp nhau thì nó sẽ có khớp lệnh giữa 2 bên. Thì bên Mua thì muốn đẩy giá tăng lên để có lợi nhuận, còn bên Bán thì muốn đẩy giá xuống để có lợi nhuận, hai bên tranh đấu với nhau tại vùng đó, thì đó gọi là vùng tranh chấp, hay còn gọi là chiến trường.
Thì khi mà các bạn thấy Vol tăng lên thì tức là Phe Mua & Phe Bán đang gặp nhau, đang chiến đấu với nhau, thì đó chính là một cái quá trình, quá trình này trong Wyckoff ghi nhận đó là Tích luỹ , hay Phân phối, hay là Tái Tích luỹ, hay là Tái phân phối. Thì giá nó sẽ tiếp tục tăng hay đảo chiều phụ thuộc vào Nguồn Cung hay Nguồn Cầu bên nào mạnh hơn, chứ không phải giá cứ tới vùng Order Block hay tới Supply/Demand thì nó đảo chiều, cái đó là một quan niệm hết sức sai lầm.
Khi giá tiếp cận về một vùng SDz, bên mua và bên bán tiếp cận nhau cuộc chiến giữa 2 bên sẽ nổ ra, vùng khớp lệnh giữa 2 bên gọi là vùng chiến sự. Giá đi tiếp diễn hay đảo chiều phụ thuộc vào sức mạnh bên nào lớn hơn:
- Gía vượt qua cản khi lượng unfilled order (pending order) được hấp thụ hết
- Giá đảo chiều khi lượng unfilled order còn quá nhiều và thị trường không thể hấp thụ hết hay các Invisible SD mới được thêm vào.
Nhiệm vụ của chúng ta là phải đánh giá Cung-Cầu khi 2 bên gặp nhau và tìm xem bên nào là bên thắng cuộc để chúng ta đi theo, đó là qui tắc giao dịch của Mr.Ben, cái điều này sẽ giúp cho các bạn bớt đi rất là nhiều vấn đề nan giải:
Thứ nhất là các bạn không cần thiết xác định quá chính xác vùng Cung-Cầu nó bắt đầu từ đâu đến đâu, tại vì thông thường các bạn đánh theo Supply/Demand là các bạn đặt Limit, giá cứ chạm về vùng SDz thì các bạn đặt Limit để cho nó khớp lệnh đảo chiều thì các bạn thắng, đúng không nào ? Nhưng mà chúng ta không thể biết được bên nào mạnh hơn, khi mà chúng ta đặt lệnh Limit như vậy không khác nào chúng ta đang phó thác cho số phận, cho nên khi chúng ta sử dụng phương pháp này, chúng ta không cần xác định chính xác vùng Supply Demand ở Line 1 hay Line 2 giống như các pp khác người ta dùng.
Thứ hai là các bạn cũng không cần xác định xem giá tiếp cận về SDz lần thứ nhất, thứ hai, hay thứ 3,…Tại vì chúng ta không có đánh giá dựa vào số lần giá tiếp cận, mà chúng ta đánh giá bằng cách dựa vào volume xem bên nào chiếm ưu thế khi giá tranh chấp nhau ở SDz đó, và khi mà chúng ta đánh thế này thì chúng ta cũng sẽ không quá tập trung tìm SDz trong quá khứ, không cần đau đầu xác định cái OrderBlock nó nằm ở đâu, mà chúng ta đơn giản là cứ giá tiếp cận về bất kỳ cái cản nào, có xảy ra tranh chấp thì chúng ta quan sát, chỉ đơn giản như vậy thôi.
Chúng ta không quá phụ thuộc vào những diễn biến đã xảy ra trong quá khứ, tại vì Quá khứ không quyết định được lai, Quá khứ không có ép giá đảo chiều được, các bạn nhớ nhé ! Chúng ta nên tập trung quan sát giá ở hiện tại, Cung / Cầu ở hiện tại mới quyết định được hướng đi tiếp theo của Giá.
Cung mạnh thì giá giảm, cầu mạnh thì giá tăng, đơn giản vậy thôi. Đó là những cái phần Mr. Ben chia sẻ cho các bạn về qui luật cung cầu mà có thể các bạn sẽ không thể tìm thấy ở trong quyển sách nào trước đây. Đây là góc nhìn chưa phải toàn diện và tổng thế, Mr. Ben có những cách chính xác hơn nữa để đánh giá Cung-Cầu nhưng Mr. Ben chỉ cho các bạn khái niệm để các bạn nghiên cứu, tại vì cái này Mr. Ben đang trong quá trình hoàn thiện chứ chưa phải là qui tắc chuẩn 100% để công bố, và mình thấy cái xác suất thành công cao, thấy hợp lý thì các bạn dùng. Còn bạn nào thấy không phù hợp thì có thể bỏ qua nhé.
OK, nếu bạn thấy hữu ích thì hãy chia sẻ cho những người đang cần, cảm ơn các bạn, hẹn gặp lại các bạn trong bài kế tiếp.
- Bài tiếp theo: Phương pháp Wyckoff 03: Qui luật Nguyên nhân & Kết quả – Cách chốt lời với với biểu đồ PnF
Xin lưu ý: Toàn bộ nội dung của bài học này được trích ra từ video của Mr. Ben, các bạn nên xem video gốc bên dưới để nắm bắt thêm những điều mà mình không đề cập.
Đặc biệt, tất cả bài viết và video theo VSA này nhằm mục đích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, không phải là mục đích kêu gọi đầu tư, đây là thị trường đầy rủi ro và bạn nên tự chịu trách nhiệm cho quyết định của mình.
Xem video bài học Phương pháp Wyckoff 02: Qui luật Cung – Cầu