Phương pháp Wyckoff 03: Qui luật Nguyên nhân & Kết quả – Cách chốt lời với với biểu đồ PnF

0
76
5/5 - (1 bình chọn)

Bài 03 Wyckoff mình sẽ học về Qui luật Nguyên nhân & Kết quả, và chúng ta sẽ học cách sử dụng biểu đồ PnF (Point anf Figure) để xác định mục tiêu giá.

Qui luật Nguyên nhân – Kết quả

3 phát biểu quan trọng của qui luật Nguyên nhân – Kết quả

  1. Khi giá tăng hay giảm chắc chắc phải có nguyên nhân ở đâu đó, còn nguyên nhân ở đâu thì mình không biết, có thể do tin tác động
  2. NGUYÊN NHÂN chủ yếu được hình thành do quá trình tích luỹ/phân phối của Smart Money
  3. KẾT QUẢ luôn luôn tỷ lệ thuận với NGUYÊN NHÂN, tức là cái nguyên nhân nhỏ cho ra kết quả nhỏ, nguyên nhân lớn cho ra kết quả lớn

Dưới góc độ Smart Money: nhìn chung Nguyên Nhân khiến giá cả thay đổi là do sự trao tay hàng hoá (cổ phiếu) giữa những người thiếu thông tin sang những người có thông tin nội gián riêng (từ Dump Money sang Smart Money).

Các bạn hiểu Cá Mập hay Cá Voi trong thị trường tài chính sở dĩ nó thành công được là do nó nắm trong tay thông tin sớm, hay nói cách khác là nó có thông tin nội gián, bất cứ thị trường nào cũng vậy, kể cả VN hay NN, những tổ chức thì nó sẽ có thông tin rõ hơn Retails Trader, những tổ chức càng lớn thì sẽ có thông tin càng chặt chẽ và càng sâu.

Cũng giống như kinh doanh BDS ở Việt Nam, nếu chúng ta biết được khu vực nào đó có dự án hoặc công trình trọng điểm thì chắc chắn giá xung quanh nó sẽ tăng, thì mình sẽ tranh thủ đi mua trước, thì cái đó gọi là thông tin nội gián.

Tuy nhiên không phải lúc nào giá đi ngang cũng là do Smart Money tích luỹ hay phân phối hàng hoá, có thể chỉ là giá đang đi ngang theo qui luật cung cầu bình thường của thị trường (qui luật giá trị, hay là thuyết đấu giá). Khi chúng ta biết tới điều này thì có nghĩa là không có một phương pháp nào là hoàn hảo, ngay cả pp Wyckoff là hoàn hảo nhất từ trước tới nay thì cũng không thể nào giải thích thị trường 100%, cho nên trên thị trường nó luôn luôn có 1 cái mà chúng ta phải chấp nhận, đó là chúng ta phải chấp nhận xác suất thống kê.

Hay nói cách khác là một phương pháp cho dù có tốt đến mấy, thì cũng có lúc là nó sẽ bị sai, nó sẽ không thể nào khiến cho các bạn thắng 100% được. Cho nên trong tất cả mọi giao dịch thì bạn đều phải quản lý vốn cho thật chặt, và phải cắt lỗ khi mà chúng ta sai kế hoạch, cái đó rất là quan trọng, còn nếu những bạn nào đánh mà không có Stop Loss, hay là cứ DCA khi giá giảm thì chắc chắn đến một lúc nào đó, các bạn cũng sẽ banh xác thôi. Thì nhắc đi nhắc lại cho các bạn để nhớ rằng:

Quản lý vốn nó cực kỳ quan trọng ! Chúng ta phải chấp nhận Stoploss là rất bình thường.

Nguyên nhân giá tăng hay giảm

NGUYÊN NHÂN được hình thành trong quà trình tích luỹ/phân phối, KẾT QUẢ là sự di chuyển giá sau đó

  1. Tích luỹ: cổ phiếu được tích luỹ bởi các tay chơi mạnh, cổ phiếu dần được chuyển giao cho đến khi bên BÁN không còn –> KẾT QUẢ giá cả tăng do Cầu nhiều hơn Cung và không còn người bán cản trở việc giá tăng, tại vì Smart Money nó đã mua hết các cổ phiếu trôi nổi trên thị trường, cho nên cái việc tăng giá là việc hiển nhiên. Và Phân phối thì ngược lại.
  2. Nguyên nhân của một quá trình tăng giá là do trước đó Smart Money tích luỹ, Nguyên nhân của một quá trình giảm giá là do Smart Money phân phối, đó là phát biểu thứ 2 của Qui luật Nguyên nhân – Kết quả trong Wyckoff.

KẾT QUẢ tỷ lệ thuận với NGUYÊN NHÂN

Qui mô của NGUYÊN NHÂN càng lớn thì kết quả giá tăng / giảm sau đó càng lớn.

Qui mô được đánh giá qua 2 yếu tố:

  • Biên độ tích luỹ: giá tích luỹ trong mô biên độ lớn thì kết quả tăng giá lớn
  • Thời gian tích luỹ: tích luỹ thời gian càng lâu thì giá tăng càng nhiều, đơn giản là nếu giá sideway tích luỹ trong 7 ngày, thì giá tăng mạnh hơn là nếu giá chỉ tích luỹ trong 2 ngày.

Để đánh giá qui mô của nguyên nhân thì Wyckoff phát minh ra một cái biểu đồ PnF để ông ta đánh giá chất lượng của Nguyên Nhân – Nguyên quả, thì chút nữa chúng ta sẽ học về điều đó.

Thời gian tích luỹ / phân bối

Có một điều lưu ý về quá trình phân phối / tích luỹ, thì Wyckoff cũng có lưu ý cho chúng ta là không phải lúc nào nó cũng phụ thuộc vào cái thời gian hay là cái qui mô của quá trình tích luỹ, mà nó sẽ có một số trường hợp đặc biệt, giống như là trong cái hiện tượng bán cao trào, hay là bán hoảng loạn, thì SM nó sẽ tranh thủ cái lúc công chúng đang hoảng loạn để nó gom phần lớn cổ phiếu trôi nổi trên thị trường, có nghĩa là ngay trong cái giai đoạn hoảng loạn đó nó đã gom hầu hết các cổ phiếu (hàng hoá) rồi, thì cái quá trình tích luỹ nó sẽ xảy ra nhanh hơn

  1. Trong một số trường hợp tích luỹ với hiện tượng bán cao trào, thời gian diễn ra có thể sẽ nhanh hơn do SM tận dụng bán hoảng loạn để gom được lượng lớn hàng hoá, chiến dịch được hoàn thành nhanh hơn.
  2. Trong phân phối thường sẽ diễn ra nhanh hơn do quá trình chốt lời thường quyết đoán hơn, tâm lý thoải mái và ít tính toán hơn.

Có nghĩa là không phải lúc nào nó cũng phụ thuộc vào cái thời gian tích luỹ, đó là những trường hợp đặc biệt. Cho nên khi các bạn học mô hình Spike & Leg của Linda Rashky thì nó chỉ có 2 đáy thôi, chứ không có 3 đáy, tại vì ngay trong cái đáy đầu tiên nó là một quá trình bán hoảng loạn, cho nên phần lớn cổ phiếu và hàng hoá nó đã được trao tay trong cái giai đoạn đầu đó rồi. Thì các bạn biết là nếu mà có quá trình bán hoảng loạn đó xảy ra thì cái quá trình tích luỹ nó sẽ diễn ra rất là nhanh.

Điều này chỉ ra rằng, không phải cứ phải tích luỹ trong thời gian dài thì giá nó mới đi dài, tích luỹ trong thời gian ngắn thì giá nó sẽ đi ngắn, mà nó sẽ có những trường hợp đặc biệt như vậy, mình phải hiểu cái lý thuyết tường tận để có thể biết được các trường hợp ngoại lệ nó sẽ như thế nào nhé.

Biểu đồ PnF – Point and Figure

  • Wyckoff sáng tạo ra biểu đồ PnF để đánh giá chất lượng NGUYÊN NHÂN và ước tính TÁC ĐỘNG
  • Không thể dự đoán được mục tiêu giá nhưng có thể ước lượng được mục tiêu dựa vào nỗ lực hình thành của NGUYÊN NHÂN. Hay nói cách khác là chúng ta có thể ước lượng được mục tiêu dựa vào cố gắng của bên mua / bên bán, nó giống như việc chúng ta cần cù thì nó sẽ có kết quả, còn nếu chúng ta đã không có thiên bẩm mà còn không cần cù, không cố gắng thì kiểu gì cũng không có kết quả.

Thì cái biểu đồ PnF này nó cũng chỉ là biểu đồ ghi nhận lại diễn biến của giá cả thôi, nó không có gì gọi là ghê gớm cả.

Cách hình thành biểu đồ PnF:

  1. Cột X: thể hiện sóng tăng giá. Cột 0: thể hiện sóng giảm giá
  2. Box Size: kích thước hộp, là khoảng giá (có thể là $, pips, hay %)
  3. Reversal amount: lượng đảo chiều, dùng để lọc nhiễu

Ưu điểm của biểu đồ PnF với qui tắc 3 ô đảo chiều (reversal amount: 3)

Nếu giá đảo chiều ít hơn 3 box thì không được tính là đảo chiều, nhờ tính năng này mà những biến động nhỏ gây nhiễu của giá sẽ bị bỏ qua, biểu đồ PnF chỉ ghi nhận lại những biến động lớn mà thôi.

Chi tiết về cách xây dựng biểu đồ này thì bạn có thể xem video nhé, còn mục tiêu của chúng ta là dùng biểu đồ này để xác định mục tiêu giá.

Cách tính mục tiêu giá:

Biên giá = Số cột * Box size * Reversal

Để tính được mục tiêu giá thì chúng ta phải tính được cái Biên giá

Box size và Reversal thì mặc định trên TradingView chúng ta đã có rồi nên không cần phải tính, chúng ta chỉ cần tính số cột, vậy số cột là gì ? Đó chính là số sóng trong quá trình tích luỹ phân phối, được tính từ thời điểm bắt đầu quá trình cho đến thời điểm kết thúc quá trình.

Điểm bắt đầu chính là Buy/ Sell Climax, là cái đáy đầu tiên trong quá trình tích luỹ hoặc cái đỉnh đầu tiên trong quá trình phân phối, và cái điểm cuối cùng là LPS/SOS, hay là cái điểm cuối cùng breakout nhảy qua con lạch.

Thì đơn giản lắm, theo qui luật nhân quả, nếu như mà tích luỹ nhiều sóng thì giá đi càng xa, như vậy rõ ràng số cột càng nhiều thì biên giá càng lớn và số cột càng ít thì biên giá các nhỏ. Khi có Biên giá rồi thì chúng ta cộng với giá của biên dưới ra mục tiêu Min, biên trên ra mục tiêu Max, và trung bình 2 mục tiêu thì ta có mục tiêu Mid, đơn giản như vậy thôi.

Khi mà dùng biểu đồ PnF thì chúng ta cũng có nhiều mục tiêu chứ không phải chỉ 1 mục tiêu, do đó chúng ta phải hiểu mục tiêu nó là một cái dự toán và định lượng một cái vùng giá chứ không phải 1 mốc giá cố định.

(số cột: số cột trong tích luỹ/phân phối, được tính từ BC/SC đến LPS/SOS)

  • Mục tiêu Min: Biên giá + Mức thấp nhất của tích luỹ (biên dưới)
  • Mục tiêu Max: Biên giá + Mức cao nhất của tích luỹ (biên trên)
  • Mục tiêu trung bình: mốc giữa của mục tiêu Min & Max
  • Số cột= 15
  • Boxsize=20
  • RVS=3

–> Biên giá = 15*20*3 = 900

  • Biên Min = 239+900 = 1139
  • Biên Max = 507 + 900 = 1407

Khi mà bạn xác định được mục tiêu thì nó có thêm những lợi ích khác nữa, ví dụ như chúng ta xác định được giá tăng lên tối thiểu 1136, thì khi chúng ta thấy được những vùng tích luỹ nhỏ ở phía trên, khi mà giá nó chưa đạt đến được mục tiêu của biên dưới, thì chúng ta có thể dự tính tích luỹ nhỏ phía trên đó là tái tích luỹ, thì chúng ta sẽ canh mua tiếp ở cái biên nhỏ trong vùng đó để mua lên tiếp

Công dụng thứ 2 là ta tiếp tục tính giá mục tiêu bằng cách tính PnF của vùng tích luỹ nhỏ phía trên

  • Số cột= 15
  • Boxsize=20
  • RVS=3

–> Biên giá = 15*20*3 = 900

  • Biên Min =709+900 = 1609
  • Biên Max = 980 + 900 = 1880

Khi giá chưa chạm đủ Target mà nó xuất hiện thêm một vùng tích luỹ/hay phân phối thì ta có thể kỳ vọng nó là vùng tích luỹ vì giá vẫn chưa đi đến mục tiêu.

Khi giá đã đi đến mục tiêu thì ta sẽ thấy những tín hiệu giá đảo chiều, ví dụ như thấy Buy Climax, thì nó sẽ xác nhận thêm cho mục tiêu chúng ta là đúng, hay chúng ta thấy giá có dấu hiệu đảo chiều tại mục tiêu này, thì chúng ta cũng xác định được là 2 cái nó confirm lẫn nhau, mục tiêu giá đã đạt đủ và dấu hiệu đảo chiều đã xuất hiện, thì có nghĩa là chúng ta nên thoát ra khỏi thị trường và chờ 1 tín hiệu mới.

Thì đó là cái tác dụng khi chúng ta xác định giá mục tiêu bằng biểu đồ PnF, dễ hiểu phải không nào ? Như vậy khi các bạn hỏi xác định mục tiêu giá như thế nào thì bây giờ các bạn đã có thể dùng PnF này để xác định mục tiêu giá.

Mẫu hình Nêm + Mục tiêu giá tại 1120 cho chúng ta lý do để thoát lệnh sell.

Trường hợp đặc biệt, giá tích luỹ theo mô hình Nêm, thì chúng ta xác định chiều cao tại chỗ thoát khỏi Nêm là chiều cao của Biên giá, và áp dụng PnF như bình thường.

Ở đây có 1 điều thú vị là cả 2 vùng tích luỹ (Nêm + vùng tái tích luỹ nhỏ phía trên), đều cho target cùng 1 chỗ, nó confirm lẫn nhau về giá mục tiêu, nên càng có cơ sở là giá mục tiêu đã tính là chính xác hơn

Trong Wyckoff, cách giao dịch theo PnF, người ta có thể chia ra nhiều cái boxsize nhỏ để tính target, sau đó confirm lẫn nhau, đó cũng là một cái rất hay mà chúng ta có thể dùng.

Thì khi mà chúng ta đã xác định được mục tiêu giá rồi, trong trường hợp giá đang di chuyển về mục tiêu, mà chúng ta thấy giá điều chỉnh ở giữa chặng, trong đầu chúng ta có bias là chúng ta sẽ đánh tiếp diễn chứ không đánh đảo chiều

Hôm trước có bạn nào hỏi làm sao để phân biệt được giá đang Tích luỹ hay là Tái tích luỹ, thì hôm nay bạn đã có 1 cơ sở để dự đoán điều này rồi nhé.

Rồi, khi mà chúng ta đã xác định được Target của giá rồi, thì những diễn biến của giá tại vùng target nó cũng rất là thú vị, ví dụ ta thấy nến Buy Climax, hay là giá tự nhiên dừng lại tại đó, thì chúng ta có bias rằng đây chính là Target chính xác, Smart Money bắt đầu bán ra rồi, thì chúng ta sẽ có những hành động phù hợp như là thoát lệnh một cách có cơ sở và chuẩn bị cho một kế hoạch tiếp theo.

Các bạn thấy được các dữ kiện nó confirm lẫn nhau, hay chúng ta hay gọi là hợp lưu với nhau, điều này cho thấy rằng khi mà các bạn càng có nhiều kiến thức, góc nhìn càng rộng thì các bạn xác định được điểm đánh, cũng như là target nó tốt hơn.

Tóm lại, khi dùng PnF của Wyckoff, bạn sẽ có thể lọc nhiễu và xác định giá mục tiêu, các bạn có thể dùng PnF để giao dịch khi thấy các vùng giá tích luỹ, các mô hình nêm như trên.

Nhưng mà PnF không phải là cái chính của bài học ngày hôm nay, mà hôm nay Mr. Ben muốn chỉ cho các một một cái tư duy nó quan trọng hơn, trong cái quyển sách của Ruben viết – VSA chính gốc, làm giàu từ chứng khoán, tại trang 69

Hiện nay, các nhà giao dịch lớn lại đánh giá rằng, sử dụng đồ thị thị PnF để tính mục tiêu giá không đem lại hiệu quả cao trên thị trường ngày nay.

Ngoài ra, một vấn đề với đồ thị PnF là ở chỗ có nhiều cách khác nhau để xây dựng dạng đồ thị này, thiếu sự khách quan. Vd như thay vì sự dụng lọc nhiễu RVS = 3, thì sử dụng RVS = 5, nó sẽ ra một kết quả khác, sử dụng RVS = 10, nó lại ra một kết quả khác. Hay là cái điểm chúng ta đo quá trình tích luỹ / phân phối, mỗi lần chúng ta đo một cách khác nhau thì cũng ra một cái kết quả khác nhau.

Cho nên là Ruben nhận định đó là một phương pháp mà không có tính khách quan, cho nên ông ta không có niềm tin với công cụ này. Nhưng mà vì sao nãy giờ Mr. Ben hướng dẫn cho các bạn kết quả lại ra khá chính xác ? Là tại vì đó là những gì đã xảy ra trong quá khứ rồi, các bạn hiểu chỗ này không ? Tức là mình đã nhìn được mục tiêu và vùng tích luỹ/phân phối nên mình chọn vùng tích luỹ/phân phối để tính nó không còn khó nữa.

Nhưng mà trong khi giao dịch thực, luôn luôn chúng ta phải đặt cái tính khách quan chứ không được chủ quan, thì tất cả những phương pháp giao dịch hiệu quả và nổi tiếng trong thời điểm hiện tại của những trader rất nổi tiếng, thì người ta gần như không xác định mục tiêu giá, hoặc là người ta chỉ xác định để xem khả năng giá nó sẽ đi tới đâu thôi, chứ người ta không có bắt buộc là giá phải đi tới đó mới Take Profit.

Cho nên là người ta luôn Xử lý tình huống sau khi Entry.

Xử lý tình huống sau khi Entry

Ưu điểm:

  1. Tránh được sự chủ quan khi xác định mục tiêu
  2. Thoát ra khỏi thị trường khi có dấu hiệu xấu có thể khiến giá đảo ngược mà chưa đi đến mục tiêu
  3. Luôn đi theo diễn biến hiện tại của thị trường vì thị trường luôn luôn thay đổi, thị trường là một thực thể sống

Tất cả các nhà đầu tư lỗi lạc người ta luôn luôn đánh giá lại cái vị thế và luôn luôn đánh giá lại danh mục đầu tư, chứ không phải đầu tư mua một vài cổ phiếu nào đó rồi để đến già, không phải như vậy ha. Luôn luôn đánh giá lại, các quỹ đầu tư mỗi quí, mỗi tháng nó đều đánh giá lại cái danh mục của nó, nó xem lại các doanh nghiệp đó làm ăn còn thuận lợi hay có vấn đề gì xấu xảy ra không để tiếp tục giữ vị thế hay chốt vị thế, chứ không phải cứ xác định mục tiêu sau là bắt giá phải đi tới đó mới chốt mục tiêu.

Và một trong những quyển sách mà Mr. Ben khuyên bạn nên đọc là: Cách tư duy và giao dịch như một nhà vô địch đầu tư chứng khoán – Mark Minervini, trong quyển này có 1 cách vào lệnh, cách thoát lệnh và xử lý tình huống rất là hay, rất là hiếm có quyển sách nào dạy cho các bạn cách thoát lệnh, các bạn nên nhớ điều đó

Và như lần trước đã nói qua, Mark Minvervini chỉ giao dịch tái tích luỹ theo mô hình VCP đối với các cổ phiếu đang tăng giá, theo Mark, cổ phiếu tốt phải là cô phiểu đang trong quá trình tăng giá. Nếu như một cổ phiếu đang giảm giá, thì chắc chắn trong nội tại của nó đang có vấn đề xấu, có những thông tin bị che đậy mà chúng ta không biết, cho nên là ông ta chỉ mua các cổ phiểu đang trong một xu hướng tăng.

Ông ta dùng MA-50-100-200 để xác nhận xu hướng, sau đó ông ta dùng mẫu hình VCP tái tích luỹ để tìm điểm vào, sau khi vào lệnh rồi thì tiếp tục quan sát thị trường để giữ vị thế hay là thoát ra khỏi thị trường. Mark Minvervini dùng được MA20 để thoát ra khỏi thị trường. Nếu giá đang trong xu hướng tăng mà lại đảo chiều cắt qua MA20, thì ông ta sẽ thoát bớt 1/2 vị thế, nếu mà đó chỉ là tín hiệu giả và tăng tiếp thì ông ta vẫn còn 1/2 vị thế để tiếp tục nắm giữ. Còn nếu giá quay đầu phá ngược lại cấu trúc VCP thì ông ta sẽ thoát toàn bộ vị thế.

Qua đó chúng ta thấy được rằng, Mark Minervini luôn luôn theo dõi diễn biến sau khi vào lệnh để quyết định nắm giữ hay thoát vị thế, điều này nhắc nhở cho chúng ta đừng quá tin tưởng vào một cái setup hay một chiến lược nào, mà tất cả mọi thứ đều có thể xảy ra những tình huống không như chúng ta mong muốn, và chúng ta phải có kế hoạch thoát ra khỏi thị trường ngay lập tức hoặc là chúng ta phải có kế hoạch Stoploss chứ đừng có đánh theo kiểu NO Stoploss, cứ giá giảm thì đi chơi, thì kiểu gì cũng có ngày phá sản. Thì đây là một ví dụ để các bạn thấy Xử lý tình huống sau khi Entry nó quan trọng như thế nào.

Richard Dennis – Cha đẻ Turtle Trading

19 tuổi bắt đầu tham gia giao dịch chứng khoán và trở thành triệu phú $ năm 26 tuổi

Biến tài khoản ban đầu từ 5000$ lên 200.000.000$

Phương pháp của Richard Dennis là luôn đánh theo xu hướng, và ông ta sẽ giữ trạng thái cho đến khi nào mà xu hướng nó thay đổi chứ không bao giờ đặt mục tiêu cho giá, với câu nói nổi tiếng: “Một hệ thống theo xu hướng tốt sẽ giữ cho bạn ở trong thị trường cho đến khi có bằng chứng cho thấy xu hướng đã thay đổi“.

Richard Denis dùng 2 đường MA 10 – 20 (ngày). Khi giá phá lên đường MA 20 phía trên thì ông ta sẽ mua, tất nhiên là có những đánh giá khác đi kèm nhưng ở đây mình chỉ nói về khuynh hướng kỹ thuật. Ông ta sẽ giữ lệnh đến khi nào giá phá xuống đường MA10, và khi giá phá xuống M20 thì ông ta bán xuống, và giữ lệnh đến khi nào giá phá lên đường MA10

Thì đó là 1 trong những cách vào lệnh và thoát lệnh rất đơn giản. Chỉ với 1 pp đơn giản như vậy + Quản lý vốn + Vào lệnh và Thoát lệnh, Nhồi lệnh hợp lý, ông ta đã kiếm được 200tr $ chỉ trong vòng vài năm.

Nhiều người nói rằng pp này chỉ là ăn may trong giai đoạn thị trường tăng giá nên ông ta thắng, để chứng minh hệ thống giao dịch hiệu quả, ông ta đã thực hiện một thí nghiệm Rùa tên “The Turtle Experiment”, ông đã tuyển 20 người trên toàn thế giới không kể già trẻ lớn bé, không cần phải là chuyên gia và đào tạo họ, yêu cầu chỉ đánh đúng pp này thôi, thì có tới 17/20 học viên thành công. 17 người đó đã kiếm được 150tr $ trong vòng 5 năm với Phương pháp này.

VD này cho thấy việc xác định mục tiêu giá không phải là mấu chốt, cái quan trọng là xử lý tình huống sau khi vào lệnh nó quan trọng hơn, và chúng ta đừng quá đặt nặng mục tiêu ở đâu hoặc giá phải đi đến đâu, mà giá nó sẽ đi cho tới khi nào nó có dấu hiệu đảo chiều.

Một hệ thống theo xu hướng tốt sẽ giữ cho bạn ở trong thị trường cho đến khi có bằng chứng cho thấy xu hướng đã thay đổi“.

Richard Dennis

Biểu đồ PnF – Point and Figure

Không thể dự đoán được mục tiêu giá nhưng có thể ước lượng được mục tiêu dựa vào nỗ lực hình thành của NGUYÊN NHÂN

Các ứng dụng hữu ích:

  1. Ước lượng mục tiêu nhưng không chủ quan mà linh động theo diễn biến thị trường hiện tại
  2. Có cái nhìn tổng thể để xác định các cấu trúc nhỏ hơn trong tái tích luỹ hay tái phân phối
  3. Xác nhận thêm cho các tín hiệu tại mục tiêu giá.

OK, đó là tất cả những gì Mr. Ben muốn chia sẻ các bạn hôm nay, nếu thấy hay và hữu ích thì hãy chia sẻ để lan toả cho những người cần.

Hẹn gặp các bạn trong bài kế tiếp !

Xin lưu ý: Toàn bộ nội dung của bài học này được trích ra từ video của Mr. Ben, các bạn nên xem video gốc bên dưới để nắm bắt thêm những điều mà mình không đề cập.
Đặc biệt, tất cả bài viết và video theo VSA này nhằm mục đích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, không phải là mục đích kêu gọi đầu tư, đây là thị trường đầy rủi ro và bạn nên tự chịu trách nhiệm cho quyết định của mình.

Xem video bài học Phương pháp Wyckoff 03: Qui luật Nhân – Quả và cách ứng dựng biểu đồ PnF