Hello ! Xin chào các bạn, ngày hôm nay chúng ta sẽ học tiếp bài 7 của Wyckoff – Kỹ thuật vào lệnh trong phase C. Bài này có thể là bài mà chúng ta mong chờ nhất sau khi trải qua các nền tảng lý thuyết của phase A & phase B. Trong bài này thì chúng ta sẽ tìm điểm để vào lệnh theo Phương pháp Wyckoff và cụ thể là trong Phase C.
Trước khi vào phase C thì chúng ta ôn lại một xíu trong phase A
và phase B
Bạn sẽ thấy Vol sẽ rất thấp trong phase B, nếu trong phase B mà vẫn thấy Vol cao thì bias của chúng ta là chờ cho đến khi nào Vol nó thấp hẳn vì khả năng là phase B nó sẽ còn kéo dài. Thời gian hình thành phase B thường kéo dài hơn Phase A, tất nhiên là trong một số trường hợp đặc biệt thì nó sẽ ngắn hơn, nhưng mà đa phần là phase B sẽ kéo dài hơn phase A, đây là 1 đặc điểm thú vị và quan trọng để xác định khi nào thì giá sẽ bước vào phase C.
VD như nếu chúng ta thấy thời gian hình thành phase B nó chưa đủ dài thì chúng ta chưa nên xác định phase C tiềm năng, ít nhất chúng ta thấy thời gian hình thành phase B nó phải ngang bằng phase A thì khả năng giá nó mới bước vào phase C, thì cái đặc điểm này Mr. Ben thường dùng để xác định Timing, các bạn có thể áp dụng thử.
Khi mà hoàn thành Phase A, Phase B thì sẽ đến Phase C, trong Phase C có 1 sự kiện rất quan trọng là sự kiện Rũ bỏ (Spring / Shaking)
Sự kiện rũ bỏ (Spring / Shaking)
- Là sự kiện mấu chốt mà các nhà giao dịch theo phương pháp Wyckoff chờ đợi. Tại vì tất cả những điểm đánh của chúng ta bắt đầu từ sự kiện Spring này.
- Không có sự kiện nào củng cố cho phân tích của chúng ta hơn sự kiện này, nếu chưa có sự kiện Spring này thì không có cơ sở gì để khằng định phase A, hay phase B đã hoàn thành, “dưới góc nhìn của tôi (Ruben), tôi đánh giá đây là sự kiện quan trọng nhất xảy ra trên thị trường tài chính”. Thường sau khi sự kiện này diễn ra thì giá nó bắt đầu đảo chiều và đi vào một cái Trend rất là dài, nói chung đây là điểm đánh dấu sự đảo chiều của xu hướng đó các bạn, cho nên đây là một sự kiện rất quan trọng.
- Để kỳ vọng sự kiện rũ bỏ tiềm năng xuất hiện, trước đó ta phải chứng kiến hai hành động trong phase A & phase B:
- Xu hướng trước đó dừng lại, dù volume cao hay không cũng được (Phase A), giá phải bước vào giai đoạn đi ngang
- Nguyên nhân qui mô đủ lớn (Phase B), để xác nhận rằng SM đang hấp thụ cổ phiếu. Một là Volume cạn kiện hẳn, hai là thời gian tích luỹ kéo dài.
Sau khi mà chúng ta đã có dấu hiệu trong phase A và phase B thì khả năng là chúng ta mới xác định được Spring tiềm năng, còn nếu mà chưa có phase A & phase B hoàn thành thì đó chưa phải là Spring nha, các bạn nhớ sự kiện đó chỉ nên được đánh nhãn là test trong Phase B thôi, sau khi phase B hình thành thì chúng ta mới có Spring, các bạn nhớ như vậy.
Spring / Shakeout xuất hiện như thế nào trên Chart ?
Chức năng của Rũ bỏ: Loại bỏ những nhà giao dịch sợ hãi ra khỏi thị trường, Đẩy những kẻ khôn ngoan không đúng chỗ ra khỏi thị trường, Tìm kiếm lợi nhuận từ chuyển động giá Spring này. Biểu hiện trên chart dưới 3 dạng
- 1 cây nến (stophunt). Các bạn sẽ thấy giá xuyên ra khỏi hỗ trợ của TR mới, sau đó nó rút râu nến quay trở lại ngay bên trong, giống như chúng ta đã học bài “Xiên trong VSA”, thì nó được xem là 1 cú Stophunt, loại bỏ những người giao dịch sợ hãi ra khỏi thị trường. Tức là nếu như trong quá trình tích luỹ mà chúng ta có mua sớm, thì cú Spring nó sẽ quét Stoploss của chúng ta để đá chúng ta ra khỏi thị trường.
- Gồm 2 cây nến (bear trap). Giá xuyên ra khỏi cản và đóng cửa ở phía bên kia cản luôn, thông thường các bạn sẽ đánh breakout khi giá phá cản, thì đây gọi là bear trap, dụ người bán tham gia vào và những người mua trước đó thì cũng sợ hãi và thoát ra khỏi thị trường. Thì cái dạng 2 cây nến này nó còn có tên gọi là Bear Trap, các bạn xem lại bài VSA.
- Cấu trúc nhỏ, giá hình thành 1 cấu trúc nhỏ tức là giá nó không chỉ xuyên 1 lần mà nó xuyên tới xuyên lui 2 – 3 lần ngay tại điểm Spring.
Chức năng của Rũ bỏ này nó rất là hay ở chỗ Đẩy những kẻ khôn ngoan không đúng chỗ ra khỏi thị trường, tức là trong quá trình tích luỹ mà các bạn khôn ngoan quá, nhảy vào mua sớm quá, gọi là ăn kem trước cổng thì khả năng là bạn sẽ bị đá ra khỏi thị trường trước khi giá chạy đến TP. Trong giao dịch tài chính chúng ta phải kiên nhẫn là vì vậy, chúng ta phải chờ đợi cho Spring nó hình thành xong, Xiên nó hình thành xong thì chúng ta vào lệnh nó mới an toàn, các bạn chú ý tới cái điểm này.
Dấu hiệu nhận biết có Spring / Shake out tiềm năng ?
Có 2 dấu hiệu để chúng ta nhận biết là trong phase B và khi hình thành phase C
- Test trong phase B dưới dạng UA – phe Buy mạnh. Khi giá hình thành ST xong thì giá nó tăng, nếu như vượt khỏi biên trên của TR thì nó sẽ hình thành UA (upthrust action), thì cái UA này nó là dấu hiệu cho thấy phe Mua mạnh, nếu như mà phe mua không đủ mạnh thì giá sẽ không phá lên được khỏi AR, cho nên là nếu như trong quá trình hình thành phase B mà chúng ta thấy có UA, và sau đó giá nó phá biên dưới thì có khả năng trong phase C giá nó hình thành Spring.
- Tóm lại: Nếu như trong phase B mà giá phá biên trên trong quá trình tích luỹ hình thành UA, thì khả năng cao trong phase C giá sẽ hình thành Spring nếu giá nó xuyên thủng biên dưới, đó là một cú Breakout giả, các bạn chú ý điểm này nhé.
- Sau khi giá Break ra khỏi biên dưới trong Phase C, giá quay ngược lại ngay vào TR sau khi phá vỡ thì đó là 1 dấu hiệu quan trọng.
Lưu ý quan trọng: sau Spring tiềm năng, gía phải phá vỡ TR và đi vào Phase D, nếu không có đặc điểm này Spring tiềm năng chỉ được xem là test (đổi nhãn Spring thành ST-B)
Có nghĩa là sau khi xác định được Spring tiềm năng, chúng ta nhớ luôn luôn là “Spring tiềm năng” chứ chưa thể khẳng định đó là Spring, chúng ta chỉ có bias nó là Spring tiềm năng khi mà nó phá biên dưới xong rồi quay vào trong TR, lúc này giá phải đi nhanh và tiến về phía biên bên kia (biên trên), và phá ra khỏi biên trên thì chúng ta mới xác nhận đây là Spring.
Còn nếu như sau Spring tiềm năng mà giá nó không thể vượt lên phía trên và không phá được TR bên trên để đi vào phase D, và phase E, thì chúng ta chỉ có thể xác định cái Spring tiềm năng đó là test trong phase B, thì có thể chúng ta phải đổi nhãn Spring đó thành ST in B (ST-B)
Các bạn thấy trên chart là trường hợp Spring tiềm năng, giá sau đó tiến về biên trên nhưng khá yếu và đảo chiều quay xuống, lúc này Spring tiềm năng không được xác định là Spring nữa mà phải chuyển nhãn sang ST in B, cụ thể phá giả thì chúng ta có thể để là SOW, đó là cái mà các bạn cần chú ý. Trong quyển sách của Ruben cũng hướng dẫn rất rõ là đừng có đánh nhãn sai trong sự kiện Spring.
3 loại Spring tiềm năng ?
- Spring #1 – Shakeout: Xiên với biên độ lớn đi kèm với Volume lớn. Giá vượt khỏi TR rất sâu và quay ngược trở lại TR.
- Spring #2: Xiên với biên độ vừa phải đi kèm Volume lớn. Đây là loại chúng ta hay gặp nhất.
- Spring #3: Xiên với biên độ nhỏ và Volume nhỏ.
Lưu ý quan trọng: Spring loại #3 an toàn nhất và có thể vào lệnh trực tiếp. Spring #3 này nó chỉ xuyên khỏi TR rất nhỏ đi kèm Vol rất nhỏ, cho thấy phe Sell rất là yếu rồi và không còn gì ở phía dưới nữa để quét nên giá không cần phải quét sâu, và đối với loại Spring #3 này, chúng ta có thể vào lệnh trực tiếp ngay khi giá quay lại bên trong TR, và thông thường chúng ta sẽ vào theo mô hình 1 cây nến Dowthrust hoặc 2 cây nến theo mô hình Two Bar Reversal mà chúng ta đã học, ở đây chúng ta sẽ không thấy Vol cao mà rất thấp. Đây là loại tốt nhất và an toàn nhất để chúng ta có thể giao dịch theo Spring này.
Vì sao chúng ta phải chia làm 3 loại Spring tiềm năng này?
Thì để chúng ta biết là đối với loại thứ 3 là chúng ta có thể vào trực tiếp, còn loại thứ 1 và 2 thì nó sẽ không an toàn bằng loại thứ 3 và chúng ta cần phải confirm lại, vậy chúng ta sẽ xác nhận lại như thế nào ?
Kiểm tra sự kiện Spring
- Ngoại trừ Spring #3, các biến thể khác yêu cầu sự kiện này cần phải được kiểm tra (test – spr), vì lúc này Volume vẫn cao cho thấy phe bán vẫn mạnh.
- Nếu chưa có ST-SPR xảy ra chúng ta phải hết sức ẩn trọng vì nó có thể xảy ra trong tương lai.
- Kiểm tra Spring thành công có 2 đặc điểm: Sau khi giá phá khỏi TR, quay vô lại thì nó phải test về cái đáy hình thành Spring đó, và để test thành công thì nó sẽ có 2 đặc điểm
- Volume tại điểm Test thấp hơn đáng kể so với điểm tạo đáy Spring
- Giá tốt nhất không phá khỏi đáy hình thành Spring (đáy sau cao hơn đáy trước, đáy sau vol thấp hơn đáy trước)
Vào lệnh trong Phase C
Vào lệnh khi có Spring tiềm năng:
- Vào lệnh trực tiếp khi Spring #3 (xiên) hình thành với biên độ nhỏ và Volume nhỏ
- Vào lệnh sau điểm Test – spr khi (xiên) hình thành với biên độ trung bình hoặc lớn
- Mẹo: vào lệnh an toàn nhất khi Spring hình thành dưới dạng cấu trúc nhỏ, áp dụng mô hình “Spike and leg” hoặc mô hình “2 đáy” trong bài VSA sẽ đạt hiệu quả tối ưu. Tại vì mô hình “2 đáy” hay mô hình “Spike & Leg” là nó đã có điểm test rồi, các bạn đánh sẽ đảm bảo chính xác. Chỉ có 1 trường hợp duy nhất là chúng ta có thể vào theo nến là khi giá quét ra khỏi Trading range với biên độ nhỏ và không có Vol, thì chúng ta có thể vào trực tiếp theo Nến.
Giá tạo Upthrust Action chứng tỏ phe Mua mạnh, nhưng giá sau đó lại trở về biên dưới, thì có thể đoán được rằng lần trở về này giá sẽ tạo Spring, nên khi giá breakout xuống dưới thì chúng ta không được đánh breakout Sell mà phải có bias chờ giá tạo Spring, sau tó test spring để tìm điểm vào lệnh Buy.
Túm lại, đánh an toàn nhất là chúng ta cứ chờ giá hình thành cấu trúc nhỏ, áp dụng “Spike and Led” hoặc mô hình “2 đáy” để vào lệnh tối ưu. Trong trường hợp đặc biệt Xiên với Vol thấp và quét ra khỏi TR với biên độ nhỏ thì chúng ta có thể vào lệnh trực tiếp theo Nến khi giá đóng cửa ngược lại vào trong TR.
Trong bài tới Mr. Ben sẽ hướng dẫn các bạn vào lệnh trong phase C mà không có Spring, thì nó sẽ đi kèm những đặc điểm khác nữa, hẹn gặp các bạn trong bài tới.
Nếu thấy hay thì nhớ chia sẻ cho những người cần nó nhé, cảm ơn các bạn !