VSA 10: AMA – Ask Me Anything ?

0
80
5/5 - (2 bình chọn)

Chào các bạn, ngày hôm nay sẽ là 1 chương trình AMA, Mr. Ben sẽ giải đáp cho các bạn tất cả những thắc mắc về phương pháp VSA, ngoài ra các bạn có thể đặt những câu hỏi liên quan tới Forex, cùng bắt đầu nhé.

Mô hình 3C là gì ?

Mô hình 3C là một mô hình của tác giả Mark Minervini viết trong quyển: Giao dịch như một Phù thuỷ chứng khoán. Mark Minervini là một nhà giao dịch rất nổi tiếng đương đại và hiện giờ ông vẫn đang giao dịch nhé các bạn.

Mô hình VCP (Volatility Contraction Pattern) là mô hình được viết trong quyển sách mới nhất của ông, mô tả về một quá trình thị trường tái tích luỹ và tái phân phối, nếu các bạn hiểu về Wyckoff thì các bạn nhìn vô sẽ biết ngay, nó tương tự như một mô hình tam giác hoặc chữ nhật, nhưng mà không có những cái điều kiện ràng buộc cụ thể, mà nó đơn giản chỉ là quá trình thị trường nó thu hẹp cái Biên độ, thu hẹp Vol.

Thì các bạn học Wyckoff các bạn cũng biết là luôn luôn bắt đầu một cái quá trình tích luỹ / phân phối với Vol cao, sau đó biên độ giá sẽ thu hẹp dần và cái vol cũng thu hẹp dần, thì đó là mô hình VCP

VCP Footprint có nghĩa là những cái dấu chân của mô hình VCP. Trước tiên người ta sẽ đo chiều cao của sóng (depth), thì đầu tiên chúng ta sẽ thấy có một cái sóng điều chỉnh rộng nhất, như ở đây miêu tả thì thông thường khoảng 30% đối với thị trường chứng khoán, thị trường ck Hoa Kỳ thì thường nó điều chỉnh 30% là nhiều rồi nhé, tiếp sau đó là một cái sóng điều chỉnh tiếp theo khoảng 17%, và tiếp theo nữa là 8% và 3%.

Thì khi mà các bạn nhìn vào những cái đợt điều chỉnh trên thị trường, các bạn sẽ thấy những cái đợt điều chỉnh này trên thị trường có biên độ càng ngày càng nhỏ lại, có nghĩa là thị trường biến động càng ngày càng ít

Giống như mã VIVO – 2007 nó điều chỉnh -31%-17%-8%-3%. Tất nhiên là cái % này nó sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào mã và tuỳ và cái điều kiện thị trường lúc đó, nhưng mà nhìn chung thì các bạn sẽ thấy cái đợt điều chỉnh đầu tiên là lớn nhất, sau đó các biên độ tiếp theo càng ngày càng nhỏ lại.

Và đi song song với quá trình điều chỉnh đó thì các bạn thấy volume càng ngày càng thu hẹp lại, thì đó đúng là mẫu hình VCP.

Cái mẫu hình VCP thì các bạn hiểu nó giống y như tái tích luỹ / tái phân phối, thì Mark Minervini mô tả là nó phải sau một cái xu hướng tăng mạnh. Vì sao nó phải cần 1 xu hướng mạnh trước đó, thì các bạn biết mẫu hình VCP là mẫu hình đánh tiếp diễn, Mark Minervini không đánh đảo chiều và nó phù hợp với thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, các bạn biết là chỉ số Dow Jones, chỉ số SP 500 thì nó luôn luôn tăng trưởng, sau một đợt điều chỉnh thì nó sẽ tiếp tục tăng trưởng chứ nó không bao giờ chết luôn, tại vì cái chính sách tiền tệ của Mỹ luôn bảo hộ cho thị trường chứng khoán, bất cứ một cái sự kiện hay một cú xụt giảm (crash) nào xảy ra thì FED đều bơm tiền để giải cứu, trước đó các bạn có thể thấy là FED mua nợ xấu hoặc làm đủ các kiểu để TTCK phục hồi, cho nên là TTCK sẽ không bao giờ chết nhé các bạn, mà nó chỉ bị bán tháo trong một cái sự kiện nào đó giống như Covid vừa rồi, rồi sau đó nó sẽ tăng trưởng trở lại. Tất nhiên là những cái cổ phiếu hoặc là trong nội tại của nó không đủ mạnh để vực dậy thì nó sẽ chết, nhưng mà tổng thể thì thị trường chứng khoán sẽ không bao giờ chết nhé các bạn.

Như vậy khi chúng ta giao dịch chứng khoán, sau một cú điều chỉnh khoảng 30% như vậy, ta có thể canh mua vào, các bạn có thể dựa vào mẫu hình VCP để chọn cái thời điểm Mua thích hợp.

Còn cái mẫu hình 3-C là một trong những cái biến thể của mẫu hình VCP. “C” là viết tắt của từ “Cheat, nghĩa là gian xảo, kỹ xảo”, thì Mark Minervini mô tả 3-C ở đây có nghĩa là 3 cái cơ hội để chúng ta có thể vào lệnh sớm trước khi giá break khỏi Trading Range. Trading Range ở đây là giai đoạn tái tích luỹ, break ở đây là break ra khỏi đỉnh của giai đoạn Tái tích luỹ nhé các bạn. Thì 3-C nó sẽ cho chúng ta cái điểm vào sớm hơn, cho nên gọi đó là Cheat. Vì sao lại có 3-C mà không phải là 1-C ? Tại vì Mark Minervini mô tả là cái khả năng chúng ta vào lệnh sớm nó có thể có 3 vị trí chứ không phải 1 vị trí. Vị trí đầu tiên là ở đáy của một quá trình điều chỉnh, nó có thể hình thành những cái cấu trúc nhỏ sau một giai đoạn điều chỉnh, thì cái C đó gọi là Cheat ở Đáy. Hoặc nó có thể tăng trưởng trở lại mới hình thành điểm vào lệnh thì đó là Cheat ở Giữa. Và cái Cheat cuối cùng là khi giá tiếp cận về cái đỉnh của Trading Range thì đó gọi là Cheat ở Đỉnh, cho nên chúng ta có 3-C, tức là 3 vị trí mà chúng ta có thể vào lệnh được.

còn nữa…

Để trở thành 1 trader giỏi, những người mới thì cần lưu ý điều gì khi bắt đầu trade ?

Theo Mr. Ben, để trở thành 1 trader giỏi thì nó phải bao gồm 3 yếu tố: Phương pháp & Quản lý rủi ro & Tâm lý giao dịch.

Thông thường thì các bạn tốn rất nhiều thời gian để đi tìm cái Phương Pháp, tại vì trong cái thị trường của chúng ta, kiến thức tạp nham nó quá nhiềuuuuu, những gì các bạn đọc trong sách và các bạn nghe ở trên mạng nó không đủ để cho các bạn hình thành một phương pháp tốt, và nó mang tính chất là Rác nhiều, cho nên khi mà các bạn nghe Mr. Ben hướng dẫn thì các bạn thấy sao mà toàn những kiến thức mới mà trước đấy có thể là các bạn chưa đọc hoặc chưa nghe qua ai nói. Tại vì những cái bạn đọc ở trên mạng nó chỉ mang tính chất thông tin chứ nó không đi sâu vào cái bản chất của vấn đề, giống như 1 cái concept, 1 cái giới thiệu thôi … nên sao mà các bạn dùng nó để hình thành 1 cái phương pháp trade được, đúng không nào ? Cho nên các bạn tốn rất nhiều thời gian để đi tìm cái Phương pháp

Sau khi các bạn tìm được cái phương pháp rồi thì các bạn thử nghiệm và các bạn đánh mà không quản lý vốn. Và cái phương pháp của các bạn thì nó đã yếu rồi mà quản lý vốn còn không có nữa, đi kèm với cái tư duy sai cho nên các bạn cháy tài khoản rất là nhiều.

Và khi mà các bạn cháy tài khoản thì các bạn lại có cái tâm lý muốn phục thù, thì nó càng ngày càng lún sâu vô, thì các bạn không thoát ra được, đó là 1 cái vòng xoáy khiến cho bạn tan nhà nát cửa.

Cái mà quan trọng nhất của 1 trader mới tham gia vào thị trường không phải là Phương pháp đâu các bạn, mà là các bạn phải Quản lý vốn cho thật tốt, tại vì khi các bạn quản lý vốn tốt thì trong quá trình thực hành đi tìm phương pháp, các bạn sẽ không bị mất quá nhiều, và các bạn có sự chuẩn bị tốt thì cái tâm lý của các bạn nó không có bị nặng nề nữa.

Cho nên là các bạn cứ học đi, và đánh với tài khoản demo hoặc vốn nhỏ để thực hành, cứ backtest trước khi có được sự tự tin trên tài khoản thật. Học nó là một chuyện, trong quá trình thực hành nó lại là một chuyện khác, không phải ai cũng trade được đâu các bạn, tại vì cái nghề này nó còn phụ thuộc vào tính cách của các bạn nữa, những người trade mà nóng vội, vô kỷ luật, có tâm lý ăn non hay phục thù thì các bạn sẽ rất là khó thành công. Cho nên cho dù các bạn có tốn thêm nhiều tiền để đi học mà các bạn vô kỷ luật thì nó cũng vứt đi hết.

Trong 3 yếu tố, người ta nói Tâm lý là quan trọng nhất, nhưng mà đó là người ta nói như vậy thôi, khi mà các bạn Quản lý vốn tốt, cái Phương pháp của các bạn tốt, thì Tâm lý nó chả có ý nghĩa gì hết. Tại vì các bạn đánh vào là thắng, thua thì có quản lý vốn 1~2%, thì làm sao nó ảnh hưởng tới tâm lý của các bạn được. Cái tâm lý của các bạn nó chỉ ảnh hưởng khi mà các bạn hoang mang, sợ hãi và không biết mình đang làm gì, đúng không nào ? Còn khi mà chúng ta biết chúng ta đang làm gì thì không có gì chúng ta phải sợ hết. Cái phương pháp của các bạn mà không tốt thì các bạn đi trade mà giống như là đi lên đồng, trade hệ tâm linh, thì sao mà các bạn an tâm được, đúng không nào ?

Cho nên là không có một yếu tố nào là quan trọng nhất trong 3 yếu tố này hết mà nó sẽ tương quan lẫn nhau, nếu các bạn làm tốt 1 thứ thì 2 thứ kia nó sẽ tốt theo, còn nếu các bạn làm xấu 1 thứ, thì 2 thứ kia nó cũng tạch luôn, chả còn giá trị gì hết.

Để hiểu về Cung Cầu thì đọc sách nào ?

Hiện tại, chưa có một quyển sách nào để các bạn hiểu về Cung Cầu một cách hoàn chỉnh, thì đây cũng là một phần rất quan trọng khi chúng ta giao dịch, tại vì Phân tích kỹ thuật thì cái điều quan trọng nhất là các bạn phải đọc được Cung Cầu, thì bây giờ Mr.Ben sẽ gợi ý cho các bạn một số đề tài mà các bạn có thể nghiên cứu, tìm hiểu về Cung Cầu, các bạn cứ chắt lọc mỗi thứ một ít và tự tổng hợp lại thì dần các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan

  • Cung Cầu trên thị trường do ai tạo ra ? Ai kiểm soát nó ? Ai điều khiển nó ? Nói sơ cho các bạn hiểu thế này, Cung Cầu chắc chắn là do người mua và người bán trên thị trường tạo ra rồi, nhưng mà trên thị trường thì nó sẽ chia thành nhiều thành phần tham gia, giống như bài trước chúng ta đã nói là trên cao nhất chúng ta sẽ có Ngân hàng trung ương điều hành tỉ giá, khi mà điều hành tỉ giá thì người ta phải điều hành thông qua thị trường, giống như khi người ta muốn bơm tiền cho TTCK thì người ta sẽ bơm vào đâu ? Bơm vào Ngân hàng, bơm vào những Doanh nghiệp đúng không nào, tức là người ta sẽ tác động vào thị trường chứ không phải là người in một cục tiền xong tự bỏ túi thì nó đâu có giá trị gì, đúng không nào. Như vậy người mà ảnh hưởng nhiều nhất trên thị trường đó là Ngân hàng TW toàn cầu, cụ thể đó là FED, ngân hàng trung ương của Mỹ. Phía dưới NHTW thì có các liên ngân hàng, ….
  • Qui luật cung cầu hoàn hảo và không hoàn hảo.
  • Cầu nhiều hơn Cung thì giá tăng, Cung nhiều hơn Cầu thì giá giảm ? Nhưng mà các bạn phải đi sâu vào, Cầu nhiều hơn Cung nhưng mà Cầu mạnh, Cung mạnh thì Vol thế nào ?….

Người mới nên học cái gì đầu tiên ?

Các bạn nên tìm hiểu thị trường là gì và nó mua bán cái gì, mấy cái này có 1 trang web học về Forex khá đầy đủ về những điều cơ bản mà các bạn có thể tham khảo

Đó là https://www.babypips.com/

Còn về phân tích kỹ thuật, thì các bạn nên học:

  • Lý thuyết DOW (nền tảng của mọi phân tích kỹ thuật, Wyckoff, SMC đều phát triển dựa trên nguyên tắc của Lý thuyết DOW)
  • Sóng Elliot, hiểu về sóng thì các bạn sẽ nắm được Sóng đẩy & Sóng điều chỉnh…nhưng đừng cố đi sâu vào sự phức tạp của nó.
  • Wyckoff, chắc chắn rồi ^^ Wyckoff gần như là nền tảng bổ sung cho Lý thuyết Dow, có thể nói là Wyckoff và Lý thuyết Dow mà song kiếm hợp bích là vô địch thiên hạ. Nói chung các bạn mà hiểu được Wyckoff & Lý thuyết DOW thì các bạn sẽ hiểu được mọi phương pháp đang hiện hữu ở trên thị trường..
  • SMC Concept, các bạn có thể đọc thêm để hiểu, nó là 1 phần nhỏ trích ra từ pp Wyckoff.