VSA 04 – Đừng làm mồi cho Cá Mập

0
183
5/5 - (2 bình chọn)

Qui tắc cuộc chơi tài chính:

“Cá lớn nuốt cá bé”

Khi mà chúng ta hiểu về các thành phần tham gia thị trường rồi thì chúng ta biết thị trường không phải di chuyển ngẫu nhiên hoàn toàn 100%, mà đôi khi nó sẽ di chuyển ngẫu nhiên, đôi khi nó sẽ bị chi phối bởi những Cá Mập. Và chúng ta phải chấp nhận sự thật đó !

Người đưa ra logic này là Richard Wyckoff (1873-1934), người sống cách đây 1 thế kỷ, bạn có thể thấy được rằng các học thuyết này nó không có mới, nó đã tồn tại cách đây hơn 100 năm!

Dù bạn đi theo trường phái tư duy nào thì cũng phải chấp nhận 1 điều rằng:

“Luôn có một thế lực “cá mập” (CO) đứng sau tìm mọi cách khai thác và điều khiển thị trường theo hướng có lợi cho họ.”

Richard Demille Wyckoff – (1873-1934)

“Cách hay nhất để không làm mồi cho cá mập là, chỉ giao dịch sau khi cá mập đã lấy thanh khoản

Mr. Ben

Cho nên khi các bạn tìm hiểu về thị trường mà các bạn chưa đọc đến cái logic của Wyckoff thì đó là một cái thiệt thòi, các bạn cứ nghĩ thì trường nó minh bạch, nó hoàn hảo 100% nhưng mà không phải như vậy.

Cho nên những phương pháp mà chúng ta giao dịch một cách truyền thống, hay còn gọi là giao dịch theo Cung – Cầu thuần tuý, thì nó sẽ không có chính xác.

Có nhiều bạn nói rằng, tại sao cái phương pháp trading của mình nó đúng trong giai đoạn này nhưng lại không đúng trong giai đoạn khác. Đó là vì bạn chưa hiểu bản chất của thị trường nó như thế nào cho nên bạn xây dựng phương pháp nó sẽ lúc đúng lúc sai như vậy đó, và các bạn không tìm được cái con đường để mà đi.

Hi vọng là các bạn mới tham gia thị trường có duyên đọc được quyển sách này, cũng như có duyên xem được chuỗi bài viết này, và đặc biệt là xem được các video mà Mr. Ben đã chia sẻ. Trước khi tham gia vào bất kỳ khoá học nào mà các bạn phải trả tiền thì các bạn hãy xem hết các video của Mr. Ben hướng dẫn, thì ít nhất là các bạn có một nền tảng kiến thức và có một hiểu biết nhất định để các bạn không bị lùa gà nhé ^^.

Và đối với Mr.Ben, sẽ không có bất kỳ một cái bí mật nào trong thị trường tài chính. Tất cả những cái mà người khác nói với bạn là Bí mật thì nó đã tồn tại trên thị trường hàng trăm năm nay rồi và người ta đã nói đến cả trăm năm nay rồi, cho nên khi mà nghe tới từ bí mật thì mình rất dị ứng và các bạn cũng nên như vậy.

Và có một số những KOL thì họ sẽ đặt một cái tên khác để giải thích cho một cái sự kiện. Ví dụ như chúng ta hay nói về Stophunt – là test Stoploss, hay bẫy thanh khoản…thì nó cũng sẽ có rất nhiều cái tên khác nhau như là: Bull Trap, Bear Trap, hay là Upthrust, Downthrust, hay là Spring, hay là Liquidity.. có rất nhiều tên gọi mà khi các bạn học đủ nhiều thì các bạn biết là nó chỉ đang miêu tả một thứ thôi, đó chính là Stophunt, chứ không phải là nhiều thứ khác nhau. Lợi dụng điều này thì một số KOL đặt một cái tên nào đó nghe cho nó nguy hiểm mà mình hay gọi là “Đánh tráo khái niệm”, có nghĩa là khi họ đặt một cái tên khác thì người ta sẽ nghĩ đó là một cái gì mới, nhưng mà không phải nhé các bạn. Cho nên các bạn nên xem các bài học video của Mr. Ben trước khi mất tiền oan bạn nhé.

Vì sao Mr. Ben hướng các bạn và chia các bạn (traders) theo cái báo cáo COT ?

Phân loại Trader theo báo cáo COT – Commitment of Traders Report

CommercialsNon – Commercials
Các tổ chức tham gia kinh doanh với múc đích phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá (Hedgers)Các tổ chức tham gia vào thị trường với mục đích đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận

Retail Traders: tham gia vào thị trường để tìm kiếm lợi nhuận

Thì nó còn có một cái đặc điểm rất quan trọng như thế này, các bạn quan sát nhóm Retail Traders, theo báo cáo COT thì người ta nói đó là nhóm giao dịch với các khối lượng rất là nhỏ và không có khả năng ảnh hưởng tới thị trường, cho nên không cần phải báo cáo với cơ quan chức năng. Thì nó mới sinh ra 1 cái chuyện thế này, nghĩa là khi các bạn giao dịch trên các khung thời gian lớn thì thanh khoản của nó rất là nhiều, khối lượng giao dịch khủng, bắt buộc phải báo cáo với cơ quan chức năng, cho nên khi các bạn giao dịch trên các khung thời gian càng cao, thì khả năng thao túng giá của Cá Mập càng ít.

Cho nên khi các bạn giao dịch trên các khung thời gian dài hạn thì khả năng là các bạn dành chiến thắng dễ dàng hơn là các bạn giao dịch trên các khung thời gian bé hơn như M15, M30, H1. Các bạn lưu ý điều này nhé. Điều đó giải thích cho chuyện vì sao các bạn cứ giao dịch trên khung thời gian D, W, M … thì các bạn ít bị quét Stoploss hơn, và ngược lại, khi các bạn giao dịch trên các khung M15, M30.. thì nó sẽ thường xuyên có những đợt thao túng giá, hay nói đơn giản là thường xuyên các bạn bị quét stoploss hay lấy thanh khoản, cho nên các bạn phải hiểu điều này thì các bạn mới chọn một cái phương pháp giao dịch tốt được.

Các bạn thấy nó rất là lạ đúng không ? Cùng một cái phương pháp đó, các bạn giao dịch trên các khung thời gian cao hơn thì cái hiệu quả của nó sẽ tốt hơn là các bạn giao dịch trên các khung thời gian nhỏ

Và có một cái nữa mà các bạn cần phải chú ý đó là mình đang nói ở đây là những thị trường được chính phủ kiểm soát như Chứng khoán, Forex… Còn những thị trường mà không được chính phủ kiểm soát thì cái nạn thao túng giá nó sẽ tràn lan và xuất hiện ở khắp mọi nơi, và các bạn biết mình đang nói tới thị trường nào mà đúng không, đó chính là Crypto. Các bạn đang giao dịch Coin thì nên lưu ý nhé, dù cho bạn giao dịch ở khung thời gian nhỏ M15, M30, H1, hay khung thời gian cao H4, D,… thì đều có một tổ chức nào đó thao túng giá.

Ví dụ một cái tổ chức nào đó họ mua một cặp tiền tệ nào đó thì chắc chắn họ phải tìm người bán cho họ, phải không nào ?. Nhưng mà do khối lượng giao dịch của họ quá lớn cho nên là cái thanh khoản của họ không có đủ, cho nên giá cả nó sẽ di chuyển tới vùng có đủ thanh khoản để khớp lệnh cho những cái vị thế đó, thì những cái vùng có cái thanh khoản, những vùng có khả năng khớp lệnh, đối ứng với những cái vị thế đó thì chúng ta gọi là “Liquidity”.

Vùng thanh khoản “Liquiditiy” là gì?

Các nhà giao dịch lớn cần tìm các nhà giao dịch khác đối ứng lệnh của họ khi mở vị thế hoặc đóng vị thế (phía đối ứng)

Ví dụ, nếu các nhà giao dịch lớn đã mua một lượng lớn cổ phiếu khi giá giảm, họ sẽ cần giữ vị thế này ít nhất cho đến khi họ tìm thấy một vùng thanh khoản khác cho phép họ đóng vị thế đã mua. Đây là lý do vì sao giá gần như bắt buộc phải ghé thăm lại những vùng/hoặc mức giá có lượng lớn lệnh giao dịch đang chờ khớp (tạo ra thanh khoản).

Tính thanh khoản được xác định bởi Stop Loss – SL (dừng lỗ). Nơi Stop Loss tồn tại thì cũng đồng thời tồn tại Liquidity. Smart Money cần kích hoạt SL của các Retails Trader để họ có thể có thanh khoản cho vị thế của mình.

Sách: làm giàu từ chứng khoán bằng phương pháp VSA chính gốc – trang 224

Và cái tính thanh khoản trên thị trường forex thông thường thì nó được xác định bởi những cái Stoploss của Retail Traders. Khi mà các bạn đang đặt Stoploss thì đồng nghĩa với các bạn đang mua và đang bán ngược lại. Hay các bạn hiểu đơn giản là cái vùng mà các bạn hay đặt Stoploss sẽ là cái vùng giá mà nó sẽ hút giá đi tới để kích hoạt những cái lệnh StopLoss của các bạn.

Nơi nào có nhiều thanh khoản “Liquidity” ?

Nơi có nhiều Retails Traders đặt Stoploss là nơi có nhiều thanh khoản.

  1. Tại các swing high/low trên các khung thời gian lớn: MN, WK, D1, H4
  2. Tại các SDz mạnh
  3. Tại các Keylevel quan trọng nhiều điểm hình thành
  4. Bên ngoài Trading range sau một giai đoạn tích luỹ / phân phối

Thì vùng hút giá, hay vùng Liquidity ở trên biểu đồ sẽ là những cái vùng nào ? Thì các bạn có thể hiểu đơn giản là đó là những đỉnh và đáy trên các khung thời gian cao như M, W, D, H4. Các bạn nhớ là khung thời gian càng cao thì việc lấy thanh khoản càng cao, tại vì ở đó có nhiều người mua người bán.

Vùng thanh khoản cao thứ 2 là tại các vùng Supply / Demand mạnh, hay là tại càng vùng SDz ở phiên Mỹ như bài VSA-01 mà chúng ta đã học. Không phải giá cứ đến các SDz mạnh là nó đảo chiều, mà thông thường giá đến vùng SDz mạnh nó phải lấy thanh khoản xong nó mới đảo chiều

Cái vùng thứ 3 mà các bạn hay thấy là tại các Key Level quan trọng, hay là tại những cái cản, các bạn hiểu đó là những cái cản mà có nhiều điểm hình thành, thì đó gọi là Key Level quan trọng.

Vùng thứ 4 các bạn hay thấy đó là bên ngoài một cái giai đoạn Sideway (trading range). Có phải là khi giá Sideway, giá vượt ra thì thường các bạn sẽ đánh Breakout đúng không? và các bạn đặt Stoploss ở phía bên kia của Trading Range, cho nên đó cũng là một cái Vùng thanh khoản.

Cụ thể, khi giá về Supply, thì các bạn bán xuống, thì các bạn sẽ đặt SL ở phía trên Supply, thì cái vùng mà các bạn đặt SL phía trên đó = Lệnh Buy Stop Liquidity, thì đó là thanh khoản.

Ngược lại, khi giá về Demand mà các bạn đặt lệnh mua và SL bên dưới Demand, thì vùng bên dưới gọi là vùng thanh khoản.

Đó là lý do vì sao trong bài VSA-02, chỗ vị thế tối ưu, Mr. Ben không cho các bạn đặt lệnh Limit khi mà chúng ta xác định được một cái Suppy/Demand Zone, tại vì điều đó rất là nguy hiểm, chẳng khác gì các bạn đặt sẵn một cái thanh khoản để cho Cá Mập nó làm thịt các bạn.

Cho nên khi mà chúng ta hiểu như vậy rồi thì gần như chúng ta sẽ bỏ tất cả các lệnh Limit, chúng ta sẽ luôn chờ diễn biến của giá và chờ xác nhận để giao dịch chứ không phải xác nhận SDz xong là mình đặt lệnh Limit, rất là dễ toang nhé các bạn !

Ngày xưa có một cái thuật ngữ “Set and Forget” để chỉ các kiểu đánh Limit khi đặt lệnh tại các vùng Supply Demand Zone, thì cái kiểu đánh này nó chỉ phù hợp với ngày xưa thôi nhé các bạn, còn bây giờ mà các bạn Set and Forget là chỉ có “ăn cám” nhé ^^, Cá Mập bây giờ rất háu ăn và thông minh hơn nhiều rồi.

Các mô hình nhiều thanh khoản “liquidity”

Theo Smart Money Concept, sẽ có 3 mô hình có nhiều thanh khoản.

Nói một chút về Smart Money Concept, đối với Mr. Ben, Smart Money Concept cũng là "đánh tráo khái niệm", có nghĩa là nó dùng những từ ngữ mới và cái thuật ngữ mới để mô tả về những cái hành vi cũ, mà tất cả những cái hành vi này ở trong cái phương pháp của Wyckoff đều có nói hết rồi, cho nên khi các bạn học Wyckoff thì nó là phương pháp nền tảng cho mọi phương pháp sau này. Hiện tại Mr. Ben chưa thấy một cái phương pháp nào mới và nó vượt qua được cái lý thuyết mà Wyckoff để lại hết, cho nên các bạn chỉ cần học Wyckoff thôi là đủ ha.

Đặc điểm chung: Đều là các mô hình giá hay các mức cản quan trọng thu hút nhiều Retail traders tham gia và thị trường trước đó, càng nhiều Traders tham gia vào thì lượng đặt StopLoss càng lớn = thanh khoản càng lớn.

Trendline Liquidity: một đường trendline cứng được hình thành từ nhiều đỉnh/đáy trước, khi giá quay về Trendline, thường là bạn sẽ đặt lệnh và đặt Stoploss dưới đỉnh/đáy …và Cá Mập biết điều này, họ sẽ quét qua đỉnh đáy mà bạn đặt SL sau đó quay đầu.

Equal highs/lows: các bạn hiểu đơn giản đó là mô hình 2 đỉnh/đáy bằng nhau. Khi bạn xác định một cái cản có 2 đáy hình thành thì bạn xác định đó là một Key Level mạnh (cản mạnh) thì giá quay về đó các bạn sẽ đặt lệnh mua và đặt SL dưới cái Key Level đó, thì SL của các bạn chính là thanh khoản. Hay là các bạn đánh Breakout khỏi một cái mô hình Vai-Đầu-Vai, các bạn đặt lệnh Sell sau khi giá Breakout thì đó cũng là thanh khoản cho lệnh Buy. Cho nên là thanh khoản nó hay lắm, nó cứ tìm đến SL của các bạn xong là nó quay đầu 🤣😂

Support – Resistance liquidity: các bạn hiểu đơn giản là tại các cản mạnh, thường giá sẽ xuyên qua cản lấy SL xong nó mới quay đầu

Khác biệt giữa giao dịch truyền thống và hiện đại

Khi các bạn đã hiểu thanh khoản rồi thì các bạn sẽ thấy sự khác biệt rất rõ ràng, ngày xưa giá cứ tới Supply là quay đầu, các bạn đặt Limit thì các bạn sẽ thắng. Còn ngày nay, Cá Mập nó háu ăn và tinh vi hơn nhiều, cứ tới Supply là nó quét SL xong nó mới quay đầu. Hình số 1 miêu tả cho các trường hợp Classic, Hình 2, và 3 miêu tả cho các trường hợp giao dịch hiện đại.

Ngày nay khi công nghệ phát triển và “Retails Trader” ngày càng thông minh hơn, phương pháp giao dịch đã thay đổi nhiều và SM cũng thao túng thị trường một cách tinh vi hơn. Ví dụ như trong hình 3 miêu tả các Retails Trader thông minh, đều biết là vào lệnh sau khi giá đã quét SL, rồi các bạn đặt SL , và Cá Mập họ cũng biết điều này, nó lại tiếp tục quay lại quét SL của các bạn một lần nữa trước khi quay đầu thật sự.

Cho nên là Retails Trader không bao giờ thông mình hơn được Big Boy nhé các bạn, vì Big Boy nó có thể thấy được cái vị thế của các bạn, tức là khi các bạn Mua / Bán hay đặt StopLoss ở đâu nó đều thấy hết. Và khi nó thấy thanh khoản đủ để nó thực hiện được chiến dịch của nó thì nó đẩy giá lên để nó hút thanh khoản thôi, đúng không nào ? Cho nên càng ngày thì phương pháp càng thay đổi và nó sẽ quét StopLoss nhiều lần hơn, các bạn nhớ như vậy nhé.

Thị trường có khuynh hướng lấy thanh khoản thường xuyên hơn và trong một giai đoạn có thể lấy thanh khoản nhiều lần hơn. Các bạn sẽ bị One Shot, Double Kill, Tripple Kill … kk, thị trường bây giờ nó khốc liệt như vậy đó các bạn.

Khi các bạn hiểu được cái điều đó thì các bạn phải tìm một cái phương pháp để vận dụng cho nó phù hợp. Chúng ta không thể chờ cho nó hình thành mô hình thứ 3 rồi chúng ta mới đánh được, bởi vì không phải lúc nào giá cũng Triple Kill, nó rất là ít xảy ra, cho nên chúng ta phải cân đối giữa chi phí và cơ hội, cân đối giữa rủi ro và cơ hội

Thông thường Mr.Ben đánh thế này, khi nó mới chỉ tạo Stop Hunt 1 lần, thì mình sẽ vào một cái khối lượng bình thường. Khi mà nó tạo StopHunt 2 lần thì mình sẽ vào cái khối lượng nhiều hơn, hay khi nó tạo StopHunt 3 lần thì mình sẽ vào cái khối lượng nhiều hơn nữa, đó là một cách để mình phân bổ vốn và tận dụng cơ hội, chứ không thể nào mà lúc nào mình cũng chờ cho nó Stop Hunt 3 lần rồi mình mới vào được, đúng không nào ?

Làm thế nào để tránh quét Stop Loss ?

Theo bạn nghĩ làm thế nào để tránh quét Stop Loss ?

  • Không đánh là không bị bẫy StopLoss –> Chuẩn :)))
  • Breakout với Vol mạnh thì chờ test –> Đây là 1 phương án hay
  • Chờ bẫy giá hình thành –> cũng là 1 phương án

Vâng vâng và mây mây…, chắc chắn là không có một câu trả lời hoàn hảo cho vấn đề này, vì nếu mà có câu trả lời hoàn hảo cho vấn đề này thì nó đã thành ‘chén thánh’ rồi, đúng không nào ? Chúng ta phải chấp nhận điều này

Không có cách để chúng ta tránh hoàn toàn Stop Hunt, nhưng mà chúng ta có thể hạn chế nó, bằng cách đơn giản

“Không giao dịch trước khi Stop Hunt hình thành”.

Có nghĩa là chúng ta chỉ giao dịch sau khi chúng ta thấy Cá Mập đã lấy thanh khoản xong

Khi mà chúng ta đã hiểu bản chất của thị trường rồi, thì bây giờ chúng ta sẽ tìm cách để khai thác nó. Và trong VSA có một cái mẫu hình để khai thác cái Stophunt hay là để khai thác thanh khoản này, và ngay bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về nó. Đó chính là mẫu hình Upthrust & Downthrust !

Lực đẩy lên (Upthrust)

Bối cảnh: Tại một key Level (hỗ trợ / kháng cự)

  1. Giá tăng lên vượt qua vùng kháng cự nhưng lại đổi chiều sau đó đóng cửa dưới mức kháng cự. Đấy là dấu hiệu SM lấy thanh khoản để bán ra.

Sự bất thường:

  1. Thân nến nhỏ nhưng khối lượng lại rất lớn cho thấy có sự tham gia tích cực của SM
  2. Bóng nến trên dài và đóng cửa dưới kháng cự cho thấy thị trường từ chối giá lên và phe bán đang chiếm quyền kiểm soát giá.

Lực đẩy lên (Upthrust), Lực đẩy xuống (Downthrust)

Mẫu hình up/downthrust là 1 dạng lấy thanh khoản tại các Keylevel quan trọng.

Cách xác định Mẫu hình Upthrust

  1. Xác định mức cản
  2. Xác định vùng thanh khoản
  3. Xác định cây nến Upthrust kèm điều kiện Volume cao hoặc siêu cao

Cách xác định Mẫu hình Downthrust

  1. Xác định mức cản quan trọng
  2. Xác định vùng thanh khoản
  3. Tìm cây nến quét thanh khoản kèm điều kiện Volume cao / siêu cao

Vào ví dụ thực tế nhé,

Ở hình trên, giá tạo cây nên Pinbar quét thanh khoản tại các Key Level quan trọng, với Volume đang giảm bỗng bật tăng tại cây nến xác nhận đây là cây Upthrust, ta có cơ sở dự đoán giá sẽ giảm sau khi cây nến Upthrust được hình thành.

Các bạn để ý giá quét xuống lấy thanh khoản sau đó đóng cửa trên Key Level hình thành cây Pinbar, kèm khối lượng tăng so với những cây trước đó, ta xác định đây chính là cây Downthrust, và do đó ta có thể dự đoán được giá sẽ tăng sau khi mẫu hình này xảy ra.

Đôi khi bạn thấy nến không phải là cây Pin Bar mà có thể đó là một cây Buy/Sell Climax cho nên trong lý thuyết và thực tế nó cũng có chút khác biệt, đôi khi Buy/Sell Climax nó cũng đóng vai trò như là một cái Bẫy giá thì chúng ta cũng đánh bình thường, như ví dụ hình bên dưới

Hiểu đơn giản, khi mà các bạn thấy dấu hiệu có một râu nến trên dài với một cái Vol cao hoặc siêu cao, mà nó quét qua một cái cản quan trọng thì đó là dấu hiệu mà ta xác định đó là Stophunt và chúng ta có thể đánh được.

Các bạn nhớ nhé, khi mà Smart Money nó lấy thanh khoản ở phía trên, thì khả năng sau đó thị trường sẽ đảo chiều giảm

Ở chart BTC trong khung D, giá quét qua lấy thanh khoản sau đó giảm xuống, điều này có nghĩa là Smart Money đang muốn bán ra. Sau đó nó lại tiếp tục tăng lên quét thanh khoản, có nghĩa là SM tiếp tục tìm thanh khoản để bán ra. Thì khi các bạn thấy nhiều dấu hiệu lấy thanh khoản ở phía trên, thì các bạn phải chuẩn bị sẵn sàng cho một cái đảo chiều xu hướng. Và ngược lại tương tự, bạn cũng sẽ tìm được vùng lấy thanh khoản của SM ở dưới để sẵn sàng cho một xu hướng tăng.

Vị trí xuất hiện của Upthrust trong cấu trúc Wyckoff

Các bạn hiểu được vị trí của Upthrust trong cấu trúc giá Wyckoff thì sau này khi các bạn học Wyckoff sẽ không bị bỡ ngỡ. Cấu trúc giá Wyckoff là một trong những cái bối cảnh đặc thù, mà khi giá rơi vào đúng những cái bối cảnh, những cái điều kiện đó thì khả năng xác suất thắng cực cao, cho nên là mình phải học ha, tại vì nó rất là tuyệt vời !

Dấu hiệu Upthrust thường xuất hiện trong Phase B khi giá test về đỉnh của Trading Range, thông thường là đỉnh 2 & 3 trong giai đoạn phân phối (side way). Buy Climax thì nó xuất hiện ở đỉnh 1, Upthrust thường xuất hiện ở đỉnh 2&3, như vậy Buy Climax sẽ đóng vai trò giống như là một Key Level, khi chúng ta hiểu như vậy thì chúng ta biết rằng khi đánh Upthrust tức là đang đánh tại đỉnh thứ 2 trong Trading Range (side way). Ngược lại tương tự cho Downthrust.

Vị trí xuất hiện của Downthrsut trong cấu trúc Wyckoff

Ngược lại, dấu hiệu Downthrust thường xuất hiện trong phase B khi giá test về đáy của Trading Range, thông thường là đáy 2&3 trong một giai đoạn tích luỹ.

[Quan trọng] Kết hợp SDz với mẫu hình Up/Downthrust

Đây là phần quan trọng để các bạn thực chiến. Kết hợp vị thế Supply Demand Zone trong bài VSA 01 với mẫu hình Up/Downthrust

  1. Xác định vị thế của SM bằng cách xác định SDz có Volume siêu cao, đơn giản là các bạn xác định Key Level.
    • Vì sao mình phải có bước này, tại vì cái vùng mà Retails Trader tin tưởng mua và bán theo sẽ có nhiều thanh khoản, những cái vùng thanh khoản càng nhiều thì khả năng sẽ xảy ra Upthrust và Downthrust càng nhiều. Nói chung đơn giản là khi càng bạn càng tin tưởng vào một cái gì đó trên biểu đồ, thì khả năng là bạn “chớt càng cao”, 🤣🤣🤣
  2. Khi giá tiếp cận về SDz xuất hiện Up/Downthrust thì vào lệnh theo 2 cách:
    • Risk Entry: vào lệnh trực tiếp khi nến Up/Downthrust đóng cửa
    • Confirm Entry: vào lệnh an toàn khi giá test thành công với volume thấp
      • (sử dụng mô hình 2 đỉnh/đáy trong bài 1, hoặc mô hình “spike and leg” trong bài 3)

Như chart trên, theo qui tắc, ta sẽ không bán khi giá quay về vùng Key Level lấy thanh khoản, giá đóng cửa bên dưới KeyLevel, tác xác định giá hình thành cây Upthrust, sau đó tiếp tục đi xuống và chúng ta chờ giá hồi về Key Level, ta check Volume cây nến giống Buy Climax, thì các bạn có thể Sell luôn khi Vol thấp dần so với Vol trước đó, đáp ứng tín hiệu, hoặc tìm phá cấu trúc trong khung thời gian nhỏ hơn để vào lệnh. Cái điểm Test rất là quan trọng, nó cho thấy cái Upthrust trước đó có phải là Upthrust thật không hay là Upthrust giả mạo.

Dưới đây là 1 trường hợp mà nếu các bạn làm đúng nguyên tắc thì các bạn sẽ không bị thua.

Khi giá quay về quét thanh khoản tại Keyvel, nếu bạn xác định đây là Upthrust thì các bạn bán xuống sau khi nến đóng dưới Keyvel, nhưng như vậy khá rủi ro. Ta chờ giá hồi về và kiểm tra Vol, Vol thoả điều kiện giảm dần NHƯNG, không cho tín hiệu bán theo cấu trúc, có thể bạn thấy cây Pinbar màu đỏ (tín hiệu theo nến) đã xác nhận tín hiệu nhưng trường hợp này nó đã lừa chúng ta, giá sau đó vượt lên trên qua luôn. Nếu bạn làm đúng nguyên tắc chờ giá hồi về và chờ tín hiệu bán theo cấu trúc để vào lệnh (theo mô hình 2 đỉnh/đáy hoặc mô hình Spike & Leg) thì ta sẽ tránh được lệnh thua tại thời điểm này.

Cái phần Test StopLoss này không phải chỉ có StopHunt mà nó sẽ có tới 3 dạng cơ bản.

  1. Quét Stoploss: lấy thanh khoản từ lệnh Stoploss của các bạn
  2. Bull Trap & Bear Trap: có nghĩa là nó dụ người mua vào mua và dụ người bán vào bán, rồi sau đó nó mới đảo chiều
  3. Shake Out: nó sẽ đẩy retails traders ra trước khi đẩy giá đi theo xu hướng.

2 dạng sau chúng ta sẽ tiếp tục học ở những bài kế tiếp nhé.

Qui tắc của chúng ta là chỉ đánh sau khi đã có Stophunt thì các bạn sẽ an toàn. Còn nếu chưa có Stophunt mà các bạn vào đánh thì có khả năng các bạn sẽ trở thành mồi cho Cá Mập.

Và nếu như các bạn đã học xong bài này rồi mà các bạn vẫn đánh khi chưa có Stophunt thì…”Xin cảm ơn các bạn rất nhiều”, vì các bạn đã trở thành thanh khoản và tạo cơ hội cho những người hiểu được bài học này.

Tổng kết bài học VDS 04: ĐỪNG LÀM MỒI CHO CÁ MẬP

  1. Phân loại Traders theo báo cáo COT – Commitment of Traders Report
  2. Qui tắc của cuộc chơi tài chính – đừng làm mồi cho Cá Mập
  3. Vùng thanh khoản “Liquidity”
  4. Khác biệt giữa giao dịch truyền thống và hiện đại
  5. Mẫu hình nến Upthrust và Downthrust
  6. Phân tích bối cảnh, phân tích sự bất thường của thanh nến
  7. Vị trí của mẫu hình trong cấu trúc giá Wyckoff
  8. Cách kết hợp SDz với mẫu hình Upthrust và Downthrust

Hẹn gặp lại các bạn ở những bài tiếp theo !

Xin lưu ý: Toàn bộ nội dung của bài học này được trích ra từ video của Mr. Ben, các bạn nên xem video gốc bên dưới để nắm bắt thêm những điều mà mình không đề cập.
Đặc biệt, tất cả bài viết và video theo VSA này nhằm mục đích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, không phải là mục đích kêu gọi đầu tư, đây là thị trường đầy rủi ro và bạn nên tự chịu trách nhiệm cho quyết định của mình.

Xem video bài học VSA 04: Đừng làm mồi cho Cá Mập

Bài trước: VSA 03: Bắt đỉnh đáy BUY SELL CLIMAX

Bài kế tiếp: VSA 05: Cá mập lấy thanh khoản “Liquidity” như thế nào ?