VSA Special Training 01 – Follow the BigBoys – Theo dấu cá mập tài chính (phần 1)

0
136
5/5 - (2 bình chọn)

Cảnh báo!

  1. Đây chỉ là cách sử dụng Volume dưới kinh nghiệm và cách dùng của cá nhân Mr. Ben, đôi khi các bạn sẽ thấy nó không giống trong sách, các bạn sẽ thấy nó có cái gì đó khác, có thể nó sẽ không phù hợp cho tất cả AE, các bạn có thể dùng nó để kết hợp thử nghiệm với phương pháp của riêng mình.
  2. Những kỹ thuật vào lệnh trong buổi training này không phải “CHÉN THÁNH”, nó có xác suất thắng cao nhưng tuyệt đối không phải là chén thánh, các bạn cần backtest thật kỹ và chỉ dùng khi thấy phù hợp với mình.
  3. Tất cả vì mục đích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, các bạn phải tự chịu trách nhiệm với các quyết định của mình.

1. Xác định vùng thanh khoản (liquidity $$$)

Tất cả mọi giao dịch của mình đều ở vùng Liquidity, các bạn nhớ nhé, và đây cũng là khuyến nghị của rất nhiều người dạy về Wyckoff, và rất nhiều Trader chuyên nghiệp người ta cũng sử dụng vùng Liquidity để giao dịch thôi. Trong cấu trúc Wyckoff thì nó sẽ thể hiện dưới dạng SPRING hoặc UTAD, còn trong SMC thì nó sẽ là vùng thanh khoản Liquidity, trong Price Action thì nó gọi là Fakeout (phá vỡ giả),… nó nhiều tên lắm, nói chung thì chúng ta học với Mr. Ben thì chúng ta gọi là “Xiên” cho nó dễ hiểu.

Khi một SDz mạnh được hình thành (hay 1 keylevel mạnh được hình thành) sẽ thu hút nhiều Retails tham gia vào giao dịch khi giá quay trở lại cái vùng đó, và đó là cái phương pháp mà các bạn đã được học trước đây, và rất nhiều pp bây giời giao dịch theo Suply/Demand, giao dịch theo cản, theo Locations, hay theo vùng quá mua, quá bán gì đó…thì nó cũng đều là mua ở vùng Support và bán ở vùng Resistance,

Thì một cài vùng Support/Resistance hay SDz, hay Key Level càng mạnh thì nó càng thu hút nhiều Retails Trader tham gia vào, khi retails trader tham gia vào thì người ta sẽ đặt Stoploss ở phía bên kia cản, thì cái Stoploss SELL đó các bạn, như hình ví dụ bên dưới là tại vùng Supply, nó chính là lệnh BuyStop, khi giá tiếp cận về, thì nó sẽ kích hoạt những lệnh Buy Stop, và đó chính là cái điểm Retails mua lên, gọi là Buy Stop Liquidity

Thì khi mà càng nhiều Retails tham gia thì càng nhiều thanh khoản, cái Buy Stop Liquidity nó càng nhiều, và khi Buy Stop Liquidity nó càng nhiều thì càng thu hút SM vào khai thác cái thanh khoản đó.

Cá Mập tham gia vào thị trường với một mục đích là khai thác thanh khoản, có nghĩa là nó sẽ tìm những người mua ở giá cao, để nó có thể bán ở giá cao, và nó tìm những người bán ở giá thấp, để nó có thể mua vào ở giá thấp, nhưng mà đâu có ai ngu đi mua ở giá cao mà bán ở giá thấp đâu phải không các bạn, ai cũng muốn mua ở giá thấp hết, đúng không các bạn ? Vậy ai sẽ là người bán ?

Thì chính cái lệnh Stoploss của các bạn là thanh khoản, cái lệnh stoploss sell của các bạn chính là buy ở giá cao, và chính cái lệnh stoploss buy là sell ở giá thấp, các bạn hình dung ra chưa nào ?

Thì túm lại, chúng ta muốn giao dịch theo dấu chân của cá mập, thì chúng ta nên tìm những vùng thanh khoản để chúng ta giao dịch, chứ chúng ta không giao dịch theo cách cũ, là giao dịch tại Supply/Demand hay KeyLevel, các bạn nhớ như vậy ha.

Đó là ý đầu tiên mà các bạn cần phải nắm.

Câu hỏi triệu $:

Như hồi nãy đã nói là tại SDz thì sẽ thu hút nhiều Retails Trader tham gia vào, đúng không nào ? Như vậy thì dựa vào cái gì để chúng ta biết là khi giá tiếp cận về thì Retails có tham gia ?

Nó đơn giản lắm các bạn, các bạn hiểu thế này, khi mà giá tăng cao mà Vol tăng lên, thì đó là dấu hiệu tham gia của phe Sell, như vậy nếu như mà giá tiếp cận về SDz, thì khi retails tham gia vào chắc chắn Vol nó sẽ tăng lên.

Sau 1 đợt tăng giá mà các bạn thấy Vol tăng lên, tức là khi giá chạm về SDz mà Vol tăng lên, thì đó chắc chắn là Retails tham gia vào bán. Tại vì nếu như mà không có người bán thì không có sự khớp lệnh giữa 2 bên thì vol chắc chắn nó sẽ không tăng.

Và làm sao biết Retails tham gia nhiều hay ít ?

Đơn giản là Vol càng cao thì Retail tham gia vào càng nhiều, khớp lệnh giữa 2 bên càng nhiều, đơn giản như vậy thôi.

2. Dấu hiệu tham gia của Retails và SM

Vol tăng lên thì nó sẽ chia làm 2 cái vùng

  1. Volume tăng lên khi giá chạm về vùng SDz –> Retails vào bán tại Supply, tại vì Retails thì thường sẽ giao dịch tại Hỗ trợ / Kháng cự, cho nên nếu mình thấy Vol tăng lên tại Hỗ trợ/Kháng cự thì xác nhận Retails tham gia vào. Như vậy Vol tăng càng cao khi giá chạm vào hỗ trợ kháng cự, thì có nghĩa là Retails tham gia càng nhiều, thanh khoản càng nhiều. Thì thanh khoản càng nhiều nó sẽ thu hút Smart Money, lúc này SM sẽ đẩy giá đến vùng $$$ Liquidity để nó lấy cái thanh khoản đó.
  2. Volume tăng lên khi giá tiến về vùng Liquidity –> SM vào bán tại $$$ Liquidity. Khi mà Vol tăng lên mà không phải tăng lên ở vùng Supply Demand, mà tăng lên sau khi nó phá qua khỏi SDz, có nghĩa là vol tăng lên tại vùng Liquidity, thì đó là dấu hiệu Smart Money vào để lấy thanh khoản.
  3. Nếu như Vol tăng lên tại vùng Liquidity, xác nhận SM tham gia vào, thì Giá phải bị chặn lại, SM tham gia làm cho giá không thể tiếp tục di chuyển, các mô hình VSA sẽ xuất hiện: Climax, Up/Down Thrust, Bag Holding, Two bar Reversal, Top/Bottom Reversal…
    • Thì để chúng ta xác định những cái mô hình đó lại vùng Liquidity, những mô hình đó bản chất là Vol cao + giá dừng lại, đúng không nào? Tất cả các mô hình đó đều giống như vậy, khi Mr. Ben hướng dẫn cho các bạn thì chia ra làm nhiều bài nhưng mà tất cả mô hình đó đều có 2 đặc điểm chung: Vol cao + giá phải bị chặn lại, đó là dấu hiệu gom hàng, thì bây giờ ta phải đặt cái dấu hiệu gom hàng tại 1 vùng Liquidity thì giá trị sẽ rất là cao

Đó là phần thứ 2 mà chúng ta phải chú ý khi sử dụng Vol.

3. Kiểm tra lại – Test:

Kiểm tra lại – test: giá kiểm tra lại 1 lần nữa sau khi SM lấy thanh khoản. Đây là cái thứ 3 rất quan trọng mà các bạn cần phải nắm.

Nhiều bạn thấy giá bị chặn lại ngay tại vùng Liquidity thì nhảy vào đánh nhưng thực ra chưa đánh được, đó chỉ mới là dấu hiệu SM tham gia vào chặn giá lại thôi, chứ còn nó chặn được hay không thì chưa chắc, đúng không nào ? Như vậy chúng ta cần có 1 động thái nữa là kiểm tra test lại.

Khi giá tiến về vùng Supply thì Vol tăng lên, nhưng mà giá vẫn tiếp tục tăng, và nó tăng lên tới vùng Liquidity thì Smart Money vào, giá bị đẩy xuống, cái nhịp đẩy đầu tiên thì mình gọi đó là cái nhịp chặn giá thôi, sau đó chúng ta cần 1 nhịp test lại cái vùng SM vào, nếu như test lại đỉnh, test lại vùng SM vào bán, nếu như mà SM vẫn giữ cái vị thế SELL, thì chắc chắn giá sẽ bị chặn lại lần thứ 2, và nó sẽ hấp thụ hết toàn bộ lượng BUY ở phía dưới, dấu hiệu hấp thụ hết là Volume nó sẽ rất là nhỏ, nó tương tự như bài Wyckoff 7 – SPRING, giá sẽ bị chặn lại cho tới khi nào Vol thấp.

Thì khi nào chúng ta thấy giá bị chặn lại ở đỉnh thứ 2 với Vol thấp thì chứng tỏ giá đã sẵn sàng để đảo chiều.

Nếu như Vol tại điểm test vẫn cao, thì có thể giá nó sẽ test lại 1 lần nữa cho tới khi nào Vol cạn,

Như vậy, ở đây có 2 điều mà các bạn cần chú ý,

  1. Bắt buộc nó phải test lại một lần nữa cho tới khi Vol cạn, và giá bị chặn lại, SM nó vẫn giữ vị thế thì cái điểm đánh của chúng ta nó mới an toàn.
  2. Volume thấp đi xác nhận cung cầu đang bị hấp thụ hết (nếu volume tại điểm test lớn có thể sẽ cần test thêm 1 lần nữa)

3 cái mục trên chính là 3 cái chìa khoá để các bạn có thể dùng phương pháp VSA hiệu quả.

Bí kíp “kẹp nách” khi giao dịch với vùng $$$ Liquidity

  1. Xác định vùng Liquidity mạnh: SDz hay Keylevel càng mạnh thì càng thu hút nhiều Retail tham gia -> càng nhiều thanh khoản -> thu hút SM
  2. Xác định sự tham gia của Retails: Volume bắt đầu tăng lên khi giá tiếp cận về vùng SDz, khi giá chạm về vùng SDz thì chúng ta phải thấy retails tham gia vào, để xác nhận có nhiều Liquidity, chứ không phải cứ xác định 1 cái vùng trong quá khứ xong nói ở đó có nhiều Liquidity, nếu mà nhiều thì chúng ta phải thấy Retails nó vào
  3. Xác định sự tham gia của SM: Sau khi retails vào thì giá không đảo chiều mà bị đẩy tới vùng Liquidity, Volume bắt đầu tăng lên và giá bị chặn lại tại vùng Liquidity, thì đó mới là dấu hiệu SM vào
  4. Kiểm tra lại – Test: Sau khi SM vào rồi thì phải thấy SM nó giữ vị thế, giá kiểm tra lại 1 lần nữa vị thế của SM (test thành công). Nếu SM bảo vệ bị thế, giá sẽ bị chặn lại và cung cầu bị hấp thụ hết (volume thấp).
    • (có thể test nhiều lần cho tới khi cung cầu bị hấp thụ hoàn toàn)

Kết hợp 4 yếu tố này lại với nhau thì nó thành 1 cái setup để chúng ta giao dịch

1 setup cơ bản dựa trên Volume

  1. Tìm vùng Liquidity: có thể là SDz hoặc là KeyLevel hay là bất cứ vùng nào các bạn cho rằng ở đó có nhiều Liquidity $$$, thông thường Mr. Ben dùng Key Level hoặc SDz có Vol cao.
  2. Khi giá chạm về vùng SDz / Keylevel thì chúng ta phải thấy Vol tăng lên để xác nhận có nhiều Retails tham gia vào
  3. Giá đẩy đến vùng Liquidity và Vol tăng lên, giá bị chặn lại. Sau khi giá bị chặn lại thì nó sẽ đạp 1 nhịp đầu tiên, thì thông thường Mr. Ben thấy các bạn vào giao dịch tại thời điểm này, nhưng mà giao dịch ở đó hơi rủi ro, chưa an toàn.
  4. Chúng ta phải chờ nhịp test thứ 4, cho tới khi nào chúng ta thấy Vol thấp, khi nào test thành công thì thị trường nó đã sẵn sàng đảo chiều, thì lúc này chúng ta tìm điểm vào lệnh bằng bất cứ phương pháp gì chúng ta biết: có thể là phá trendline, mô hình nến đảo chiều, hay một cấu trúc nhỏ,… cái gì cũng được, tại vì lúc đó nó đã sẵn sàng rồi, chờ kích hoạt 1 cái là giá nó sẽ chạy một mạch

Đó là 4 bước để có 1 setup cơ bản dựa trên Volume và Liquidity.

Mr. Ben chỉ đánh khi nó test thành công, thì vào lệnh nó mới an toàn, nhiều khi nó test thất bại thì mình tránh được 1 lệnh thua, hoặc là nó test nhiều lần mình cứ đặt SL sai là nó quét Stoploss liên tục rồi lại đi đúng dự đoán, điều này rất ức chế và tạo tâm lý xấu. Cho nên Trade để thực sự kiếm tiền, thì luôn luôn chúng ta chọn giải pháp an toàn, mình tránh những cái mạo hiểm không đáng có.

Nơi tìm kiếm những tín hiệu giao dịch

Chúng ta sẽ tìm kiếm những tín hiệu giao dịch ở khu vực nào ?

Chúng ta sẽ tìm tín hiệu giao dịch tại vùng Liquidity, vùng Liquidity nó có thể là 1 Supply/Demand, nó có thể là 1 Key Level.

Còn trong phương pháp Wyckoff mà các bạn học nó sẽ là 1 cái Trading Range. Như vậy khi mà các bạn xác định được TR rồi, thì các bạn có thể tìm 1 cái điểm đánh, cái điểm đánh trên TR thì đó là Upthrust Action (UA), cái điểm đánh ở phía dưới TR thì đó sẽ là cái điểm Downthrust (SOW).

Như vậy khi mà bạn hiểu cách đánh này thì bạn không phải chỉ đánh ở trong Phase C, chúng ta có thể đánh ngay từ phase B, tìm tín hiệu giao dịch tại biên của Trading Range, tại UA, SOW từ cả trong phase B tới phase C

OK, hôm nay hướng dẫn cho các bạn 1 setup cơ bản như vậy, các bạn cứ ứng dụng thật là nhuần nhuyễn và lần tới Mr. Ben sẽ hướng dẫn cho các bạn các setup nâng cao thêm.

Cái điều cần bây giờ của các bạn, là các bạn cần làm một cái checklist 1-2-3-4 điều kiện như mẫu hình, sau đó các bạn backtest lại thật là nhiều để xem cái khả năng thành công là bao nhiêu %, tiếp sau đó là các bạn phải làm bài tập nhiều và trade DEMO nhiều để các bạn có thể dễ dàng nhận thấy nó ở trên Chart, sau khi các bạn làm 2 bước đó rồi thì hãy bắt tay vào giao dịch.

Mr. Ben không khuyến khích các bạn học xong thì mở TK giao dịch ngay mà phải backtest để nhớ kỹ, chứ bây giờ học là một chuyện, trên chiến trường thực lúc nhớ lúc quên 4 điều kiện thì làm sao mà trade được, cho nên các bạn cứ từ từ, không việc gì phải vội.

Đây là 1 setup mà Mr. Ben rất thích và sử dụng rất nhiều với cách đánh này, cảm ơn các bạn , hẹn gặp lại các bạn trong các buổi sau.