Phương pháp Wyckoff 01: Cấu Trúc Phương Pháp Luận – Chu Kỳ Thị Trường

0
247
Phương pháp Wyckoff 01: Cấu Trúc Phương Pháp Luận - Chu Kỳ Thị Trường
5/5 - (2 bình chọn)

Lịch sử hình thành phương pháp Wyckoff

Wyckoff hay Richard Wyckoff tên tầy đủ là Richard Demile Wyckoff, sinh năm 1873, là một nhà đầu tư cực kỳ thành công trong thị trường chứng khoán Mỹ từ đầu những năm 1900. Ông được coi là một trong những “tượng đài” phân tích kỹ thuật trong thị trường chứng khoán bên cạnh nhưng cái tên như Elliott, Dow, Gann,… Ông bắt đầu sự nghiệp của mình ở một công ty môi giới chứng khoán New York khi mới chỉ 15 tuổi. Ở độ tuổi 20, Richard đã đứng đầu một công ty của riêng mình.

Không chỉ vậy, ông còn thành lập, viết và biên tập cho “The Magazine of Wall Street” có thời điểm lên đến hơn 200,000 người đăng ký. Sau khi có được những thành công nhất định trong hành trình đầu tư với khối tài sản kếch xù, Richard Wyckoff bắt đầu đưa phương pháp giao dịch của mình ra công chúng sau khi phát hiện ra những mánh khoé lừa đảo của những tập đoàn lớn trên thị trường. Năm 1930, ông đã thành lập một trường học về chứng khoán mà sau này trở thành “Stock Market Institue”.

Vì sao chúng ta phải học Phương Pháp Wyckoff ?

Đây là một phương pháp đã tồn tại gần 100 năm, đến bây giờ nó vẫn còn giá trị và nó là nền tảng cho mọi phương pháp phân tích kỹ thuật sau này. Tất cả những phương pháp phân tích về Volume như là VSA, VPA,.. hay những phương pháp của Mark Minervini, Linda Raschke… đều sử dụng nền tảng từ Lý thuyết Wyckoff, và hiện tại PP Wyckoff đang được dạy trong các trường Đại học Mỹ, có nghĩa đây là phương pháp chính thống mà các sinh viên tài chính đều học.

Một điều đặc biệt nữa là Phương pháp Wyckoff được xây dựng và góp ý, tư vấn của Jessie Livermore, JP Morgan… là những thế hệ tài năng thời đó. PP Wyckoff này mang tính thực chiến, và nó mang ý nghĩa thực tế chứ không phải lý thuyết như Dow, Elliot, Gann..Nó cũng không mang tính trừu tượng như Fibonacci,..mà bạn sẽ thấy nó rất thực tế khi mà chúng ta tìm hiểu và giao dịch theo nó.

Phương pháp Wyckoff này được xây dựng trên thị trường Chứng khoán, chứ không phải thị trường Forex. Khi mà chúng ta ứng dụng vào Forex, hay Coin thì nó sẽ có những đặc điểm khác nhau. Đối với Forex thì nó sẽ khác nếu mà bạn bê nguyên văn của Wyckoff áp dụng vào, và nó sẽ rất là khó.

Hiện tại phương pháp mà Mr. Ben trade nó cũng được xây dựng dựa trên Lý thuyết Wyckoff, nhưng mà nó sẽ có một số đặc điểm riêng về Timing, Smart Money trong Forex cũng khác Smart Money trong Chứng khoán. Bạn hiểu thế này, thị trường Forex được sinh ra để làm nhiệm vụ thanh toán xuất nhập khẩu, cho nên SmartMoney là Commercials, những tổ chức ngân hàng đóng vai trò trung gian phân phối cho những Doanh nghiệp…thì nó chỉ quan tâm là nó thực hiện cái lệnh của nó cho xong thôi chứ nó không quan tâm đến cái thực tại sau đó, có nghĩa là nó cứ làm sao mua đủ khối lượng và bán đủ khối lượng thôi, chứ nó không quan tâm là giá sau đó sẽ tăng hay giảm. Còn đối với thị trường chứng khoán thì nó sẽ khác, cho nên khi chúng ta ứng dụng Wyckoff vào Forex thì nó sẽ có một số đặc điểm khác nhé các bạn.

Lộ trình học phương pháp Wyckoff

  1. 4 Qui luật của phương pháp Wyckoff
  2. Chu kỳ thị trường (market cycle)
  3. Cấu trúc tổng thể (các giai đoạn – phase)
  4. Cấu trúc chi tiết (các sự kiện – event)
  5. Xác định các khu vực chính mở vị thế giao dịch
  6. Ra quyết định cuối cùng (Entry)
  7. Xác định mục tiêu giá bằng PnF
  8. Quản lý vị thế, xử lý tình huống.

Đa phần các bạn học thì các bạn quá tập trung vào các sự kiện, hay là các nhãn nhỏ ở trong cái cấu trúc, lời khuyên của Mr. Ben là khi các bạn học thì các bạn đừng nên tập trung vào gắn các nhãn nhỏ quá nhiều, các bạn nên tập trung vào cái cấu trúc tổng thể, thì đi tới phần nào Mr. Ben sẽ chỉ cho các bạn thủ thuật để các bạn học cho nhanh nhé, vì thực ra Wyckoff nó rất đơn giản, nó không có khó đâu các bạn. Các bạn chỉ cần nắm nội dung thứ 3 (Cấu trúc tổng thể ) là các bạn đã có thể bắt đầu giao dịch được, chứ không phải cứ đi xác định các nhãn, xác định PnF,… cái này không cần thiết, nhưng mà tất nhiên học thì chúng ta vẫn phải học hết nhé ^^

Cấu trúc phương pháp luận Wyckoff.

Phương pháp luận Wyckoff vừa có sự linh hoạt để quan sát chuyển động giá, nhưng đồng thời vẫn được chi phối bởi các yếu tố cố định nhằm mang lại sự khách quan trọng việc đọc hành động giá.

  1. Sự linh động: Wyckoff không phải là một mô hình cố định, giá có thể hình thành các kiểu cấu trúc khác nhau tuỳ thuộc vào bối cảnh thị trường lúc đó.
  2. Sự cố định: Để tránh sự chủ quan khi phân tích, phương pháp Wyckoff có những khía cạnh cố định là các sự kiện (Event) và các Pha (Phase) hình thành nên cấu trúc giá.

Các phase trong tích luỹ

3 qui luật của Wyckoff

  1. Qui luật Cung Cầu (The Law of Supply and Demand), cầu lớn hơn cung thì giá tăng, cung lớn hơn cầu thì giá giảm
  2. Qui luật Nguyên Nhân & Tác động (Cause and Effect), có nghĩa là, phải có tích luỹ thì giá mới tăng, phải có phân phối thì giá mới giảm
  3. Qui luật Nỗ lực và Kết quả (Effort and Result), Nỗ lực nó phải đi kèm với Kết quả, nghĩa là phe Mua nỗ lực nhiều, thì giá nó phải tăng, còn nếu Phe Mua nỗ lực nhiều mà giá không tăng thì đó là dấu hiệu bất thường, cho thấy Smart Money đang kìm giá, chặn giá
  4. Lý thuyết thị trường đấu giá (Auction Market Theory)
Thật ra Lý thuyết thị trường đấu giá & Qui luật Cung cầu là 1. Lý thuyết thị trường đấu giá thì nó sẽ giải thích sâu hơn về Cung Cầu, lý thuyết này vừa đoạt giải Nobel kinh tế 2020.

Chúng ta sẽ đi sâu và từng Qui luật ở những bài sau vì qui luật nào cũng đều rất quan trọng. 4 Qui luật này hình thành nên thị trường tài chính, cho nên là tất cả các phương pháp giao dịch sau này không có phương pháp nào thoát khỏi 4 Qui luật này hết nhé các bạn.

Chu kỳ thị trường theo Wyckoff (Wyckoff Market Cycle)

Chu kỳ thị trường nó chính là chu kỳ kinh tế đó các bạn

Các Phase trong tích luỹ

  • Phase A: dừng xu hướng trước đó. Bao gồm 2 điều kiện: SM vào mua (vol tăng lên) và phải dừng xu hướng trước đó (choch), xu hướng đang giảm chuyển sang đi ngang
  • Phase B: hấp thụ cung cầu (xây dựng nguyên nhân). Xây dựng nguyên nhân, khi SM nhảy vào ngăn chặn đà giảm thành công thì nó bắt đầu hấp thụ nguồn cung, thì những người vẫn đang còn bán ở dưới đáy thì SM sẽ mua vào hết. Và cái phase B này diễn ra dài hay ngắn tuỳ thuộc vào cái lượng cung trên thị trường còn nhiều hay ít -> Đây chính là sự linh động trong pp Wyckoff, có nghĩa là phase B có thể là 1 đáy, 2 đáy, 3 đáy, 4 đáy, 5 đáy… tuỳ thuộc vào lượng cung trên thị trường còn nhiều hay ít, cho nên cấu trúc của Wyckoff mỗi lần là một mẫu hình khác nhau, không bao giờ giống nhau hết, cho nên là chúng ta phải biết cái nào là cố định, cái nào là linh động ở torng phương pháp. Thì phase B được xem là hoàn thành khi mà vol giảm tới mức tối thiểu, hay mình học VSA có nghĩa là Cung Cầu được hấp thụ gần hết, và bạn sẽ thấy Volume giảm xuống rất là thấp.
  • Phase C: đánh giá mức độ đấu tranh giữa bên mua và bên bán. Sau khi hấp thụ hết Cung Cầu thì nó sẽ kiểm tra lại lần cuối xem coi Cung Cầu có còn nhảy vô hay không, thì nó sẽ hình thành những cú test vượt ra khỏi vùng tích luỹ / phân phối, hay là chúng ta có thuật ngữ là Spring, Shakeout thì nó sẽ nằm trong phase C, có nghĩa là trước khi SM đẩy giá đến mục tiêu thì nó sẽ test xem Cung Cầu đối diện xem có hết hay chưa và còn lại bao nhiêu. Nếu trong phase B mà chưa hấp thụ hết cung cầu, thì nó test trong phase C chắc chắn phải biết, nếu Vol ở trong phase C vẫn còn cao thì khả năng là nó vẫn tiếp tục hấp thụ tiếp, cho nên mình nói là cái phase B là cái phase có thể kéo dài tuỳ thuộc vào bối cảnh thị trường lúc đó, không có mẫu hình nào giống mẫu hình nào hết, đúng không nào ?
  • Phase D: bắt đầu chuyển động có xu hướng. Sau khi mà phase C đã test xong (Spring / Shakeout), nguồn cung hấp thụ hoàn toàn thì nó sẽ bước vào phase D, giá bắt đầu tăng trưởng và bắt đầu xu hướng tăng. Xu hướng trong phase D bắt đầu từ đáy của TR, và nó sẽ bắt đầu xu hướng ở bên trong giai đoạn Sideway đó luôn nhé, có nghĩa là nó chưa vượt ra khỏi giai đoạn sideway
  • Phase E: xác nhận chuyển động theo xu hướng. Sau khi giá tăng vượt ra khỏi giai đoạn tích luỹ thì nó bước vào xu hướng tăng chính thức

Trong các phase này sẽ có 2 điểm quan trọng. Thứ nhất là trong phase A, giá thay đổi tính chất từ đang giảm sang đi ngang. Thứ 2 là trong phase D, giá thay đổi tính chất từ đi ngang sang tăng trưởng. Có nghĩa là trong 1 quá trình tích luỹ thì nó sẽ có 2 lần thay đổi tính chất, chứ không phải là 1 nhé các bạn.

Đa phần các bạn hiểu Choch chỉ là thay đổi xu hướng từ giảm sang đi ngang, nhưng mà không phải như vậy, Chock trong Wyckoff nó có 2 vị trí, 1 là trong phase A thay đổi từ giảm sang đi ngang, 2 là trong phase D từ đi ngang sang tăng.

Còn Creek chúng ta đã học rồi đúng không nào, đó là điểm kháng cự yếu nhất, hay có thể nói đó là nơi mà cái dòng chảy cung cầu nó đã bị thu hẹp, tại vì nó đã hấp thụ hết trong phase B rồi cho nên Cung Cầu của nó rất là yếu và nó rất là dễ để nhảy qua phía bên kia.

Thì đó là cấu trúc tổng thể trong một quá trình tích luỹ.

Các sự kiện (event) bên trong các Phase

Sau khi chúng ta đã biết cấu trúc tổng thể nó như thế nào rồi thì chúng ta phải đi sâu vào bên trong xem mỗi phase A, B, C, D, E có cái gì. Thì cái này chúng ta sẽ có từng bài riêng trong từng phase để hiểu chi tiết mỗi phase nó có cái gì luôn nhé.

Các khu vực chính mở vị thế giao dịch

Cái này mới là thứ vui nè, chúng ta xác định cấu trúc Wyckoff để tìm vị trí nhảy vào kiếm lúa, đúng không nào ? Thì trong Wyckoff, các vị thế có thể mở giao dịch là từ phase C trở đi. Mở vị thế sau Spring, test Spring, theo xu hướng bên trong Trading Range, mở vị thế sau khi giá phá vỡ và test về (ngâm chân bên dòng sông), mở vị thế sau khi giá đã đi trong phase E và đi trong xu hướng.

Có nghĩa là cái quá trình mà chúng ta thấy khi giá hình thành phase A, và phase B là cái sự chuẩn bị để có một trong giao dịch ở trong phase C, D, và E. Cho nên khi bạn quan sát cấu trúc Wyckoff, thì chúng ta không có quan sát ngay từ phase A, các bạn nhớ như vậy nhé, mà chúng ta sẽ quan sát từ phase C.

Như vậy các bạn biết để mà hình thành được một cái cấu trúc đi tới phase C, thì nó phải sideway ít nhất 3 đáy, đáy trong phase A, đáy trong phase B, đáy trong phase C. Như vậy thì chúng ta chỉ cần quan sát thì trường khi mà giá nó đã sideway và tạo ít nhất 3 đáy / 3 đỉnh, thì lúc đó chúng ta mới bắt đầu phân tích. Có nghĩa là lúc đó chúng ta mới quay lại xác định xem những điều kiện trong phase A có đủ hay chưa, những điều kiện trong phase B có đủ hay chưa, nếu đủ thì chúng ta bắt đầu tìm điểm vào lệnh, chỉ đơn giản như vậy thôi.

Chứ còn có 1 số bạn cứ ngồi vẽ phase A, xong rồi đợi phase B nó hình thành, nhưng mà đâu phải phase A nó xong thì nó sẽ chắc chắn đi sang phase B đâu, đâu phải là nó xong phase A thì nó sẽ hình thành phase B đâu các bạn, cho nên khi mà chúng ta đã nhìn được một bức tranh tổng thể thì chúng ta sẽ biết mình nên làm gì để đỡ tốn thời gian, và chúng ta biết nên làm gì để cho nó hiệu quả.

Xác định phase A, có một số người thì vẫn phải xác định phase A, tại vì phase A sẽ cho chúng ta biết giá thay đổi tính chất. Thì đối với những người mà đã có vị thế trước đó, ví dụ như người ta đã Sell trước đó rồi và người ta đang giữ lệnh theo xu hướng, thì người ta phải xem khi nào giá nó dừng lại, nghĩa là khi nào phase A nó hình thành để chốt lời. Còn nếu các bạn chưa có vị thế thì các bạn không cần phải ngồi quan sát phase A làm gì cho mất công. Mà chúng ta chỉ quan sát khi giá chuẩn bị hình thành phase C, thì đó là cái thủ thuật để các bạn quan sát.

Đơn giản là khi nào các bạn thấy nó đã hình thành 2 đáy, chuẩn bị hình thành đáy thứ 3 thì các bạn mới vào để xem xét nó có phải là cấu trúc Wyckoff hay không.

Ra quyết định cuối cùng (Entry)

Khi chúng ta đánh giá đủ điều kiện trong phase A, phase B và phase C rồi thì chúng ta bắt đầu ra quyết định, có nghĩa là chúng ta vào lệnh. Theo Ruben thì cái khúc này chúng ta mới dùng Nến, còn trước đó là chúng ta phải dùng cấu trúc. Có nghĩa là cấu trúc phase A và phase B nó chính là cái bối cảnh, và cái điểm vào lệnh của chúng ta là phase C, thì lúc này chúng ta sẽ tìm những tín hiệu Nến đảo chiều để chúng ta giao dịch, thì cái đó gọi là Ra quyết định cuối cùng.

Như vậy có nghĩa là, nguyên chuỗi bài hướng dẫn VSA trước đây (từ VSA 1-10) là dùng để ra quyết định, có nghĩa là bây giờ chúng ta sẽ học tới Bối cảnh, chúng ta đã học ra quyết định trước giờ mới tới học bối cảnh, thấy có ngược đời không các bạn, kk.

Xử lý tình huống sau khi Entry

Sau khi mà ra quyết định thì chúng ta phải xử lý tình huống sau khi Entry. Ở đây các bạn thấy cũng là hình thành đủ yếu tố trong phase A, phase B, phase C cũng có Spring, nhưng lại có 2 trường hợp khác nhau, trường hợp 1 giá đảo chiều, còn trường hợp 2 thì giá vòng ngược lại xuyên qua luôn. Hay nói cách khác, cấu trúc Wyckoff nó cũng chỉ là một cái bối cảnh cho xác suất thành công cao mà thôi, chứ nó không phải là CHÉN THÁNH, không phải cứ hình thành đầy đủ A-B-C-D trong Wyckoff thì đánh sẽ thắng, không phải như vậy.

Nói cách khác, khi chúng ta tham gia vào thị trường Forex, và bất cứ thị trường tài chính nào, thì chúng ta phải chấp nhật một điều, là chúng ta đang giao dịch theo sác xuất, không có một cái phương pháp nào cho tỉ lệ thắng tuyệt đối.

Liên quan tới cái chuyện này thì các bạn phải luôn luôn quản lý vốn, và phải biết là mình sẽ thua bao nhiêu nếu nhận định sai, dính Stop Loss, những thầy bà nào đánh mà kêu không đặt Stoploss, thì đó là LỪA ĐẢO hết! Các bạn lưu ý điều đó, những ai mới vào Forex mà có tư duy không đặt Stop Loss thì các bạn phải thay đổi tư duy ngay đi, không đặt StopLoss thì sớm muộn gì cũng đến ngày bạn banh xác thôi.

Một cái nữa là tuyệt đối không DCA, không DCA khi mà chúng ta đang bị lỗ tài khoản, điều đó chẳng khác gì các bạn đang chấp nhận là đang có chén thánh.

Cho nên trong thị trường tài chính, quản lý vốn là cái phải tuân thủ hàng đầu, mình phải biết mình thua bao nhiêu và quản lý vốn trên tài sản của mình, chứ không phải cứ nhảy vào đánh rồi có bao nhiêu tiền cũng đổ ra, bán nhà bán cửa all in thì điều đó rất nguy hiểm nhé.

Rồi, như vậy là bạn đã nắm sơ qua Wyckoff và Lộ trình học

Lộ trình học phương pháp Wyckoff

  1. 4 Qui luật của phương pháp Wyckoff
  2. Chu kỳ thị trường (market cycle)
  3. Cấu trúc tổng thể (các giai đoạn – phase)
  4. Cấu trúc chi tiết (các sự kiện – event)
  5. Xác định các khu vực chính mở vị thế giao dịch
  6. Ra quyết định cuối cùng (Entry)
  7. Xác định mục tiêu giá bằng PnF
  8. Quản lý vị thế, xử lý tình huống.

Hôm nay Mr. Ben sẽ nói sơ cho các bạn về Chu kỳ thị trường (Market Cycle), bữa sau mình sẽ đi sâu vào 4 Qui luật của phương pháp Wyckoff nhé.

Chu kỳ thị trường (Wyckoff Market Cycle)

Chu kỳ thị trường là gì?

Chu kỳ thị trường nó sẽ bao gồm 4 giai đoạn: Tích Luỹ -> Tăng trưởng -> Phân phối -> Suy thoái. Trong giai đoạn Tích luỹ thì Smart Money sẽ hấp thụ nguồn cung, có nghĩa là nó hấp thụ cổ phiếu của những người đang bán ra, và khi nó hấp thụ hết cổ phiếu đó rồi, thì thị trường bước vào giai đoạn tăng giá, giá tăng thì SM có lợi nhuận, và nó bán ra, thị trường bước vào giai đoạn suy thoái thì SM sẽ chờ để mua trở lại. Đó là Market Cycle được Wyckoff chia như vậy.

Chu kỳ kinh tế thì nó bị chi phối bởi FED. Fed Balance Sheet là biểu đồ cho thấy tốc độ in tiền của ngân hàng trung ương Mỹ. Thì các bạn biết là theo Qui luật Cung Cầu, nhu cầu càng lớn thì giá sẽ tăng, trong TTCK, khi FED in tiền ra thì cái tiền đó nó đổ vào thị trường chứng khoán, thì giá chứng khoán nó sẽ tăng.

Chart trên cho thấy sự tương quan giữa tốc độ in tiền của Mỹ (Fed Balance Sheet) và chỉ số S&P 500 (chỉ số chứng khoán Mỹ). Các bạn sẽ thấy là cứ in tiền, cuối năm 2008, FED tung ra gói cứu trợ QE-1 để cứu trợ TTCK, tại vì trước đó là suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính, ngân hàng Lehman Brothers phá sản vì bong bóng bất động sản, bạn nhìn thấy giá S&P 500 bắt đầu tăng. Tiếp tục FED bơm QE-2, QE-3 thì SP500 tăng tiếp. FED ngưng bơm tiền thì lại đến Euro-QE bơm tiền. Như vậy các bạn thấy tiền thì cứ càng ngày càng in ra, nhưng cổ phiếu chứng khoán thì không có in ra thêm, cho nên nó gây ra lạm phát, dẫn đến giá chứng khoán liên tục tăng lên.

Tới cuối năm 2018 thì gói Euro-QE kết thúc, ngưng bơm tiền 1 khoảng thời gian, tới 2019 thì lại nổ ra dịch COVID, nó lại khủng hoảng kinh tế tiếp tục, FED tiếp tục bơm gói REPO và QE-4. Tới cuối 2022 thì lạm phát tăng quá cao, buộc FED bắt đầu tăng lãi suất (vì để giảm lạm phát tăng ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế) -> thì dòng tiền trong thị trường nó lại đổ vào ngân hàng, dẫn tới giá chứng khoán nó giảm xuống. Tới hiện tại thì FED đang bắt đầu chính sách ngưng tăng lãi suất -> dòng tiền ngưng bỏ vào trong ngân hàng -> thì tiền nó lại đổ vào chứng khoán -> chứng khoán tiếp tục tăng.

Hay nói cách khác là thị trường tài chính nó bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc in tiền của các ngân hàng trung ương, tiền in càng nhiều thì đồng tiền càng mất giá và tài sản sẽ tăng giá, tài sản cụ thể ở đây là Vàng, Chứng khoán, Bất động sản, hay Coin.

Nếu các bạn giao dịch hàng ngày thì các bạn có thể không quan tâm đến chu kỳ kinh tế, không quan tâm đến chính sách tiền tệ, nhưng mà nếu các bạn là nhà đầu tư, chắc chắn các bạn phải nghiên cứu về những QE này nhé.

Sự hình thành các gói QE

QE là một chính sách tiền tệ mở rộng với việc NHTW in thêm tiền để mua trái phiếu chính phủ (TPCP) và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) dài hạn, qua đó làm tăng lượng tiền lưu thông trong hệ thống nhằm hạ thấp chi phí vay vốn (lãi suất dài hạn). QE thuộc nhóm chính sách tiền tệ phi truyền thống được NHTW sử dụng để bơm tiền nhằm kích thích nền kinh tế khi các chính sách tiền tệ truyền thống đã bị vô hiệu.

Nhằm cứu vãn sự trì trệ kéo dài của nền kinh tế, Nhật Bản đã sử dụng gói QE đầu tiên vào năm 2001. Năm 2013, Chính phủ tiếp tục tung ra gói QE khác trị giá 1.400 tỷ USD. Tháng 10/2014, BoJ đã tăng lượng tiền cơ sở trong hệ thống và nâng lượng tiền đẩy vào hệ thống mỗi năm lên 724 tỷ USD (80.000 tỷ JPY).

Hoa Kỳ áp dụng gói QE đầu tiên vào năm 2008 nhằm vực dậy nền kinh tế lớn nhất thế giới sau khủng hoảng tài chính. Tiếp đó, từ tháng 10/2010 đến tháng 2/2011, FED thực hiện gói QE thứ hai với việc mua vào 600 tỷ USD trái phiếu kho bạc. Đến năm 2012, FED thực hiện chương trình Operational Twist hoán đổi trái phiếu ngắn hạn lấy trái phiếu dài hạn.

Tại Eurozone, khi lạm phát âm lần đầu tiên trong hơn 6 năm vào tháng 12/2014, ECB đã quyết định sử dụng gói QE với quy mô 1.140 tỷ EUR kéo dài đến tháng 3/2016.

Chứng khoản Mỹ phụ thuộc vào chính sách tiền tệ rất rõ

Tăng lãi suất thì tiền đổ vào trong Ngân hàng, ngưng tăng lãi suất thì tiền đổ ra ngoài gây ra lạm phát, thì giá chứng khoán nó lại tăng.

Chứng khoán VN cũng bị ảnh hưởng bởi việc in tiền của Mỹ và chính sách lãi suất ngân hàng tại VN

Ngày xưa Mr. Ben cũng tham gia đầu tư Coin, đầu tư chứng khoán, nhưng mà không biết chút gì về vụ in tiền, không biết về chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương, cho nên đánh cứ bị chết quài, cho nên hôm nay Mr. Ben chia sẻ cho các bạn cái này, nếu các bạn là nhà đầu tư thì các bạn nên nghiên cứu cho kỹ, chứ mình tham gia tài chính mà không biết gì về những cái cơ bản này thì nó rất nguy hiểm nhé.

Chế độ bản vị Vàng là gì ?

Các bạn biết trong thời gian vừa rồi, Nga đánh Ukraina cho nên Nga bị cấm vận, đồng rup của Nga bị giảm rất sâu, giảm gần 50% giá trị. Tại vì người ta lo ngại nền kinh tế của Nga sẽ sụp đổ.

Nhưng mà Puttin đưa ra 1 tuyên bố là sẵn sàng đổi đồng rup Nga lấy Vàng. Có nghĩa là các bạn có thể không tin tưởng vào đồng Rup của Nga, nhưng các bạn có thể tin tưởng vào số lượng Vàng mà Nga đang nắm giữ, có nghĩa là không tin tưởng đồng Rup thì cứ đổi Rup lấy Vàng thôi.

Bạn biết rằng đồng tiền mà nó được in vô tội vạ thì nó sẽ gây ra lạm phát, nó sẽ rất là tệ hại nếu như mà nó không có một giá trị gì đó để mà neo giá trị của đồng tiền lại, thì chỉ có Vàng là tài sản đảm bảo cho giá trị của đồng tiền thôi các bạn.

Ngày xưa, vào năm 1821 thì bản vị Vàng chính thức ra đời, thì qui tắc là các bạn cứ in bao nhiêu tiền, thì nó phải có số lượng Vàng tương ứng để đảm bảo, thì cái đó gọi là Chế độ bản vị Vàng. Nhưng mà về sau này, thì cái chế độ bản vị Vàng nó không còn được sử dụng nữa, thì các Ngân hàng trung ương bắt đầu in tiền vô tội vạ, và không có cái gì đảm bảo là đồng tiền đó nó có giá trị hết.

Cho nên bạn thấy là trong thời gian vừa rồi, năm 2017 thì nó gây ra lạm phát ở Venezuela, lạm phát vượt lên tới 4000% thì các bạn biết tiền nó không còn giá trị gì hết. Và gần đây nhất, các bạn thấy lạm phát ở Argentina tăng mỗi năm lên tới 124%, thì đó là biểu hiện của cái chuyện in tiền vô tội vạ và không có sự bảo chứng.

Chế độ bản vị Vàng & Ảnh hưởng của nó tới Lạm phát

Nhìn vào bức tranh trên thì các bạn cũng sẽ thấy một cái điều rất rủi ro, đó là một Quốc gia vẫn có thể phá sản bình thường, giống như Venezuela, hay Agrentina rõ ràng là đang phá sản rồi, phải cầu cứu Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

Một quốc gia cũng có thể phá sản, hoặc một liên ngân hàng lớn trên thế giới như Lehman Brothers cũng có thể phá sản, hay là các bạn biết những Doanh nghiệp tại Việt Nam cũng phá sản đầy zẫy. Ngày xưa Bông Bạch Tuyết là một trong những mã Blue Chip trên TTCK, thì họ cũng phá sản bình thường, hay là Nokia, một trong những top blue chip của thế giới cũng phá sản bình thường.

Cho nên là khi các bạn Đầu tư tài chính, các bạn phải luôn có tư duy là nghĩ tới Rủi ro đầu tiên, phải quản trị Vốn cho thật là kỹ, đừng có nghe thằng nào xúi dại. Ở Việt Nam, Mr. Ben có biết một số nơi dạy Đầu tư chứng khoán theo kiểu Đầu tư giá trị đó các bạn, Đầu tư giá trị là cái dạng đầu tư mà không bao giờ cắt lỗ ấy, thì cái đó là tào lao đó nha, đừng có nghe theo mà chớt có ngày đó. Luôn luôn chúng ta phải nghĩ đến rủi ro trước tiên. OK chưa nào ?

Chém gió tiếp về The Cycle Of Market Emotions (cảm xúc chu kỳ thị trường)

Các bạn biết là trong cái giai đoạn tăng trưởng của thị trường, các bạn mua cái gì cũng thắng, giống như từ giai đoạn 2001-> 2005, 2006, các bạn mua chứng khoán mã nào các bạn cũng thắng, tại vì thị trường nó đang trong giai đoạn tăng trưởng, cái thời đó thậm chí cậu đánh giày hay chị bán rau ngoài chợ còn biết mua chứng khoán, có nghĩa là khi thị trường đang trong giai đoạn tăng trưởng các bạn đánh kiểu gì các bạn cũng thắng, các bạn không cần học, không cần biết cái gì hết, cứ vô mua là thắng, nó vô tình làm cho các bạn nghĩ là mình giỏi, nghĩ mình là số 1, nghĩ mình là thiên tài, kk.

Thì khi thị trường chứng khoán đạt đỉnh, các Smart Money đang bán ra, thì các con bạc và retails trader vẫn cứ nghĩ là mình giỏi, vẫn cứ tham gia vào mua, và họ mua bất chấp, mua hết tất cả mọi thứ mà họ có thể mua được, tại vì thị trường lúc đó nó rất là khó mua các bạn, muốn mua phải xếp hàng, giống như trong thị trường coin, khi đang trong giai đoạn tăng trưởng, các bạn mua dự án tào lao bí đao thì nó cũng không cho các bạn mua, các bạn phải thân quen có số má thì các bạn mới mua được, có nghĩa là nó tạo sự khan hiếm tạo cho các bạn tâm lý FOMO, tại vì trước đó các bạn mua cái gì cũng thắng, các bạn đang dư tiền, nên các bạn mua tất cả mọi thứ, mua bất chấp không cần biết là dự án nó tốt hay xấu, cứ cho mua là mua, ngày xưa Mr. Ben cũng chết là vậy đó, mua 10 dự án là chớt hớt cả 10 luôn các bạn, mà mua đâu phải dễ đâu, phải tham gia Tool, rồi nhờ Tay to các kiểu mới mua được.

Thì sau khi thị trường đạt đỉnh thì giá bắt đầu nó giảm, thì lúc này tâm lý của Retail Traders, tâm lý của Weak Hand,.. thì chỉ nghĩ là thị trường nó đang điều chỉnh thôi, chứ nó không phải là nó bể bong bóng, không phải nó giảm mà chỉ nghĩ là nó đang điều chỉnh thôi, và… lúc đó người ta có suy nghĩ là người ta sẽ trở thành những “nhà đầu tư dài hạn”, kk, có nghĩa là sao nhỉ, có nghĩa là bình thường thì mình cứ mua, sau đó nó lời thì mình bán, còn bây giờ mua mà lỗ thì bạn sẽ giữ dài hạn và nghĩ là kiểu gì nó cũng lên. Thì lúc này là từ Trader trở thành Holder.

Nhưng mà sau đó thì thì trường rõ ràng là nó không phải điều chỉnh mà là nó đảo chiều luôn, nó đi xuống thì retails bắt đầu sợ hãi, và mất niềm tin, không còn niềm tin gì với thị trường hết, và họ sẽ bảo thị trường này là Scam (lừa đảo), vì thế họ bắt đầu bán ra, và đỉnh điểm là thị trường nó xấu đến nỗi mà người ta nghĩ là nó sẽ mất đi luôn, giống như là nó scam nên sẽ không thể vực dậy được nữa, người ta bán hết tất cả để thu lại được bao nhiêu thì thu. Giống như là khi các bạn mất niềm tin vào một thứ gì đó, các bạn sẽ thoát sạch để khỏi bận lòng, bán hết để lấy lại vốn, không còn muốn tham gia vào nó nữa. Thì chính lúc này lại là lúc Smart Money nó đang mua vào, và thị trường bắt đầu tăng trưởng trợ lại, và retails Trader bắt đầu có niềm tin trở lại, khi Retails bắt đầu có niềm tin thì thị trường đã đi được 1 nửa, hay ở cuối 1 chu kỳ.

Cái chu kỳ này nó sẽ lặp đi lặp lại mãi mãi vì tâm lý thị trường là như vậy, và con người luôn luôn là như vậy, thế hệ này qua thì thế hệ khác tiếp, tại vì thị trường đó các bạn, đâu phải ai cũng có sự hiểu biết đâu, ai cũng phải trải qua những cái giai đoạn như vậy rồi người ta mới có sự hiểu biết nhất định để mà tránh, người ta biết phải làm gì trong những giai đoạn đó.

Tâm lý chu kỳ thị trường

Tích luỹ (Accumulation):

Tích luỹ (accumulation): là quá trình các nhà giao dịch lớn hập thụ cổ phiếu trôi nổi trên thị trường. Đây là sự trao tay từ các nhà giao dịch nhỏ lẻ, hay còn gọi là “các tay chơi yếu ớt” sang các nhà giao dịch lớn, tức là “tay chơi mạnh”

Hãy sợ hãi khi người khác tham làm và hãy tham lam khi người khác sợ hãi

Warren Buffett

Đây là 1 câu nói rất hay của Warren Buffett, là khi thị trường đang hoảng loạn, thì các bạn nên tìm những cái cổ phiếu có nền tảng tốt để mua vào, tại vì đó giống như giai đoạn Sale OFF – cơ hội để mua hàng giá rẻ. Còn khi mà người khác tham lam, thì có nghĩa lúc đó là lúc nên thoát hàng ra và chốt lời. Đó là ý nghĩa của câu nói trên, và ông ta nói dưới góc độ của một BIG BOY, một SMART MONEY. Nếu các bạn không có hiểu thì rõ ràng mình chỉ là chicken để người ta thịt , còn khi hiểu, các bạn sẽ biết mình phải làm gì.

So sánh giữa TAY CHƠI MẠNH vs TAY CHƠI YẾU

Strong Hand sẽ mua khi giá giảm, và tiếp tục mua khi giá bắt đầu tăng trưởng, nhưng khi giá đã tăng được một giai đoạn nhất định rồi thì người ta sẽ ngưng và không làm gì cả, khi giá tiến đến mục tiêu thì người ta bắt đầu bán ra và tiếp tục chu trình đó.

Ngược lại, Weak Hand thì lại bán tất cả mọi thứ khi giá giảm (bán hoảng loạn), và giá bắt đầu tăng trưởng thì người ta lại nghi ngờ và cho rằng đây chỉ là một giai đoạn tăng giá ảo và người ta sẽ không mua, khi giá tăng cao rồi thì người ta xác định đây là uptrend rồi, không mua nhanh thì sợ hết cơ hội, không còn kịp mua nữa, thế là người ta bắt đầu mua vào, khi giá sideway tại đỉnh thì retails lại nghĩ là giá nó chỉ đi ngang và điều chỉnh, lúc đó lại mua bất chấp, thế là tạo thanh khoản cho Smart Money.

Phân tích hành vi thị trường

Thì khi mà các bạn nhìn biểu đồ này, các bạn muốn trở thành SMART MONEY, thì các bạn phải có tư duy giống SMART MONEY, khi mà thị trường đang giảm, đang trong giai đoạn suy thoái bán hoảng loạn, thì các bạn phải có tích trự lượng tiền mặt sẵn để có thể mua hàng giá rẻ, và các bạn phải có sự chuẩn bị từ trước chứ không phải đến lúc đó thì các bạn mới chuẩn bị, giống như trong thời gian hiện tại, các bạn thấy BDS ở VN rất rẻ, Coin rất là rẻ, đúng không nào ? Nhưng mà các bạn có tiền để mua không ? Hay là các bạn cũng đã đốt hết ở trong cái giai đoạn trước đó rồi ?

Cho nên tại sao gọi là SMART MONEY, tại vì nó sử dụng đồng tiền một cách thông minh, nó biết khi nào nên mua, khi nào nên chờ, khi nào nên chốt lời, đơn giản là như vậy.

Phương pháp WYCKOFF: Chu kỳ giá

Chu kỳ của thị trường tài chính, nếu phân nhỏ ra các phase, các sự kiện, thì nó sẽ theo cấu trúc của WYCKOFF như thế này.

Xem cấu trúc chi tiết thì các bạn hiểu nguyên lý Sóng trong Sóng, Sóng lớn bao gồm nhiều sóng nhỏ đồng dạng với nhau, một chu kỳ lớn thì bao gồm nhiều chu kỳ nhỏ tương tự bên trong. Tích luỹ -> Tái tích luỹ -> Phân phối -> Tái Phân phối. Nó sẽ đi theo cái hình như bên dưới.

Sau này Mr. Ben sẽ hướng dẫn cho các bạn Thuyết đấu giá và Vùng giá trị, thì các bạn sẽ xác định được các vùng giá trị, các cái vùng Sideway này rất là dễ. Những cái vùng sideway hay còn gọi là vùng tích luỹ / phân phối nó có tiêu chuẩn theo vùng giá trị là nó phải là những cái vùng đi ngang, có một số bạn học Wyckoff xong rồi vẽ vùng tích luỹ/phân phối thành 1 cái đường chéo mà không có cái tiêu chuẩn gì hết thì cái đó là không đúng nhé.

Để sử dụng đúng Wyckoff thì các bạn phải hiểu về cái vùng giá trị, và gần như là sau này chúng ta sẽ chỉ sử dụng những vùng giá sideway và đi ngang, tất nhiên là nó cũng sẽ có một số vùng chéo, nhưng mà chéo trong mức độ chấp nhận được chứ không phải là vẽ thành 1 cái kênh xu hướng thì là không chuẩn nhé.

Cho nên chúng ta phải học cái lý thuyết, học cái nền tảng thì chúng ta mới sử dụng đúng được, còn không hiểu gì về lý thuyết, không hiểu về qui luật thì các bạn vẽ nó sẽ tào lao ngay. ^^

OK, bài hôm nay tới đây nhé, một bài tổng quan, bạn đã được học về Chu kỳ thị trường trong Lộ trình học Phương pháp Wyckoff rồi nhé, bài kế tiếp sẽ trình bày về qui luật của Phương pháp Wyckoff, còn các sự kiện như thế nào, các phase như thế nào, cách xử lý tình huống như thế nào các bạn sẽ được học ở những bài sau. Các bạn nhớ đọc 2 quyển sách của Ruben, nên đọc trước cuốn PP VSA chính gốc để dễ nắm bắt hơn trong những bài kế tiếp nhé, vì nội dung của phương pháp sẽ được thảo luận dựa trên 2 quyển này.

Lộ trình học phương pháp Wyckoff

  1. 4 Qui luật của phương pháp Wyckoff
  2. Chu kỳ thị trường (market cycle)
  3. Cấu trúc tổng thể (các giai đoạn – phase)
  4. Cấu trúc chi tiết (các sự kiện – event)
  5. Xác định các khu vực chính mở vị thế giao dịch
  6. Ra quyết định cuối cùng (Entry)
  7. Xác định mục tiêu giá bằng PnF
  8. Quản lý vị thế, xử lý tình huống.

Nếu các bạn thấy hữu ích thì hãy chia sẻ cho những người cần nó nhé, hẹn gặp lại các bạn.

Xin lưu ý: Toàn bộ nội dung của bài học này được trích ra từ video của Mr. Ben, các bạn nên xem video gốc bên dưới để nắm bắt thêm những điều mà mình không đề cập.
Đặc biệt, tất cả bài viết và video theo VSA này nhằm mục đích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, không phải là mục đích kêu gọi đầu tư, đây là thị trường đầy rủi ro và bạn nên tự chịu trách nhiệm cho quyết định của mình.

Xem video bài học Phương pháp Wyckoff 01: Cấu trúc phương pháp luận