Hôm trước các bạn học về cái Vol siêu cao rồi, Vol siêu cao chính là dấu hiệu tham gia của Smart Money. Còn cái dấu hiệu phân kỳ này thì nó quan trọng hơn Vol siêu cao nhé các bạn, cho nên cái bài ngày hôm nay nó rất là quan trọng, các bạn phải chú ý
Nội dung:
- Phân kỳ Volume là gì ?
- Mô hình Stopping volume và cấu trúc tương ứng
- Mô hình Bag Holding và cấu trúc tương ứng
- Các biến thể
- Ứng dụng mô hình phân kỳ volume vào thực chiến
Phân kỳ Volume – Dấu hiệu can thiệp của dòng tiền lớn
Phân kỳ thanh khoản là nỗ lực (Volume) không tương xứng với kết quả (Spread)
Trong VSA thì nó có một cái qui luật là qui luật Nỗ lực – Kết quả, đây là qui luật của Wyckoff, thì mình chưa nói sâu về cái qui luật này nhưng mà cũng nói sơ cho các bạn biết. Trong VSA thì Volume nó đại diện cho nỗ lực của bên mua và bên bán, còn giá (cây nến, biên độ nến) nó đại diện cho kết quả.
Ở hình bên phải, nó cho thấy sự bất thường, Vol rất cao nhưng Nến 2 lại nhỏ hơn Nến 1, nỗ lực rất nhiều nhưng giá không tăng, điều này đồng nghĩa có một sự ngăn chặn ở phía trên, mà trong thị trường tài chính thì các bạn biết chắc chắn là Cá Con (retails trader) không thể nào chặn được giá, thì cái dấu hiệu này chỉ có khả năng là dấu hiệu của Smart Money tham gia mà thôi. Cho nên khi chúng ta tham gia trên thị trường và chúng ta quan sát Nến, mà chúng ta thấy Phân kỳ Volume, có nghĩa đó là dấu hiệu SmartMoney tham gia vào. Nếu những cái dấu hiệu này mà đi kèm với Volume siêu cao, thì đó là dấu hiệu chắc chắn Smart Money tham gia nhé các bạn.
Phân kỳ Volume nó còn có một cái dạng thứ 2 nữa đó là thiếu hụt thanh khoản. Nến 1 là nến tăng vol cao, giá tăng cao bình thường, nhưng Nến 2 thì giá tăng cao nhưng Vol đột nhiên lại sụt giảm, thì đây chính là dấu hiệu thiếu thanh khoản, cũng là 1 cái dấu hiệu có SmartMoney tham gia. Nhưng mà đa phần là chúng ta sẽ ít sử dụng cái dấu hiệu này, chúng ta chỉ sử dụng cái dấu hiệu này trong một cái giai đoạn Breakout trong phương pháp Wyckoff thôi, bạn còn nhớ chứ ? Thì hiện tại trong VSA chúng ta không có sử dụng cái mẫu hình này nhiều cho nên chúng ta chỉ xem cho biết thôi, mình sẽ tập trung dấu hiệu phân kỳ với Vol siêu cao nhé.
Dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản
Cái dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản nó cũng xảy ra khi dấu hiệu SM can thiệp vào trước đó
Sự bất thường:
- SM chặn đà tăng ở nến 2 (phân kỳ volume)
- Nến 3 giá tiếp tục tăng nhưng thanh khoản sụt giảm đột ngột, cho thấy cùng cầu bị hấp thụ hết ở nến 2, giá sẵn sàng di chuyển. Thường sau nến 3 này, Vol nhỏ tương tự No Supply No Demand, thì bạn sẽ thấy giá sẵn sàng chạy nha các bạn, còn chạy lên hay chạy xuống thì chưa nói được nha, tại nó còn phụ thuộc vào bối cảnh.
Stopping volume & cấu trúc sóng tương ứng ?
Mô hình Stopping volume là hình thái khác của mô hình phân phối có Volume tăng dần, đi kèm với biên độ giá giảm dần. Dấu hiệu bất thường khi Giá thì càng ngày càng yếu đi nhưng Vol càng ngày càng cao, đây chính là dấu hiệu mà Smart Money tham gia vào để bán ra.
Mô hình tương ứng của nó là mô hình Nêm, trong sóng Elliot thì người ta gọi tên sóng này là Ending Diagonal (sóng kết thúc xu hướng), trong Wyckoff thì gọi mẫu hình này là SoT (Shortening of the Thrust – SOT – Rút ngắn lực đẩy).
Bạn thấy mô hình Nến và mô hình Biểu đồ có ý nghĩa tương tự nhau. Trong cái Vol của mô hình biểu đồ thì nó khó nhận diện hơn, tại vì các bạn phải tính tổng vol của sóng tạo đỉnh 1, tổng vol của sóng tạo đỉnh 2, tổng vol của sóng tạo đỉnh 3, thì các bạn mới biết là nó có phân kỳ vol hay không, còn nếu chúng ta chỉ check vol ở cây Nến đỉnh số 3, đỉnh số 2, đỉnh số 1 thì gần như là chúng ta sẽ không thấy sự khác biệt nhiều. Do đó khi quan sát phân kỳ volume này thì chỉ có dùng VSA là quan sát dễ nhất, có nghĩa là dùng Nến là quan sát dễ nhất, còn rất khó để quan sát trong cấu trúc. Cho nên bài ngày hôm này là bài rất quan trọng của VSA khi mà nó cho thấy rõ tác dụng của VSA.
Như mấy bài trước thì Mr.Ben thường khuyên là học xong cấu trúc thì bỏ Nến đi, đúng không nào ? Nhưng mà ngày hôm nay khi các bạn học tới cái phân kỳ Volume này thì chắc chắn các bạn phải dùng Nến để quan sát thị trường. Thì không phải cứ bỏ Nến đi đâu các bạn, mà mỗi phương pháp nó sẽ có một cái thế mạnh riêng và chúng ta phải biết cách khai thác để sử dụng nó.
Bag Holding và cấu trúc sóng tương ứng
Bag Holding nó cũng cho thấy sự phân kỳ nhưng mà phân kỳ ở đây nó có một cái đặc điểm khác so với Stopping Volume,
Stopping Volume thì nến sau vẫn tăng cao hơn nến trước và đôi khi sẽ có rút râu ở phía trên, nó giống như mô hình sóng đỉnh sau vẫn cao hơn đỉnh trước, mặc dù SM đã can thiệp, đã vào bán nhưng mà giá nó vẫn còn cố để đẩy qua đỉnh, hay nói cách khác là nó vẫn còn cố để rướn lên, chưa cho thấy sự quyết tâm của SM để ngăn chặn giá.
Còn đối với mô hình Bag Holding này thì sau khi SM tham gia xong thì giá gần như không thể vượt qua đỉnh, điều này cho thấy sự quyết tâm cao và sẵn sàng bán của SM, SM chấp nhận bán bất chấp và bán ngay lập tức. Các bạn chú ý điểm này nhé, có nghĩa là SM thấy thị trường với vùng giá đó là hợp lý rồi là nó bán bấp chấp, nó bán ngay lập tức không cần chờ đợi gì nữa, không cần chờ gom hàng, hay tích luỹ, hay phân phối gì hết, mà nó thấy giá đó là nó bụp luôn.
Thông thường những hành động này là của Commercial, hay là của những Cá Voi, thông thường Commercial tham gia vào thị trường thì người ta không quan tâm tới cái việc gom hàng hay tích luỹ hàng mà người ta chỉ thực hiện để hoàn thành cái hợp đồng thôi, vd như người ta mua 1 triệu $ thì người ta đặt cái lệnh Limit vào, thì giá mà nó chạm cái mức giá đó thì nó tự động sẽ bật ngược trở lại hay mình còn gọi vùng giá đó là vùng Limit order, Mr. Ben hay gọi đó là Wall (tường giá), tại vì giá sẽ không bao giờ xuyên thủng được cái tường đó.
Trong Heatmap thì Mr. Ben mô tả đó là Iceberg order, thì giá cứ chạm cái tường đó là nó sẽ bật !
Lệnh Iceberg (hay còn gọi là Lệnh ẩn) là lệnh mà chỉ một phần nhỏ của tổng khối lượng giao dịch được người tham gia thị trường nhìn thấy. Lệnh này cho phép các nhà giao dịch tổ chức đặt lệnh lớn trên thị trường mà không cần "cho thấy bàn tay của họ". Đây là cách các tổ chức và nhà tạo lập thị trường che giấu ý định của họ và tránh ảnh hưởng trực tiếp đến giá.
Các bạn hiểu đơn giản là Stopping Volume và Bag Holding nó đều là mẫu hình phân kỳ vol và có sự tham gia của Smart Money vào, nhưng mà ở Bag Holding thì nó cho thấy cái sự quyết tâm hơn của SM so với mô hình Stopping Volume. Khi xuất hiện cái mẫu hình Bag Holding thì giá trị của nó sẽ cao hơn.
Sóng tương ứng thì các bạn sẽ thấy nó là mô hình chữ nhật hoặc tam giác, giá không bao giờ vượt được cái đỉnh cao nhất, hình thành cái mẫu hình đó và phải đi kèm với volume cao hoặc siêu cao nhé các bạn.
Các bạn nhớ tất cả mô hình nến của mình thì ngoài No Supply, No Demand, thì còn lại đều đi kèm Vol càng cao thì càng tốt
Các biến thể ?
Các biến thể mà chúng ta có thể thấy của phân kỳ Volume, Phân kỳ 3 Nến (3 nến càng ngày càng ngắn, vol càng cao), Phân kỳ 2 nến đầu (mất thanh khoản), và Phân kỳ xen kẽ. Thông thường chúng ta sẽ thấy 3 cái biến thể này ở trên thị trường, tất nhiên là nó sẽ có nhiều biến thể khác, thay vì xen kẽ 1 nến, thì nó có thể xen kẽ 2 nến, thì cái kỹ thuật đọc nhiều nến như thế này gọi là kỹ thuật Tape Reading,
Nói đơn giản để các bạn dễ hiểu, Tape Rading là chúng ta tìm cái sự hài hoà và cái sự bất thường trong từng thanh nến, và những thanh nến so sánh với nhau, thì ró rất là phức tạp vì nó xảy ra rất nhiều trường hợp. Ở đây chúng ta học 3 mẫu hình này vì đây là 3 mẫu hình quan trọng nên chúng ta học kỹ một chút, còn những mẫu hình ít quan trọng hơn thì các bạn tự tìm hiểu nhé. Nhưng mà trong 1 phương pháp, chúng ta chỉ cần sử dụng những cái có xác suất cao là đủ rồi, còn các bạn muốn chuyên sâu hơn, muốn đọc thị trường rõ hơn, thì các bạn hãy tìm đọc Tape Reading nhé.
Cái mẹo để Quan sát trên biểu đồ là các bạn sẽ tìm những cây nến ngắn dần, sau đó các bạn hãy quan sát Volume
Ứng dụng của Phân kỳ Volume ?
Có 3 ứng dụng của Phân kỳ volume
[1] Mua bán ngay khi xuất hiện Phân kỳ Volume
Khi mà chúng ta thấy phân kỳ Volume, tức là Smart Money tham gia vào thì chúng ta sẽ vào mua / bán ngay tại cái thời điểm đó, chứ không có chờ giá chạy xong test về giống như các mẫu hình trước mà chúng ta đã học. Khi Mẫu hình này xuất hiện thì chúng ta sẽ vào đánh ngay khi nó hoàn thành cái mẫu hình và có 1 nến xác nhận, thông thường chúng ta sẽ chờ cái nến xác nhận đóng cửa để chúng ta Sell / Buy theo cái nến đóng cửa đó. Tại vì mẫu hình thành có thể đóng 2 vai trò chứ không phải chỉ đóng 1 vai trò là đảo chiều nhé các bạn, giống như là Tái tích luỹ trong Wyckoff, mặc dù cái giai đoạn tái tích luỹ đó Vol cũng rất là cao, SmartMoney tham gia vào bán ở trên đỉnh, nhưng mà khi giá nó Breakout lên trên, thì nó sẽ trở thành một cái quá trình hấp thụ, tại vì Cá Mập bán xuống nhưng mà đôi khi lại có Cá Mập lớn hơn mua ngược lên, tức là người đánh ngắn hạn đang bán ra, nhưng người đánh dài hạn người ta vẫn đang mua vào, nên nó mới xảy ra quá trình hấp thụ đó, hay còn gọi là tái tích luỹ hoặc tái phân phối. Thì để đánh an toàn, chúng ta luôn luôn chờ xác nhận, và ở đây là chúng ta xác nhận bằng 1 cây nến tiếp theo, hoặc là chúng ta xác nhận bằng một cái cấu trúc ở khung thời gian nhỏ hơn, tại vì nhìn Nến thì các bạn sẽ không biết nó tái cấu trúc lúc nào cho nên bắt buộc chúng ta chuyển xuống khung thời gian nhỏ hơn để chúng ta tìm cái điểm vào.
[2] Sử dụng Phân kỳ Volume như một Invisible SDz (vị thế của SM) sau khi giá đã hình thành Swing High/Low
Nó hình thành PK Volume xong rồi, giá chạy rồi, thì cái vị trí đó được xem giống như cái vị thế của Smart Money. Tại vì chúng ta học rồi đúng không nào, bất kỳ vị trí nào có sự tham gia của SmartMoney thì đó sẽ là một cái vùng Cung/Cầu mạnh
Vị thế SM sau Phân kỳ Volume
Sau khi phân kỳ volume hình thành và giá tiếp diễn (CP), vị trí có phân kỳ volume được xem là vị thế của SM.
Như đã nhắc các bạn, một cái phân kỳ volume có thể đóng vai trò là tích luỹ, hoặc đóng vai trò là tái phân phối và ngược lại. Cho nên là khi phân kỳ Volume xong thì các bạn không Sell ngay mà bắt buộc chúng ta phải chờ xác nhận. Vd như trong cái trường hợp dưới đây, phân kỳ volume xong giá phá lên trên thì nó lại trở thành cái mẫu hình tiếp diễn, khi giá quay về vùng bị phá thì đó lại trở thành Demand
Cho nên là khi các bạn đánh theo mẫu hình nến ngắn dần, hay còn gọi là mẫu hình Advance Block hay Xe đẩy cơ bản, mà các bạn cứ thấy mẫu hình XDCB mà các bạn nhảy vào đánh liền thì cái đó không đúng nhé. Theo thống kê của con BOT đánh tự động của FXCB viết khi đánh theo mẫu hình XDCB này thì xác suất thành công của nó chỉ 50/50, cho nên các bạn sử dụng nó mà hiểu không tới nơi tới chốn thì sử dụng cũng không có hiệu quả đâu nhen.
Như vậy khi các bạn sử dụng mẫu hình Nến này thì bắt buộc các bạn phải chờ xác nhận của cây Nến tiếp theo, hoặc chờ xác nhận phá cấu trúc, hoặc chúng ta sẽ dùng nó là Supply / Demand sau khi giá đã di chuyển rồi
Sau khi giá phá lên trên, thì vùng bị phá lại trở thành Demand, giá tiếp tục bị bật ngược tăng trở lại như hình dưới
Cảnh báo Breakout giả
PK Volume nó còn có 1 tác dụng nữa đó là để Cảnh báo Breakout giả. Thì các bạn biết khi mà chúng ta xác định được 1 cái vùng sideway và các bạn đánh breakout, hay các bạn đánh breakout qua một cái cản, giá vừa mới break qua cản xong mà nó hình thành 1 cái PK Volume thì điều đó có nghĩa là gì ?
Có nghĩa là khả năng SM đang lấy thanh khoản ở phía trên và các bạn phải sẵn sàng cho 1 kịch bản Breakout giả và giá sẽ đảo chiều. Nếu các bạn có sử dụng các công cụ hiện đại như Bookmap / Heatmap thì các bạn sẽ thấy được Liquidity ở phía trên đó. Nhưng mà nếu các bạn không sử dụng Bookmap & Heatmap thì các bạn vẫn có thể thấy được cái Liquidity đó thông qua cái Phân Kỳ Volume, nếu chúng ta hiểu đủ sâu thì chúng ta không cần các công cụ tốn tiền mà vẫn mang lại cái hiệu quả tốt. Thì phân kỳ Volume là 1 trong những dấu hiệu mà các bạn có thể sử dụng nó để thay thế.
Phân kỳ Volume xuất hiện sau một nến Breakout là dấu hiệu xấu, giá có thể đang lấy thanh khoản để đảo chiều
Sẵn sàng cho một kế hoạch đảo chiều (thay đổi Bias) khi xuất hiện phân kỳ Volume.
Nói chung trong VSA có 2 giá trị rõ rệt mà chúng ta cần phải chú ý, thứ nhất là Vol siêu cao, và thứ hai là phân kỳ Vol, còn lại cấu dấu hiệu khác thì nó ít giá trị, tuỳ theo cái bối cảnh mà nó có sự khác biệt nhau rất lớn. Còn Phân kỳ Volume thì gần như Mr. Ben đã backtest và thấy rằng khả năng nó đi đúng rất là cao.
Cho nên trong VSA, giá trị của Phân kỳ Volume là lớn nhất, các bạn nên tập trung và quan sát nó.
Bạn có thể sẽ lướt qua câu nói này và quay trở lại tô đậm nó, như mình – 1 gã lượn VSA 2 tháng chia sẻ | Mr.Connect
Tông kết VSA 07: Dấu hiệu ĐẢO CHIỀU “Phân kỳ Volume”
- Phân kỳ Volume là gì ?
- Mô hình Stopping volume và cấu trúc tương ứn
- Mô hình Bag Holding và cấu trúc tương ứng
- Các biến thể
- Ứng dụng mô hình phân kỳ volume vào thực chiến
- Giải đáp thắc mắc.
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC TỪ TRƯỚC TỚI NAY
[1] Khung thời gian tối thiểu để xem Phân kỳ Volume ?
Chúng ta chỉ quan sát Vol ở trên khung M15, hoặc M30, đôi khi chúng ta có thể quan sát ở khung M5 trong những phiên mạnh (Mỹ / Âu), tại vì lúc đó thanh khoản của nó cao, thì chúng ta quan sát nó dễ, còn chúng ta không thể quan sát Vol ở trên chart M1, vì nó rất là nhiễu, đôi khi nó sẽ mang lại những cái thông tin sai, nhất là những giai đoạn hình thành đầu phiên.
Trên thị trường Forex, thì nó sẽ đếm dựa trên tick nhảy của giá chứ không phải Volume thực, cho nên vào đầu phiên, khi mà bid / ask nó giãn ra liên tục từ giá ask qua giá bid, từ giá bid qua giá ask, cho nên là các bạn sẽ thấy Vol ở chỗ đó nó rất là cao, nhưng thực ra đó là Vol ảo, các bạn nhớ và chú ý.
Chúng ta sẽ không xem Vol ở đầu ngày, Không xem Vol ở những khung thời gian quá thấp, tốt nhất xem ở M15, M30. Nếu xem trên chart H1 thì cũng được…, còn H4 thì các bạn sẽ thấy nó không có sự khác biệt nhiều, còn từ H4 trở lên thì gần như là mình sẽ không xem Vol đối với thị trường Forex.
Forex nó khác chứng khoán ở chỗ này, đối với chart Daily, H4 trên Forex thì gần như Vol nó tương đương nhau, hiếm lắm cũng có ngày Vol cao vol thấp nhưng mà không đáng kể, còn Chứng khoán thì xem trên chart Daily, H4 trở lên sẽ hợp lý hơn vì số lượng cổ phiếu là có giới hạn, vol theo ngày nó khác nhau là đáng kể vì cổ phiếu có giới hạn, đâu thể muốn in thêm là in, nhiều khi Smart Money tích luỹ xong rồi bạn có muốn mua cũng không được, cho nên Vol của chứng khoán là Vol thực, khác hoàn toàn Forex. Còn Forex, bản chất nó là cặp tiền, tiền thì bao la, muốn in bao nhiêu cũng được, nó không phải là đầu tư giá trị của 1 cổ phiếu mà là đánh theo tỉ giá, vol của nó là số tick thay đổi (tức khoảng giá thay đổi) nên ở Forex, chỉ nên xem Phân kỳ Volume ở khung M15, M30, theo kinh nghiệm của Mr. Ben.
–> Phương pháp VSA trong Forex nó thích hợp để đánh Day Trading hơn chứ không thích hợp để đánh dài hạn.
[3] Khi có Phân kỳ Volume đáy 1 thì chờ điểm 2 là chờ điểm test vol thấp, có chờ Stophunt để đánh không ?
Như đã nói ở trên, có 2 cách để vào lệnh theo PK Vol, các bạn có thể vào lệnh trực tiếp khi nó mới hình thành, thì nó phá cấu trúc là chúng ta vào, còn khi mà nó đã hình thành và nó đóng vai trò như là 1 SDz, thì bạn giao dịch nó giống như SDz bình thường, thì nếu các bạn đánh an toàn các bạn vẫn phải chờ Stophunt, riêng cái trường hợp Bag Holding (vị thế của cá voi) thì khả năng xảy ra Stophunt rất là ít, các bạn chú ý cái đó.
[4] Tại sao No Supply / No Demand lại là điểm có thể vào lệnh ?
No Supply/ No Demand nó chỉ có tác dụng khi mà giá nó test về sau một cú Stophunt, hoặc là sau một cái Climax. Có nghĩa là sau khi mà chúng ta xác định được Smart Money bắt đầu chiến dịch phân phối hoặc tích luỹ hàng hoá thì khi nó test về cần có No Supply / No Demand , còn nếu mà không có những chiến dịch trước nó thì No Supply/ No Demand nó không có ý nghĩa gì hết nhé, phải đúng bối cảnh nha.
[5] Mình sẽ sử dụng khung thời gian nào để mình tìm cấu trúc vào lệnh?
Khi chúng ta xác định được một cái Supply và giá bắt đầu quay trở về các Supply đó, có thể có hoặc không có Stophunt.
Ví dụ như trong hình có Stophunt đi, sau đó nó hình thành 1 cái cấu trúc và nó phá xuống, thì thông thường phá cấu trúc xong bạn sẽ Sell ? Và thông thường đây là một cái cấu trúc ở khung M5, hoặc M1. Khi mà các bạn cố xuống khung thời gian nhỏ hơn để tìm điểm vào lệnh thì vô tình các bạn gặp một cái lỗi, đó là chúng ta vào quá sớm khi mà xu hướng nó chưa đảo chiều (chưa tạo choch trên M15)
Giá có thể chạm về Demand của cấu trúc lớn và đảo chiều tiếp tục xu hướng tăng trước đó
Và các bạn sẽ bị thua nhiều lần nếu giá liên tục tạo những cái cấu trúc nhỏ tại Supply, bạn cứ bán trong cấu trúc nhỏ nhưng giá nó phá xong lại quay về và tăng ngược trở lại.
Thì cái lỗi các bạn gặp ở đây là các bạn đánh khi mà cấu trúc chính chưa bị phá vỡ. Nếu đánh đúng chuẩn Wyckoff thì chúng ta chỉ đánh khi cấu trúc chính bị phá vỡ
Nó phải phá vỡ cấu trúc chính (Choch) , rồi sau đó nó test về, rồi nó phá cấu trúc nhỏ thì chúng ta Sell xuống thì nó mới đúng chuẩn Wyckoff.
Trong Wyckoff thì nó có 1 cái điểm đánh sớm khi mà chưa phá cấu trúc. Đó là trường hợp nó tạo UTAD, giá chưa phá cấu trúc xuống, nhưng mà nó Sideway một thời gian sau đó tạo UTAD thì chúng ta sẽ đánh sớm ngay tại điểm phá cấu trúc của UTAD.
Chỉ duy nhất phương pháp Wyckoff cho phép chúng ta đánh khi giá tạo UTAD mà chưa phá cấu trúc, còn lại tất cả những phương pháp khác là bắt buộc phải phá cấu trúc.
Ví dụ như SMC thì giá cũng bắt buộc phải tạo Choch hoặc tạo BOS rồi sau đó nó test về thì mới được đánh. Hoặc phương pháp sóng Elliot cũng vậy, bắt buộc giá tạo sóng 1, sau đó điều chỉnh về tạo sóng 2 thì mới được đánh
Như vậy câu trả lời cho các bạn, khi các bạn đánh trên chart M15, mà các bạn chuyển xuống khung thời gian nhỏ hơn để tìm điểm vào, thì các bạn sẽ gặp tình trạng nó chưa phá được xu hướng chính trên M15, và nó sẽ rủi ro. Còn nếu mà các bạn đánh mà tín hiệu giao dịch của bạn đồng thuận với việc thoát ra khỏi xu hướng chính thì các bạn đánh nó mới an toàn, các bạn có thể dùng Trendline để xác nhận giá đã thoát khỏi xu hướng chính hay chưa
Đây là một thực trạng mà rất nhiều người gặp phải, họ vẫn quên như thường, tại vì sau khi thấy Stophunt thì ai cũng nóng lòng lao vào tìm kiếm điểm vào lệnh mà quên kiểm tra là giá đã phá cấu trúc xu hướng chính hay chưa (choch ở M15). Các bạn nên chú ý cái này nhé !
Sau khi giá thoát khỏi Trend rồi thì các bạn tìm cấu trúc trong khung thời gian nhỏ hơn để đánh thì nó sẽ an toàn.
[6] Làm sao xác định được Vol đó là Vol Bán hay Vol Mua ?
Các bạn hiểu là chúng ta sẽ không thể xác định Vol đó là của bên Bán hay bên Mua. Khi data Vol thu thập thì nó chỉ thu thập cái tick thôi, xem là giá nhảy lên bao nhiêu, nhảy xuống bao nhiêu lần mà thôi, ngay cả cái Vol của Real bên Future cũng không thể cho biết Vol đó là của bên Bán hay bên Mua.
Ví dụ như trong cây nến đó nó có 100 hợp đồng, thì 50 hợp đồng của bên Bán, 50 hợp đồng của Bên Mua, tổng Vol là 100, còn Vol Delta thì nó tính là 0, cho nên chúng ta sẽ không thể xác định được Vol của cây nến đó là Bên Bán hay bên Mua, bởi vậy chúng ta chỉ có thể dựa vào cái bối cảnh để xác định Vol đó là của bên nào. Thông thường sau 1 xu hướng tăng, Vol đột nhiên tăng lên thì đồng nghĩa bên Bán đang tham gia vào nhiều hơn. Trong bài VSA 03 xác định Buy/Sell Climax có nói rất rõ phần này, các bạn có thể xem lại bài đó nhé.
Các bạn nhớ nhé, chúng ta không thể nào biết Vol của cây Nến đó là của bên Bán hay bên Mua, mà chúng ta phải áp cây Nến đó vào bối cảnh cụ thể để chúng ta dự đoán xem bên nào đang kiểm soát giá, chứ nếu chúng ta biết được Vol của bên bán hay bên mua mà không cần phân tích bối cảnh thì thị trường này quá dễ rồi.
[7] Khi phá cấu trúc thì râu nến có được tính hay không ?
Thì tuỳ bạn nhé, nếu bạn đánh trên chart M1 thì râu nến cũng tính là thân nến, tại vì Line Chart thì nó đâu phân biệt khung thời gian. Bạn hỏi câu này có nghĩa là bạn đang còn mông lung chưa biết đánh thế nào và chưa có nhất quán, thì Mr. Ben đưa ra gợi ý thế này, mình chỉ đánh trên 1 khung thời gian hoặc là 2 khung thời gian duy nhất và mình qui ước, vd như mình đánh trên chart M15 thì bắt buộc phải chờ nến M15 đóng cửa, hoặc đánh trên chart M5 thì bắt buộc chờ M5 đóng cửa, còn trong quá trình nó chạy, nó có thể quét râu lên trên hoặc xuống dưới, thì nếu các bạn vào khi giá chưa đóng cửa thì khả năng các bạn dính cái râu nến đó, dẫn đến giảm xác suất thắng, cho nên tốt nhất là các bạn cứ chờ nến đóng cửa trên cái khung thời gian mà các bạn giao dịch.
Cấu trúc thì cũng vậy thôi, nếu bạn xem cấu trúc trên M5 thì cũng chờ M5 đóng cửa, hoặc xem cấu trúc trên M1 thì cũng phải chờ M1 đóng cửa
Bạn hỏi câu này chứng tỏ nền tảng của bạn đang còn yếu vì dân trade thì không ai hỏi chờ nến đóng cửa hay chờ quét râu.
[8] Vol Bán – Vol Mua = Vol Delta, vậy Vol Delta thể hiện bên Bán hoặc bên Mua chiếm ưu thế ?
Không hẳn nhé các bạn, vol delta nó mạnh hơn hay yếu hơn chỉ thể hiện bên nào đang chủ động, mà chưa chắc bên chủ động lại chiếm ưu thế, giống như Phân kỳ Volume, bên mua chủ động nhiều hơn nhưng giá không thể tăng, chứng tỏ SM đang đè giá, thì chưa biết thằng nào sẽ ăn thằng nào. Cho nên tất cả những cái thông tin về Vol nó không có giá trị nếu chúng ta không kết hợp với Nến và không đưa vào bối cảnh cụ thể, nó không đơn giản là các bạn chỉ nhìn vol cao, vol thấp hay nhìn Vol Delta là đánh được đâu, phải đưa vào bối cảnh, nếu mà không đưa vào bối cảnh thì Vol không có giá trị gì hết nhé các bạn.
Vol Delta thì gần như rất ít người dùng, nhưng mà nó cũng có lợi thế trong 1 số trường hợp, ví dụ như khi chúng ta xác định giá khả năng là phân phối hay tích luỹ thì chúng ta có thể xem Vol Delta. Ví dụ chúng ta thấy bên mua đang chủ động nhiều hơn thì cái bias của chúng ta nghiêng về tích luỹ hơn, mà nếu như bên mua chủ động nhiều hơn đi kèm với cái giá tạo ưu thế cho bên mua nữa thì đó là 1 cái cộng hưởng giúp ích cho chúng ta trong cái trường hợp đó, nhưng mà cuối cùng chúng ta vẫn phải chờ tín hiệu phá cấu trúc hoặc phá mô hình nến thì chúng ta mới đánh được, cho nên Vol Delta chỉ có giá trị để hình thành cái bias (khuyến nghị) thôi.
[9]Lấy VD trường hợp vào lệnh sớm trong Wyckoff
Trên chart đang có 1 xu hướng tăng, theo qui tắc giao dịch của chúng ta là khi đang trong xu hướng tăng thì chúng ta sẽ không bán, chỉ có phương pháp Wyckoff là cho phép chúng ta bán, nhưng mà bán sau khi mà giá sideway và giá đã hình thành 1 cái UTAD (upthrust after distribution), chỉ có Wyckoff cho phép Sell sau khi giá phá cấu trúc tại UTAD (giá side way, sau đó tạo stophunt), đây gọi là điểm vào sớm theo Wyckoff, còn những phương pháp khác thì khi giá đang tăng nó chỉ cho phép mua thôi (SMC, Elliot, Lý thuyết Dow), riêng Wyckoff là cho phép bán trong 1 xu hướng tăng, đây là 1 ưu điểm khác biệt của Wyckoff so với những phương pháp còn lại.
Mình sẽ kết thúc bài hôm nay tại đây, chào và hẹn gặp các bạn trong bài tới nhé !
Xin lưu ý: Toàn bộ nội dung của bài học này được trích ra từ video của Mr. Ben, các bạn nên xem video gốc bên dưới để nắm bắt thêm những điều mà mình không đề cập.
Đặc biệt, tất cả bài viết và video theo VSA này nhằm mục đích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, không phải là mục đích kêu gọi đầu tư, đây là thị trường đầy rủi ro và bạn nên tự chịu trách nhiệm cho quyết định của mình.
Xem video bài học VSA 07: Phân kỳ Volume – Dấu hiệu ĐẢO CHIỀU