Trang chủ Đầu tư Forex 5 Set up vào lệnh thực chiến! Tổng hợp các mô hình...

5 Set up vào lệnh thực chiến! Tổng hợp các mô hình giao dịch theo phương pháp VSA

0
5/5 - (5 bình chọn)

Không giải thích được, thì không có gì gọi là lỡ kèo cả
Chừng nào giải thích được mà không vào được mới tính là lỡ kèo
Giá chạy rồi thì nói kiểu gì chả đúng

Ý tao là mày phải biết mình đang đợi setup nào ?

2 thằng bạn tâm sự

Chính xác là như vậy, đây chính là quan điểm mà mình muốn quán triệt phương pháp vào lệnh của nhóm mình, hi vọng bạn cũng có thể dùng được. Dưới đây là các mô hình vào lệnh thực chiến được tổng hợp từ nội dung các bài học về VSA của Mr. Ben, các bạn nên xem kỹ từng bài viết liên quan tới các mô hình để hiểu tường tận hơn tại sao lại có setup này, setup kia…Còn bài này sẽ là bài tổng hợp các setup theo VSA để bạn tra nhanh trước khi vào lệnh.

Một điều nữa trước khi bạn áp dụng các mô hình giao dịch theo VSA là trong cái quá trình mình giao dịch á, những cái dấu hiệu tiếp theo nó quan trọng hơn cái điểm mà bạn vào lệnh, có thể các bạn phân tích sai cũng được, nhưng mà khi các bạn vào lệnh rồi thì cái dấu hiệu nó phải đi đúng như mô hình bạn đang nghĩ, còn nếu như các bạn thấy nó không đi đúng, có nghĩa là cảnh báo đổi Bias, thì chúng ta phải nhảy ra liền.

Mr. Ben

Mô hình 2 đỉnh 2 đáy W

Mô hình 2 đáy W theo VSA là mô hình test nguồn cung tại Demand Zone (vùng cầu) thành công. Tương tự cho mô hình 2 đỉnh

Mô hình 2 đáy (W) theo tiêu chí VSA cần đáp ứng 3 điều kiện

  1. Giá tạo đáy (1) với Volume siêu cao xác định vị thế mua vào của Smart Money
  2. Volume thấp tại đáy (2) cho thấy nguồn cung đã suy yếu, thị trường đã sẵn sàng tăng. Volume tại đáy (2) thấp hơn đáy (1) hoặc thấp hơn đường trung bình EMA 50 càng tốt.
  3. Vào lệnh khi có mô hình đảo chiều xác nhận, hoặc phá vỡ cấu trúc giảm timeframe nhỏ hơn.

Để sử dụng được Setup này, bạn cần xác định được

Vị thế của Smartmoney, hiểu thế nào là Test, thế nào là Volume siêu cao, Volume thấp ? Trade ở khung M15, hay M5, M1 ?

Chi tiết hơn bạn hãy xem lại bài: VSA 01 – Xác định Vị thế của Smart Money

Mô hình Spike & Ledge

Trích từ bài: VSA 03 – Buy / Sell Climax

Điều kiện ứng dụng mô hình Spike & Leg

+ Đỉnh 1 nó phải là Buy Climax với Volume cao hoặc siêu cao

+ Đỉnh 2 test về và không vượt được Đỉnh 1, và phá cấu trúc trong đỉnh 2 thì chúng ta sẽ vào Sell

+ Chúng ta có thể dùng cấu trúc nhỏ hơn trong khung thời gian nhỏ (M1, M5) hơn để Entry với mẫu hình này. Hoặc dùng mẫu hình nến ở khung M15 nếu trade trong khung M15

Phân biệt các mô hình SOS – Sign of Strength

Đặc điểm chung

  1. Bối cảnh: sau một xu hướng giảm
  2. Đặc điểm:
    • Đều có Volume cao hoặc siêu cao cho thấy dòng tiền lớn đang mua vào ngăn chặn đà giảm của giá – dấu hiệu gom hàng của Smart Money.
    • Giá giảm chậm lại, dừng lại hoặc đảo chiều sau đó.

Phân biệt các mẫu hình đóng vai trò gom hàng trong VSA, bối cảnh của 6 mẫu hình luôn là sau 1 xu hướng giảm, bởi vì Smart Money luôn gom hàng ở giá thấp, SM không bao giờ gom hàng ở giá cao, và SM gom khi thị trường đang giảm, khi mà công chúng đang ồ ạt, hoảng loạn bán ra thì SM âm thầm gom vào.

Đặc điểm chung của nó là sau một xu hướng giảm, Volume đột nhiên tăng cao hoặc siêu cao, vol càng cao càng tốt, SM tham gia càng mạnh, càng kiên quyết, còn Vol yếu thì chúng ta xác định cái mẫu hình đó cho tín hiệu yếu. Trong Wyckoff thì nó cũng có những trường hợp mà Vol yếu nhưng tạm thời chúng ta chưa có đề cập tới. Các bạn nhớ là luôn luôn phải có Vol, Vol càng cao càng tốt sau 1 xu hướng giảm.

Sau khi SM bắt đầu gom hàng thì cái dấu hiệu tiếp theo của giá là các bạn phải thấy được giá nó giảm yếu lại, chứ sau khi SM gom hàng mà giá vẫn giảm ầm ầm thì cái đó là không đúng nhé. Sau khi chúng ta phát hiện Vol siêu cao thì chúng ta phải thấy giá giảm chậm lại, hay thậm chí là nó khựng lại giống như mô hình Bag Holding, hay là nó đảo chiều luôn giống như mô hình Bottom Reversal.

Trên hình là các mẫu hình được sắp xếp theo sức mạnh tăng dần:

Climax -> Downthrust -> Stopping Volume -> Bag holding -> Two bar RVS -> Bottom RVS

Đây là 6 mẫu hình cho thấy dấu hiệu gom hàng của Smart Money, hay là dấu hiệu của sức mạnh (sign of strength) , trong Wyckoff người ta để là SOS, sau này khi học tới Wyckoff thì bạn sẽ gặp lại dấu hiệu này.

Thủ thuật giao dịch với nến SOS (các nến cảnh báo đảo chiều)

  1. Bước 1: Xác định nến SOS tạo đáy với Volume siêu cao, xác định SM bắt đầu mua vào.
  2. Bước 2: Chờ cho giá đi ngang từ 2 – 8 nến, thông thường là các nến thân ngắn với volume thấp, kinh nghiệm tốt nhất rơi vào khoảng 2-3 nến, đi ngang không phải lúc nào cũng tạo inside mà đơn thuần nó chỉ là những cây nến thân nhỏ.
  3. Bước 3: Sau khi đi ngang, giá có thể tạo Shakeout trước khi bước vào giai đoạn tăng (nến fakey)
  4. Bước 4: Vào lệnh khi Nến đóng cửa vượt lên khỏi nến giảm gần nhất. Nếu giá đi ngang dạng cấu trúc nhỏ thì chờ giá phá cấu trúc.

Thị trường đang giảm mạnh mà nó muốn đảo chiều, thì trước tiên tốc độ giảm giá của nó phải yếu lại, sau đó đi ngang để hấp thụ Cung cầu , cuối cùng tạo Shakeout và đẩy giá vượt lên trên. Đây là quá trình tích luỹ của Wyckoff. Các bạn nhớ khi giao dịch theo mô hình Nến hay mô hình cấu trúc thì chúng phải đều có ý nghĩa như nhau, tại vì Cung & Cầu thì nó luôn có ý nghĩa giống như nhau. Quá trình đảo chiều nó sẽ trải qua 3 giai đoạn như vậy: phase A là giá sẽ giảm chậm lại, phase B là hấp thụ Cung Cầu, đến khi nào Cung Cầu của phe đối diện cạn kiện, nó sẽ thể hiện bằng cái volume rất là thấp, và trong nến thì nó sẽ thể hiện bằng những nến đi ngang, phase C tạo shake out (hoặc ko tạo shakeout) và bắt đầu tăng giá

[1] SOS – Climax

[2] SOS – Downthrust

[3] SOS – Stopping Volume & Cấu trúc sóng tương ứng

Mô hình Stopping volume là hình thái khác của mô hình phân phối có Volume tăng dần, đi kèm với biên độ giá giảm dần. Dấu hiệu bất thường khi Giá thì càng ngày càng yếu đi nhưng Vol càng ngày càng cao, đây chính là dấu hiệu mà Smart Money tham gia vào để bán ra.

Mô hình tương ứng của nó là mô hình Nêm, trong sóng Elliot thì người ta gọi tên sóng này là Ending Diagonal (sóng kết thúc xu hướng), trong Wyckoff thì gọi mẫu hình này là SoT (Shortening of the Thrust – SOT – Rút ngắn lực đẩy).

Bạn thấy mô hình Nến và mô hình Biểu đồ có ý nghĩa tương tự nhau. Trong cái Vol của mô hình biểu đồ thì nó khó nhận diện hơn, tại vì các bạn phải tính tổng vol của sóng tạo đỉnh 1, tổng vol của sóng tạo đỉnh 2, tổng vol của sóng tạo đỉnh 3, thì các bạn mới biết là nó có phân kỳ vol hay không, còn nếu chúng ta chỉ check vol ở cây Nến đỉnh số 3, đỉnh số 2, đỉnh số 1 thì gần như là chúng ta sẽ không thấy sự khác biệt nhiều. Do đó khi quan sát phân kỳ volume này thì chỉ có dùng VSA là quan sát dễ nhất, có nghĩa là dùng Nến là quan sát dễ nhất, còn rất khó để quan sát trong cấu trúc. Cho nên bài ngày hôm này là bài rất quan trọng của VSA khi mà nó cho thấy rõ tác dụng của VSA.

Như mấy bài trước thì Mr.Ben thường khuyên là học xong cấu trúc thì bỏ Nến đi, đúng không nào ? Nhưng mà ngày hôm nay khi các bạn học tới cái phân kỳ Volume này thì chắc chắn các bạn phải dùng Nến để quan sát thị trường. Thì không phải cứ bỏ Nến đi đâu các bạn, mà mỗi phương pháp nó sẽ có một cái thế mạnh riêng và chúng ta phải biết cách khai thác để sử dụng nó.

[4] SOS – Bag Holding & cấu trúc sóng tương ứng

Bag Holding nó cũng cho thấy sự phân kỳ nhưng mà phân kỳ ở đây nó có một cái đặc điểm khác so với Stopping Volume,

Stopping Volume thì nến sau vẫn tăng cao hơn nến trước và đôi khi sẽ có rút râu ở phía trên, nó giống như mô hình sóng đỉnh sau vẫn cao hơn đỉnh trước, mặc dù SM đã can thiệp, đã vào bán nhưng mà giá nó vẫn còn cố để đẩy qua đỉnh, hay nói cách khác là nó vẫn còn cố để rướn lên, chưa cho thấy sự quyết tâm của SM để ngăn chặn giá.

Còn đối với mô hình Bag Holding này thì sau khi SM tham gia xong thì giá gần như không thể vượt qua đỉnh, điều này cho thấy sự quyết tâm cao và sẵn sàng bán của SM, SM chấp nhận bán bất chấp và bán ngay lập tức. Các bạn chú ý điểm này nhé, có nghĩa là SM thấy thị trường với vùng giá đó là hợp lý rồi là nó bán bấp chấp, nó bán ngay lập tức không cần chờ đợi gì nữa, không cần chờ gom hàng, hay tích luỹ, hay phân phối gì hết, mà nó thấy giá đó là nó bụp luôn.

Thông thường những hành động này là của Commercial, hay là của những Cá Voi, thông thường Commercial tham gia vào thị trường thì người ta không quan tâm tới cái việc gom hàng hay tích luỹ hàng mà người ta chỉ thực hiện để hoàn thành cái hợp đồng thôi, vd như người ta mua 1 triệu $ thì người ta đặt cái lệnh Limit vào, thì giá mà nó chạm cái mức giá đó thì nó tự động sẽ bật ngược trở lại hay mình còn gọi vùng giá đó là vùng Limit order, Mr. Ben hay gọi đó là Wall (tường giá), tại vì giá sẽ không bao giờ xuyên thủng được cái tường đó.

Trong Heatmap thì Mr. Ben mô tả đó là Iceberg order, thì giá cứ chạm cái tường đó là nó sẽ bật !

Lệnh Iceberg (hay còn gọi là Lệnh ẩn) là lệnh mà chỉ một phần nhỏ của tổng khối lượng giao dịch được người tham gia thị trường nhìn thấy. Lệnh này cho phép các nhà giao dịch tổ chức đặt lệnh lớn trên thị trường mà không cần "cho thấy bàn tay của họ". Đây là cách các tổ chức và nhà tạo lập thị trường che giấu ý định của họ và tránh ảnh hưởng trực tiếp đến giá.

Các bạn hiểu đơn giản là Stopping Volume và Bag Holding nó đều là mẫu hình phân kỳ vol và có sự tham gia của Smart Money vào, nhưng mà ở Bag Holding thì nó cho thấy cái sự quyết tâm hơn của SM so với mô hình Stopping Volume. Khi xuất hiện cái mẫu hình Bag Holding thì giá trị của nó sẽ cao hơn.

Sóng tương ứng thì các bạn sẽ thấy nó là mô hình chữ nhật hoặc tam giác, giá không bao giờ vượt được cái đỉnh cao nhất, hình thành cái mẫu hình đó và phải đi kèm với volume cao hoặc siêu cao nhé các bạn.

Các bạn nhớ tất cả mô hình nến của mình thì ngoài No Supply, No Demand, thì còn lại đều đi kèm Vol càng cao thì càng tốt

Mua bán ngay khi xuất hiện Phân kỳ Volume

Khi mà chúng ta thấy phân kỳ Volume, tức là Smart Money tham gia vào thì chúng ta sẽ vào mua / bán ngay tại cái thời điểm đó, chứ không có chờ giá chạy xong test về giống như các mẫu hình trước mà chúng ta đã học. Khi Mẫu hình này xuất hiện thì chúng ta sẽ vào đánh ngay khi nó hoàn thành cái mẫu hình và có 1 nến xác nhận, thông thường chúng ta sẽ chờ cái nến xác nhận đóng cửa để chúng ta Sell / Buy theo cái nến đóng cửa đó.

Tại vì mẫu hình thành có thể đóng 2 vai trò chứ không phải chỉ đóng 1 vai trò là đảo chiều nhé các bạn, giống như là Tái tích luỹ trong Wyckoff, mặc dù cái giai đoạn tái tích luỹ đó Vol cũng rất là cao, SmartMoney tham gia vào bán ở trên đỉnh, nhưng mà khi giá nó Breakout lên trên, thì nó sẽ trở thành một cái quá trình hấp thụ, tại vì Cá Mập bán xuống nhưng mà đôi khi lại có Cá Mập lớn hơn mua ngược lên, tức là người đánh ngắn hạn đang bán ra, nhưng người đánh dài hạn người ta vẫn đang mua vào, nên nó mới xảy ra quá trình hấp thụ đó, hay còn gọi là tái tích luỹ hoặc tái phân phối.

Thì để đánh an toàn, chúng ta luôn luôn chờ xác nhận, và ở đây là chúng ta xác nhận bằng 1 cây nến tiếp theo, hoặc là chúng ta xác nhận bằng một cái cấu trúc ở khung thời gian nhỏ hơn, tại vì nhìn Nến thì các bạn sẽ không biết nó tái cấu trúc lúc nào cho nên bắt buộc chúng ta chuyển xuống khung thời gian nhỏ hơn để chúng ta tìm cái điểm vào.

Cảnh báo Breakout giả

Phân kỳ Volume nó còn có 1 tác dụng nữa đó là để Cảnh báo Breakout giả. Thì các bạn biết khi mà chúng ta xác định được 1 cái vùng sideway và các bạn đánh breakout, hay các bạn đánh breakout qua một cái cản, giá vừa mới break qua cản xong mà nó hình thành 1 cái PK Volume thì điều đó có nghĩa là gì ?

Có nghĩa là khả năng SM đang lấy thanh khoản ở phía trên và các bạn phải sẵn sàng cho 1 kịch bản Breakout giả và giá sẽ đảo chiều. Nếu các bạn có sử dụng các công cụ hiện đại như BOOKMAP (Heatmap) thì các bạn sẽ thấy được Liquidity ở phía trên đó. Nhưng mà nếu các bạn không sử dụng Bookmap & Heatmap thì các bạn vẫn có thể thấy được cái Liquidity đó thông qua cái Phân Kỳ Volume, nếu chúng ta hiểu đủ sâu thì chúng ta không cần các công cụ tốn tiền mà vẫn mang lại cái hiệu quả tốt. Thì phân kỳ Volume là 1 trong những dấu hiệu mà các bạn có thể sử dụng nó để thay thế.

Phân kỳ Volume xuất hiện sau một nến Breakout là dấu hiệu xấu, giá có thể đang lấy thanh khoản để đảo chiều

Sẵn sàng cho một kế hoạch đảo chiều (thay đổi Bias) khi xuất hiện phân kỳ Volume.

[5] SOS – Two Bar Reversal & Cấu trúc sóng tương ứng

Nó giống hệt Bottom Reversal, nhưng trong mẫu hình này, Nến 2 đóng cửa không vượt lên bằng Nến 1, có nghĩa là nó đảo chiều, nhưng mà yếu hơn. Nếu cây Nến 2 này có Vol siêu cao, thì khả năng thị trường giảm tiếp rất cao, còn nếu Nến 2 mà có Vol nhỏ, thì nó lại đóng vai trò như là test Cung, giống như một cây nến test như bài vừa rồi chúng ta học, hoặc giống như sóng test trong mô hình 2 đỉnh / đáy

Two Bar reversal

  1. Bối cảnh: sau một xu hướng giảm
  2. Đặc điểm:
    • Volume & Spread siêu cao tại nến 1, nến 1 đóng cửa sát đáy.
    • Nến 2 đóng cửa ngược lại với spread ngắn hơn nến 1.
    • Volume nến 2 thấp thì nến 2 được xem là phiên test.
    • Có giá trị hơn khi nến 1 tạo đáy mới, tương tự như Selling Climax.

Đối với mô hình Two Bar Reversal thì bắt buộc chúng ta phải chờ những dấu hiệu tiếp theo để chúng ta có thể đánh. Nếu như các bạn từng học Nến thì sẽ thấy nó giống như mô hình nến Inside Bar, hay là giống mô hình nến Harami. Còn trong cấu trúc thì các bạn thấy nó giống như một đợt dừng lại tạo cấu trúc hình tam giác hoặc chữ nhật, thì đối với mô hình này thì nó có khả năng đóng cả 2 vai trò, nếu mà nó phá xuống dưới thì khả năng là nó sẽ giảm tiếp, còn ngược lại nó phá lên trên thì giá sẽ tăng.

Cho nên mẫu hình này là mẫu hình đảo chiều nhưng mà là mẫu hình đảo chiều yếu, cho nên mình phải chờ những dấu hiệu tiếp theo thì mới có thể giao dịch được. Cái mẫu hình Bottom Reversal thì nó sẽ đảo chiều mạnh hơn mô hình Two Bar Reversal.

Mẫu hình Two Bar Reversal này ta sẽ thấy nó rất nhiều trên thị trường vì cái điều kiện nó khá dễ hơn so với Bottom Reversal.

Nến 2 tăng không ngang bằng với Nến 1, đảo chiều yếu hơn, thì các bạn sử dụng mẫu hình này cũng giống như mẫu hình Bottom Reversal với vai trò là OrderBlock, nhưng các bạn lưu ý là sau khi hình thành mẫu hình Two Bar Reversal thì nó phải tăng ít nhất 2, 3 cây Nến nữa thì xác nhận mua mạnh, thì cái OrderBlock của chúng ta mới mạnh nhé.

[6] SOS – Bottom Reversal & Cấu trúc sóng tương ứng

Bottom reversal
  1. Bối cảnh: sau một xu hướng giảm, đột nhiên Vol tăng lên rất là cao thì đó là dấu hiệu của phe Mua vào cuộc.
  2. Đặc điểm:
    • Volume và Spread siêu cao tại nến 1, nến 1 đóng cửa sát đáy. Nó khác biệt với Sell Climax là cái râu nến của Sell Cimax phía dưới tương đối dài, còn nến 1 của cặp Bottom Reversal thì gần như là không có râu nến, có nghĩa thanh nến 1 này là 1 thanh đóng cửa giảm mạnh. Thông thường trong VSA mà một thân nến đóng cửa giảm mạnh đi kèm Volume rất cao thì giá có khả năng cao là sẽ tiếp tục giảm. Nhưng mà ở đây có 1 sự bất thường là sau khi Nến 1 đóng cửa giảm mạnh, thì nến 2 nó lại không giảm mà tăng lại với một biên độ tương đương với Nến 1
    • Nến 2 đóng cửa ngược lại với spread tương đương nến 1. Hay mình hiểu là Nến 1 giảm bao nhiêu thì nến 2 tăng lại bấy nhiêu. Và cây nến 2 này đóng cửa trông giống như 1 cây nến Engulfing, nó có thể là Engulfing, nó có thể ngang bằng hoặc đóng cửa cao hơn Nến 1. Cái dấu hiệu bất thường ở đây là thị trường không giảm sau 1 cây nến đóng cửa giảm mạnh, mà còn đột ngột tăng ngược trở lại, thì cho thấy đây là dấu hiệu Smart Money mua vào, chứ không phải bán ra.
    • Volume nến 2 lớn là dấu hiệu nguồn cung vẫn còn nhiều, giá có thể test lại đáy, nhưng mà Volume nến 2 mà thấp thì nó sẽ đóng vai trò như là cạn cung, cạn cung thì các bạn biết là sau đó giá nó sẽ tăng dễ dàng.
    • Nếu nến 1 tạo đáy thấp nhất, tức là trước đó nó không có cái đáy nào khác, và cây nến 2 không tạo đáy thấp hơn nến 1, thì cây Nến 1 này thì có giá trị tương tự như Selling Climax. Hay các bạn hiểu sau 1 xu hướng giảm, không có 1 cái cản nào phía trước, mà nó xuất hiện cái cặp nến này thì khả năng đó là bắt đầu chiến dịch mua vào của Smart Money

Mẫu hình này có 1 cấu trúc tương ứng V-shape Pattern, thường xuất hiện trong mẫu hình Vai-Đầu-Vai hoặc Quasimodo. Sau khi giá đi trong 1 xu hướng giảm, các bạn thấy sóng đẩy vẫn là sóng giảm, nhưng mà đột ngột có 1 sóng đẩy ngược lại, ngang bằng với sóng đẩy trước đó mà không qua một cái giai đoạn trung gian nào hết, thì đây là dấu hiệu chứng tỏ phe Mua rất là mạnh.

Để tìm trên biểu đồ thì các bạn cứ tìm những cặp Nến Engulfing rồi sau đó các bạn check Vol là OK.

Lưu ý khi Trade với Mô hình Bottom Reversal

Đối với mẫu hình Bottom RVS thì các bạn nhớ thế này, vì cây Nến 2 nó đóng cửa ngang hoặc vượt lên trên Nến 1, mà theo mô tả, Nến 1 & Nến 2 đều có biên độ rộng, có nghĩa là nếu các bạn vào lệnh ngay khi đóng cửa Nến 2, thì rõ ràng SL của chúng ta khá xa. Cho nên vào lệnh ngay khi bộ nến Bottom RVS hình thành nó không phải là quyết định thông minh, cho nên là mình sẽ chờ Test, giống như mô hình Spike & Ledge, bạn sẽ thấy nó test với những cây nến thân nhỏ và vol thấp , nguyên cái bộ nến test nó cũng giống như Nến Inside, sau đó nó break lên trên.

Còn ở trên Chart cấu trúc các bạn sẽ thấy nó giống mô hình Quasimodo, test về vai phải, khi phá cấu trúc ở vai phải thì chúng ta sẽ mua lên, đôi khi nó sẽ giống như mô hình Vai-Đầu-Vai.

Giao dịch BREAKOUT

Mô hình Chim sẻ đậu dây điện + Kết hợp MA 13-21

Điều kiện sử dụng:

  • [1] Thứ nhất là giá phải vượt lên khỏi Key Level.
  • [2] Sau đó nó sẽ hình thành cái mô hình nến Inside và test lại về KeyLevel, giá không được break xuống MA 13-21 (lưu ý là dành cho nến M15, nếu dùng cấu trúc khung thời gian nhỏ hơn thì check MA 21-33), check vol thấp.
  • [3] Sau đó phải có một nến Break ra khỏi cái vùng inside đó xác nhận là giá tiếp tục đi lên. Confirm vào lệnh.

Setup 1234

Setup BỔ XUNG VỊ THẾ

Dấu hiệu:

  1. Phe Buy mua lên mạnh và điều chỉnh về vùng Unfilled Order
  2. Giá phản ứng tăng lên xác định đây là vùng Unfilled Order
  3. Giá tăng lên nhưng không đáng kể, phe Sell nhảy vào Bổ xung vị thế, áp đảo với tốc độ cao và Vol cao để lại sự thiếu hụt thanh khoản, vùng đó sẽ là OrderBlock (Imbalance – mất cân bằng), các bạn hiểu là ở đó có nhiều lệnh SELL chưa được khớp (unfilled order) vì giá chạy nhanh quá
  4. Giá đi một hồi quay về vùng OrderBlock đó lấy thanh khoản (unfilled order), Xuất hiện bộ nến đảo chiều -> Confirm vào lệnh

Ngược lại cho lệnh Buy nhé.

Thực chiến Trading đang diễn ra hàng ngày

Forex (Day Trading)

Chứng khoán VN (đánh theo H4, D1, dùng H1 để tìm điểm vào lệnh)

Crypto (đánh theo H4, D1, dùng H1 để tìm điểm vào lệnh)

Biểu đồ NếnForexCryptoChứng khoán Việt
* Các công cụ đang được mình sử dụng để giao dịch, phân tích thị trường.

0 BÌNH LUẬN

error: Content is protected !!
Exit mobile version