Vì sao phải xác định vị thế của Smart Money ?
Vị thế giao dịch của SM là dấu hiệu quan trọng thể hiện sự hiện diện của các tổ chức tài chính lớn khi họ tham gia vào thị trường, theo dõi và phân tích các vị thế này giúp chúng ta có thêm nhiều thông tin quan trọng để:
- Tìm kiếm cơ hội đi theo để gia tăng lợi nhuận trong giao dịch
- Phòng tránh rủi ro đi ngược làm mồi cho “cá mập”
- Chủ động trong việc lập kể hoạch để vào lệnh cũng như chốt lời hợp lý.
Bài VSA 01 là bài rất quan trọng để bước vào bài VSA 02 này, nếu chưa nắm được vị thế của Smart Money thì bạn nên xem lại bài VSA 01 trước khi đi tiếp bài VSA 02 này.
Bài trước: VSA 01: Xác định vị thế của Smart Money
Sau khi Xác định được vị thế của Smart Money thì tiếp theo chúng ta sẽ tìm cách vào lệnh tối ưu, và đó là lý do chúng ta bước vào bài VSA 02: Cách vào lệnh tối ưu với Smart Money.
Nội dung bài VSA 02:
- Phân loại Smart Money theo 3 cấp độ, theo qui mô giao dịch cũng như cách tiếp cận thị trường
- 3 cách vào lệnh
- Giá phản ứng tại Supply Demand như thế nào ?
- Lựa chọn “Style” vào lệnh cho riêng mình
- Điểm chốt chặn và vùng giá hợp lý
- Kết hợp cho điểm vào lệnh tối ưu.
Phân loại Smart Money theo 3 cấp độ dự trên qui mô giao dịch
Những tổ chức “khai thác thị trường” phân loại dựa trên qui mô vốn và đặc điểm
Cấp độ | Qui mô | Đặc điểm | Dấu hiệu trên Chart | Họ là ai ? |
(1) Cá Voi (Institutional Contrarian Investor) | Rất lớn | Giao dịch dài hạn, cần thanh khoản rất lớn, đi ngược với đám đông, hiểu biết sâu rộng, kém linh động. Vì quá lớn nên di chuyển giá rất chậm, mất vài tháng đến vài năm mới thay đổi 1 xu hướng. | Xu hướng W, M Supply Demand W, M | Composite Operator (CO) Warren Buffett PIMCO, Blackrock |
(2) Cá Mập (Institutional Trend Follower) | Lớn | Giao dịch dài hạn và trung hạn, đi theo dấu hiệu của xu hướng, cần lượng thanh khoản lớn, kém linh động, mất vài tuần đến vài tháng để đảo chiều xu hướng. | Xu hướng H4, D1 Supply Demand H4, D1 | Funds Banks Insurance Companies RIAs |
(3) Cá Con (Profesinal Trader) | Vừa và nhỏ | Giao dịch ngắn hạn, vào lệnh nhiều, phí giao dịch vao, khối lượng giao dịch thấp, chiếm số đông trên thị trường, rất linh động | Xu hướng H1, M30, … Supply Demand H1, M30, … | Pro Traders RIAs Small Funds, Banks |
Retail Trader (Dump Money) | Rất nhỏ | Giao dịch ngắn hạn Vào lệnh theo cảm xúc, Hiểu biết thấp, kỹ năng thấp | Không để lại dấu vết gì | Chúng ta |
Bạn thấy mình đang ở trong nhóm nào ? Có phải là Retail Trader ? Những người giao dịch theo cảm xúc và bị mất tiền là chính
Vậy làm sao để chúng ta có thể trở thành Smart Money, câu trả lời chỉ có 1 cách duy nhất là:
NÂNG CAO HIỂU BIẾT & KIỂM SOÁT CẢM XÚC
Đối với chúng ta, những Trader nhỏ, thì chúng ta thường giao dịch trong ngày – Day Trading, chúng ta khó có thể đi theo xu hướng của Cá Mập, Cá Voi được, mà chúng ta chỉ sử dụng vị thế của Cá Mập và Cá Voi để làm điểm tựa để giao dịch theo. Đối với Day Trading, vị thế của Cá Mập / Cá Voi cũng ít khi xuất hiện, nhiều khi trong 1 tháng thì giá mới tiếp cận các vùng vị thế của Cá Mập / Cá Voi được 1,2 lần nên cơ hội đi theo của chúng ta cũng không có nhiều… Vì vậy, chúng ta chỉ nên tập trung vào nhóm số 3 (Cá con), tìm các dấu hiệu trên chart H1, M30, M15 để tìm kiếm cơ hội giao dịch.
3 cách vào lệnh tại Supply Demand
Sau khi xác định được vị thế của SM chúng ta có thể vào lệnh thuận theo SM bẳng 3 cách.
- Limit order: đặt limit ngay SDz, đặt Stoploss phía bên kia SDz
- Candlestick confirm: Vào lệnh khi có nến đảo chiều xác nhận, chờ 1 mô hình nến đảo chiều để vào lệnh.
- Structure confirm: Vào lệnh khi giá phá vỡ cấu trúc xu hướng, chờ cấu trúc đảo chiều để vào lệnh.
Dựa vào thứ tự 1,2,3 thì chúng ta biết ra có 3 cách giao dịch khác nhau tương ứng với 3 nhóm người khác nhau. Nhóm 1 thường phù hợp với người ít thời gian, thích sự đơn giản. Nhóm 2 thì chuyên nghiệp hơn. Nhóm 3 thì chuyên nghiệp hơn nữa và an toàn.
Tương ứng với 3 cách vào lệnh này thì khả năng có lệnh sẽ ngày càng giảm và độ an toàn ngày càng cao. Câu hỏi đặt ra là Bạn là người theo phong cách vào lệnh nào ?
Giá phản ứng tại SDz như thế nào ?
Khi giá tiếp cận về SDz có thể xảy ra 3 trường hợp
Như các bạn thấy, không phải lúc nào giá tới SDz cũng đảo chiều, mà đổi khi nó xuyên qua luôn, tương ứng kiểu 1. Kiểu 2 thì giá sẽ chạm vào SDz thì đảo chiều. Kiểu 3 là kiểu quét Stop Loss sau đó mới đảo chiều.
Như vậy bạn có thể thấy là nếu sử dụng cách vào lệnh theo mô hình nến và cấu trúc thì chúng ta có khả năng giành chiến thắng nhiều hơn.
Lưu ý quan trong khi giao dịch theo Candlestick
Khi bạn giao dịch theo Nến thì nó có một nhược điểm cực kỳ nguy hiểm là nếu như thị trường giằng co ngay tại SDz, rồi sau đó nó mới đảo chiều thì chắc chắn bạn sẽ dính phải một chuỗi thua liên tiếp. Mà điều này thì nó rất là xấu và ảnh hưởng đến tâm lý của chúng ta rất là nhiều.
Cho nên khi bạn sử dụng mô hình nến để xác nhận điểm vào lệnh thì nó có những nhược điểm chí mạng mà bạn cần phải lưu ý, và nó còn nguy hiểm hơn nữa khi bạn giảm xuống những khung thời gian nhỏ hơn để tìm tín hiệu nến. Ví dụ như đang xét khung M15 và chuyển xuống khung M5 thì chuỗi lệnh thua này nó còn có thể tăng gấp 3.
Như vậy làm sao sử dụng nến để vào lệnh an toàn tại SDz. Mẹo nhỏ là hãy bỏ những tín hiệu đầu tiên, đó là chiến thuật thăm dò dầu mỏ, tức là mình sẽ bỏ 1 lấy 2, mình sẽ chỉ đánh từ dấu hiệu nến thứ 2 trở đi, thì xác suất thành công sẽ cao hơn, nhưng đây vẫn chỉ là phương án cứu cánh chứ không phải là phương án tối ưu.
Đối với Mr. Ben, thì chúng ta nên sử dụng cấu trúc để làm điểm xác nhận thay vì chỉ sử dụng nến. Hoặc là chỉ sử dụng nến sau khi Stop Hunt đã hoàn thành để đảm bảo tỉ lệ thắng cao hơn.
Vùng vào lệnh hợp lý
Khi giá tạo cấu trúc tại E1 thì ta có điểm vào lệnh, nhưng đây không phải là điểm vào lệnh hợp lý. Vì giá chưa chạm được Supply và giá chưa được hỗ trợ bởi Supply đó, có nghĩa là những cá mập ở vùng Supply chưa bán thì làm sao hỗ trợ được cho điểm bán E1.
Điểm E2 là điểm bán hợp lý vì nó tạo cấu trúc và nằm tại vùng Supply, nên được hỗ trợ bởi Supply.
Điểm E3 là điểm bán hợp lý vì nó vừa nằm tại vùng Supply và còn thoát khỏi Stop Hunt. Đây là điểm bán rất tốt cho lệnh an toàn.
Điểm E4 là phá vỡ một cấu trúc lớn, nhưng không phải là điểm vào lệnh hợp lý vì nó nằm khá xa vùng Supply cho nên SL lớn, chúng ta rất khó đi đến TP.
Điểm E5 là điểm bán hợp lý vì nó vừa phá vỡ một cấu trúc lớn hơn và nó còn được cản E4 hỗ trợ. Chúng ta chỉ cần đặt SL trên E4 và chúng ta có cơ hội ăn nhiều trước khi giá chạm về Demand.
Điểm E6 không phải là điểm vào lệnh hợp lý vì nó quá gần Demand, giá khi chạm Demand có thể đảo ngược lại nên giá sẽ không chạm được TP
Như vậy, khi bạn quan sát thị trường thì chúng ta phải đánh giá được là cái điểm đánh của chúng ta có hợp lý hay không, dựa trên 3 tiêu chí
Vùng vào lệnh hợp lý là vùng gần với Key Level nhất và có mức Stop Loss tối ưu nhất.
- Được sự hỗ trợ của SDz, càng gần Key Level càng tốt. Khi giá quay về SDz thì Key Level giống như điểm chặn cuối cùng, có Stop Hunt hay không thì Key Level sẽ là mức quyết định, cho nên chúng ta vào lệnh càng gần Key Level càng tốt.
- Cấu trúc vào lệnh phải có SL ngắn để dễ đạt được TP với mục tiêu ngắn, có cơ hội đạt TP mục tiêu dài với tỷ lệ R:R cao.
- Tránh được rủi ro không đáng có khi giá có thể đảo chiều tại SDz đối diện.
Như vậy khi vào lệnh, ngoài việc các bạn phải đánh giá được vị thế của Smart Money, cấu trúc giá, mô hình nến, các bạn phải đánh giá được vùng giá chúng ta đang vào lệnh có hợp lý hay không với Stop Loss ngắn nhất. Tỉ lệ R:R sẽ quyết định rất nhiều đến chuyện thành công của một trader.
Kết hợp phổ biến
Đa phần chúng ta sử dụng vị thế của các cá con, có nghĩa là những SDz với volume siêu cao ở trên khung H1, M30, M15 để chúng ta làm vị thế xác định vùng canh mua/bán. Các bạn nhớ chúng ta không dùng SDz ở trên M5, M1 vì nó rất là nhỏ và dễ bị xuyên thủng, khi giá quay về SDz khung M5, M1 cũng không có phản ứng nhiều. Cho nên chúng ta chỉ sử dụng cấu trúc trên chart M5, M1 để “xác nhận điểm vào lệnh” . Cụ thể là chúng ta sẽ tìm vị thế ở trên chart H1, M30, M15, và chúng ta sẽ tìm một cấu trúc ở khung nhỏ hơn là M5, M1. Thì gần như với cách giao dịch này, ngày nào chúng ta cũng sẽ có lệnh.
- Sử dụng các vị thế nhỏ hơn ở H1, M30, M15 làm “Supply Demand Zone”
- Sử dụng cấu trúc trên M5, M1 để xác nhận điểm vào lệnh
Tip: trong mô hình 2 đỉnh/đáy thì đỉnh/đáy 1 đóng vai trò là SDz. Như vậy khi giá quay về SDz này , thì chúng ta tìm một cái cấu trúc để vào lệnh. Như vậy cái cấu trúc đó nó phải nằm ở một vùng giá hợp lý
Bắt đầu đi vào thực tế để xem lại cách đánh của chúng ta là ổn hay bất ổn nhé:
Bước 1: Xem Chart ở khung M15, ta sẽ thấy một vùng Demand được hình thành với Volume siêu cao.
Theo lý thuyết, khi giá quay về vùng Demand này thì chúng ta sẽ tìm cái cấu trúc nhỏ hơn để chúng ta vào mua. Chúng ta xuống chart M5 để tìm cấu trúc
E1 (Buy): Chúng ta thấy một cấu trúc phá vỡ xu hướng giảm khá gần Demand, vì vậy ta xác định được đây là 1 điểm mua hợp lý. TP tại vùng kháng cự đầu tiên
E2 (Buy): E2 cũng là điểm mua hợp lý khi giá phá vỡ cấu trúc giảm, nằm gần Demand, nhưng lần này chúng ta đã bị SL do Stop Hunt
E3 (Buy): E3 tiếp tục là điểm mua hợp lý khi giá phá vỡ cấu trúc giảm, nằm gần Demand
E4 (Buy): cũng là một điểm mua hợp lý khi giá phá vỡ cấu trúc giảm, gần Demand
Tiếp theo chúng ta thấy một vùng Supply để xem xét lệnh mua bán
E5 (Sell): là điểm bán không hợp lý, mặc dù giá phá vỡ cấu trúc nhưng vì giá nằm xa Supply, SL khá lớn
E6 (Sell): cũng là điểm bán không hợp lý vì giá nằm vẫn xa Supply
E7 (Sell): là một điểm bán hợp lý, có cấu trúc phá vỡ và nằm gần vùng Supply, SL của điểm này khá tốt cho tỉ lệ R:R cao.
E8 (Buy): là điểm mua không hợp lý, vì giá ở khá xa vùng Demand, nếu bị dính SL bạn có thể thấy lệnh này thua lỗ rất cao.
E9 (Buy): là một điểm mua hợp lý, giá ở ngay vùng Demand và phá vỡ cấu trúc, một điểm vào Đẹp sẽ cho tỉ lệ R:R rất cao và mang lại lợi nhuận lớn.
Đó là cách chúng ta sử dụng vị thế hợp lý để có một Oder. Vì thế, việc vào lệnh tại điểm hợp lý có ý nghĩa rất tích cực cho tài khoản của bạn. Ngoài ra bạn cùng cần phải lưu ý rằng, điểm vào tốt không đồng nghĩa với việc cố gắng bắt đỉnh / đáy, hai điều này hoàn toàn khác nhau. Điểm vào tốt là điểm vào thoả mãn các tiêu chí hợp lý mà bạn đã xác định trước và hình thành cấu trúc cho phép đặt lệnh Mua / Bán, trong khi bắt đỉnh / đáy lại mang tính kiểm soát thị trường, mà thị trường là thứ mà không một ai có thể kiểm soát, nhất là trong ngoại hối.
Như vậy bạn đã nắm được cách Kết hợp phổ biến, với cách này thì ngày nào chúng ta cũng sẽ có lệnh để giao dịch, ngày nào chúng ta cũng có vị thế của Smart Money trên chart M15, M30, H1 để chúng ta có thể canh mua và canh bán theo.
Còn Kết hợp tối ưu thì nó hơi khó hơn một chút…
Kết hợp tối ưu
Kết hợp tối ưu là kết hợp cho điểm vào lệnh hợp lý nhất, không phải là kết hợp cho tỷ lệ thắng 100%
- Sử dụng các vị thế trên time frame lớn H4, D1, W, M để làm điểm tựa “Location”
- Sử dụng các vị thể nhỏ hơn ở H1, M30, M15 làm vùng canh Buy/Sell
- Sử dụng cấu trúc trên M5, M1 để xác nhận điểm vào lệnh.
Chỉ khi nào giá nó về tới một Location hay còn gọi là Supply / Demand trên các khung thời gian của cá voi, cá mập như H4, D1, W, M. Ở đây chúng ta qui ước vị thế của cá voi & cá mập là Location. Và đối với những vị thế này thì các bạn không cần check Volume, vì bản chất Volume của các vị thế này nó đã rất là cao.
Nhưng mà nó có nhược điểm là cái vùng của nó rất là rộng, nếu chúng ta chỉ tìm tín hiệu và đánh theo cái vùng của khung thời gian lớn thì điểm Stop Loss của chúng ta rất là xa, như vậy thì nó cũng không có hợp lý. Cho nên chúng ta chỉ sử dụng vị thế trên những khung thời gian lớn để làm điểm tựa, có nghĩa là khi giá quay về vùng “Location” thì chúng ta phải tìm một cái vị thế nhỏ hơn trên các khung thời gian H1, M30, M15 để tìm vùng canh mua / bán. Sau khi tìm được vị thế trên những khung thời gian H1, M30, M15 thì chúng ta mới sử dụng cấu trúc ở trên khung M5, M1 để xác nhận điểm vào lệnh.
Như vậy tổng thể mô hình của chúng ta là sự kết hợp của 3 yếu tố:
- Sử dụng Supply / Demand của chart H4, D, W, M gọi là Locations
- Khi giá quay về Locations thì giá phải giảm và hình thành Supply khung H1, M30, M15 ở trong đó
- Và khi giá quay về Supply hình thành nên cấu trúc xác nhận trong khung M5, M1 thì chúng ta mới vào lệnh.
Hay hiểu đơn giản, Bạn có thể sử dụng mô hình 2 đỉnh/đáy của bài VSA 01 , kết hợp với Supply / Demand của khung thời gian lớn hơn. Như vậy khi chúng ta kết hợp 3 điều kiện đó lại thì chúng ta có một sự Kết hợp tối ưu
Tại sao lại là Kết hợp tối ưu ?
Là vì chúng ta sẽ có 1 vị thế rất tốt nếu giá đảo chiều trên khung thời gian H4, D1, W, M. Chỉ cần đảo chiều trên các khung thời gian đó thì giá sẽ đi rất là xa. Như vậy chúng ta có cơ hội có được lệnh có tỉ lệ R:R lên tới 1:10, 1:20. Khi mà chúng ta có một kết hợp với Location thì chúng ta có quyền kỳ vọng là giá sẽ đi rất xa. Như vậy nó sẽ giúp chúng ta cải thiện tỉ lệ R:R
Đối với Day Trading thì lâu lâu chúng ta mới có 1 cái cơ hội như vậy, vì vậy khi mà cơ hội đến, chúng ta phải biết để nắm lấy. Còn nếu chúng ta không biết về Location thì chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội để chúng ta ăn dài
Khi chúng ta tìm được tín hiệu giao dịch ở trên các khung thời gian nhỏ hơn thì chúng ta có 1 cái hội nuôi dài nếu như giá đảo chiều tại cản H4
Khi giá phá vỡ cấu trúc nhỏ khung M5 trong vị thế khung M30, thì chúng ta có cơ hội nuôi dài theo cái Supply H4 ở phía trên. Đặt SL ngay trên cấu trúc nhỏ. Đó chính là cách mà chúng ta kết hợp để tạo ra kết hợp tối ưu.
Tương tự xét biểu đồ AUDUSD
Ta thấy một Supply khung H4, như vậy đây là Location của Cá Mập, ta tiến hành chuyển sang khung thời gian nhỏ hơn là M30 để tìm vị thế của Smart Money, xác định vùng canh mua/bán.
Trong khung M30, tại thời điểm giá tiếp cận về Supply H4, ta thấy giá tạo đỉnh với Volume siêu cao, xác nhận Smart Money tham gia sell. Như vậy tiếp theo việc của chúng ta là tìm các cấu trúc xác nhận vị thế Sell trong khung thời gian nhỏ hơn là M5
Chúng ta thấy được có 3 điểm vào lệnh trong khung M5 và đặc biệt là lệnh E3 cho R:R cực lớn.
Nếu chúng ta trade mà nắm bắt được nhưng cơ hội để có thể nuôi được những lệnh kết hợp tối ưu như vậy, dần già chúng ta sẽ rất tự tin khi trade. Một lệnh thắng có thể bù cho 10 lệnh thua. Đó là cách chúng ta kết hợp các khung thời gian lại với nhau, và cái này gọi là kết hợp các vị thế với nhau.
Tổng kết bài học VSA – 02
- Smart Money 3 cấp độ
- 3 cách vào lệnh
- Giá phản ứng tại Supply Demand như thế nào ?
- Lựa chọn “Style” vào lệnh cho riêng mình
- Điểm chốt chặn và vùng giá hợp lý
- Kết hợp cho điểm vào lệnh tối ưu
Khi bạn xem xong bài này thì các bạn phải biết mình nên lựa chọn vào lệnh thế nào cho hợp lý, và mình tự chọn “Style” vào lệnh cho riêng mình, không ai giống ai, người thích rủi ro đánh nhiều lệnh, người thích an toàn. Và cái kết hợp tối ưu chỉ mang ý nghĩa là chúng ta có thể nuôi dài mà thôi, còn cái kết hợp cơ bản và cái kết hợp phổ biến là cái mà chúng ta hay dùng nhất, thì các bạn nên chú ý vào nó nhiều hơn.
Xin lưu ý: Toàn bộ nội dung của bài học này được trích ra từ video của Mr. Ben, các bạn nên xem video gốc bên dưới để nắm bắt thêm những điều mà mình không đề cập.
Đặc biệt, tất cả bài viết và video theo VSA này nhằm mục đích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, không phải là mục đích kêu gọi đầu tư, đây là thị trường đầy rủi ro và bạn nên tự chịu trách nhiệm cho quyết định của mình.
Xem video bài học VSA 02: Vào lệnh tối ưu theo SMART MONEY
Bài trước: VSA 01: Xác định vị thế của Smart Money
Bài tiếp theo: VSA 03: Bắt đỉnh đáy BUY SELL CLIMAX