Trang chủ Đầu tư Kiến thức đầu tư VSA 05: Cá mập lấy thanh khoản “Liquidity” như thế nào ?

VSA 05: Cá mập lấy thanh khoản “Liquidity” như thế nào ?

0
5/5 - (2 bình chọn)

Nội dung:

  1. 3 cách mà cá mập đã “xiên” bạn 😂🦈🦈🦈
    • Quét stoploss (Stop hunt)
    • Bẫy giá tăng/giảm (Bull/bear trap)
    • Rũ bỏ (Shake out)
  2. Giao dịch an toàn với “Confirm Entry”
  3. No Supply, No Demand
  4. Bối cảnh thị trường cơ bản

3 cách mà Cá Mập đã “xiên” bạn

1. Quét Stoploss (stop hunt)

Nội dung này bạn đang học trong bài VSA 04 rồi, các bạn xem lại thì sẽ hiểu nội dung này. Stophunt đơn giản là một cây nến Upthrust hoặc Downthrust quét qua một cái vùng Liquidity

Đặc điểm:

  1. Nến quét râu nến qua 1 vùng liquidity, thông thường sẽ hình thành mô hình nến Tail bar (Climax) hoặc Pin bar (Upthrust)
  2. Khối lượng (volume) cao hoặc siêu cao là dấu hiệu bắt buộc.
    • Các bạn để ý kỹ chỗ này vì ở cuối bài chúng ta sẽ nói tới một trường hợp đặc biệt là không có Vol, còn thông thường thì sẽ có Vol cao hoặc siêu cao.

Các bạn xem lại bài VSA – 04 để hiểu được phần này nhé, hôm nay chúng ta sẽ nói sâu vào cách thứ 2 mà Cá Mập lấy thanh khoản. Cách thứ 2 mà Cá Mập lấy thanh khoản thì nó khắc nghiệt hơn cách thứ 1, quét Stoploss thì nó là một cái rất bình thường, còn cách lấy thanh khoản thứ 2 thì nó nguy hiểm hơn rất là nhiều, đó là một cái bẫy tăng giá hoặc giảm giá (Bull Trap / Bear Trap).

2. Bẫy giá giảm (Bear Trap)

Đặc điểm:

  1. Nến đóng cửa vượt qua một cản SR quan trọng xác nhận xu hướng giảm tiếp tục –> dụ retails BÁN RA
  2. Có thể đóng cửa dưới SR 1 nến hoặc nhiều nến, đôi khi là một cấu trúc
  3. Volume không có dấu hiệu rõ ràng do đã bị phân tác trong cấu trúc

Thông thường, khi các bạn giao dịch theo cản

Giao dịch theo cản là các phương pháp giao dịch theo Price Action, hoặc lý thuyết DOW, các phương pháp đánh Break out, các phương pháp đánh theo hỗ trợ kháng cự, và supply demand…và một cái phương pháp mà đa phần các bạn đang sử dụng là “lục chỉ cầm ma” thì nó cũng rớt vào chỗ này.

Thì các bạn hiểu đơn là khi mà chúng ta xác định được một cái cản thì giá sẽ đóng vượt qua cái cản đó, bằng một cái nến Full luôn, thì thông thường các bạn mà đánh theo phương pháp Lục chỉ cầm ma hay các phương pháp cổ điển thì các bạn sẽ vào Sell, phải không nào?

Qui tắc là các bạn sẽ Sell khi phá cản, có rất nhiều retails trader nhảy vào Sell khi giá nó phá cản như thế này … thì vô tình các bạn đã trở thành thanh khoản cho Cá Mập nó muốn mua vào.

Cá Mập nó sẽ cố tình dẫn dụ để đẩy giá qua cản và đóng cửa qua cản luôn nhé các bạn, tại vì nó biết ở đó thói quen của Retails trader là sẽ vào Sell ở đó, thì Cá Mập nó sẽ mua ngược lại các lệnh Sell của các bạn và sau đó giá tăng lên. Thì đây gọi là Bẫy giảm giá (Bear Trap)

Cái bẫy giảm giá này đôi khi nó chỉ đóng 1 nến qua cản thôi và nó quật ngược lại, nhưng đôi khi nó cũng có thể đóng nhiều nến, chứ không phải một nến, và đôi khi nó là nguyên một cái cấu trúc giảm giá phía dưới cản luôn, sau đó nó mới tăng.

Thì đặc điểm của cái Bẫy giá này nó có 1 cái rất là quan trọng nhé các bạn, đó là nó sẽ không thể nhận diện bằng Volume. Các bạn nhớ cách thứ nhất của chúng ta là giá xuyên qua cản, quét Stoploss thì Volume nó sẽ rất là cao, nhưng mà trong cái bẫy giá giảm này, nó sẽ không có Volume luôn nhé các bạn.

Vì sao Bẫy giảm giá này không có Volume ? Thì các bạn hiểu khi mà giá nó hình thành một cái cấu trúc, nó sẽ sideway nhiều nhịp ở phía bên dưới cản, và mỗi nhịp di chuyển như vậy nó sẽ hấp thụ một phần cung cầu, thì bởi vì nó hấp thụ từng phần cho nên là cái Volume của nó sẽ không để lại dấu vết gì hết. Và trong cái sách về Wyckoff mà đệ tử của ổng viết, thì đây được mô tả là một trong những cách mà Big Boy nó xoá dấu vết, nó không phải lúc nào cũng để cho các bạn thấy dấu vết của nó đâu, mà nó sẽ tìm cách xoá đi, Cá Mập nó không muốn Retails Trader thấy nó làm cái gì hết, cho nên trong cái trường hợp này bạn sẽ không thể nhìn nhận nó bằng Volume được.

Key Level quan trọng được hình thành từ 4 đáy. Theo “lục chỉ cầm ma” thì cản mà được hình thành bởi 1 đáy thì khi giá xuyên thì sell 1 lần, đúng không nào ?,2 đáy thì double, 3 đáy thì x3 lần Vol, 4 đáy thì x 4 vol, … thì Cá Mập nó sẽ hốt hết, sau đó giá nó tăng

Các bạn hiểu đơn giản Stophunt là một cái râu nến quét qua Key Level và rút râu đóng cửa trên KeyLevel, còn bẫy giá thì giá nó là một cây nến đóng cửa hoàn toàn dưới Key Level để dụ Retails vào bán

Các bạn thấy giá đóng cửa dưới Key Level quan trọng (được hình thành từ 5 đáy trước đó) . Nếu các bạn đánh breakout thì khi giá đóng cửa bên dưới KeyLevel thì các bạn vào Sell ?, giá sau đó tạo các cấu trúc nhỏ và bật tăng ngược trở lại biến lệnh Sell của các bạn thành thanh khoản cho Cá Mập.

Theo Chart trên, các bạn thấy nếu chúng ta cứ đánh theo nguyên tắc giá phá vỡ KeyLevel, ta nhảy vào Sell, hoặc đóng cửa trên KeyLevel, nhảy vào Buy, thì ta sẽ dính chuỗi thua liên tiếp, dẫn tới cháy tài khoản. Đánh theo nến Pinbar tại Keylevel cũng thua.

Như vậy khi học tới phần này các bạn thấy không phải chỉ có cái Stophunt không, mà còn có những cái Bẫy Cá Mập giăng ra để dụ các bạn vào. Như trường hợp trên nó vừa bẫy và nó còn thêm những cú quét thanh khoản. Các bạn thấy thị trường nó nguy hiểm chưa nào ? ☠️☠️☠️.
Giao dịch mà các bạn không hiểu sâu thì các bạn rất dễ bị trở thành thanh khoản nhé.

Như vậy khi mà chúng ta đã biết về Bẫy rồi, thì có cách nào để tránh hay không ?

Câu trả lời là Có nhé các bạn, thật ra tất cả những cái có thể xảy ra trên thị trường thì Wyckoff đều đã có dự liệu trước, và ông ta có giải pháp để tránh mắc bẫy, nó không phải tránh được 100% nhưng nó có thể tránh một cách triệt để, và các bạn sẽ học được kỹ năng này ở cuối bài, bây giờ chúng ta sẽ đi tiếp đến cách thứ 3 mà Cá Mập lấy thanh khoản.

3. Rũ bỏ (Shake Out)

Đặc điểm:

  1. Có thể là Stophunt hoặc Trap xuất hiện sau một giai đoạn tích luỹ/phân phối nhằm rũ bỏ các Retails trước khi đẩy giá đến mục tiêu.
  2. Volume có thể có hoặc không do đã bị phân tán trong cấu trúc.

Các bạn hiểu đơn là giản Shakeout nó cũng là Stophunt hoặc Bull/Bear Trap, nhưng mà nó sẽ xảy ra sau một cái giai đoạn tích luỹ hoặc phân phối. Có nghĩa là một cái Stophunt hoặc Bẫy giá hình thành trong một cái bối cảnh đặc biệt mà Wyckoff mô tả là tích luỹ hoặc phân phối của Cá Mập. Trường hợp này nó khác 2 trường hợp trước một chút xíu đó về Volume, các bạn hiểu trong trường hợp này gần như ngay cả Stophunt hay Bull/Bear Trap đều có thể không có Volume. Vì sao không có Volume, thì các bạn thấy trong một quá trình mà giá nó sideway tích luỹ hoặc phân phối thì cái Volume đã bị phân tán nhỏ ra rồi, cho nên là khi nó quét Shakeout cái điểm cuối cùng thì có thể là sẽ không có Volume.

Cho nên học VSA nó rất là khó ở cái chỗ, lúc thì đúng cái hình như vậy có Volume, lúc thì đúng cái hình như vậy lại không có Volume, ý nghĩa của nó trong từng bối cảnh sẽ khác nhau.

Ý nghĩa của Shakeout này là Cá Mập muốn rũ bỏ các Retails Traders trước khi đưa giá đến mục tiêu, trước khi giá tăng hoặc giảm, Cá Mập sẽ đẩy ra khỏi Trading Range và quét hết Stoploss của các bạn trước sau đó nó mới đi, thì cái hành động này gọi là rũ bỏ Shakeout.

Shakeout nó còn có một ý nghĩa khác khi thị trường đang trong xu hướng, có nghĩa là chúng ta vẫn đang mua đúng theo xu hướng, nó quay xuống hit hết Stoploss, đẩy các bạn ra khỏi cuộc chơi rồi mới cho giá tiếp tục xu hướng.

Đặc điểm:

  1. Shake out cũng xuất hiện sau một cái giai đoạn điều chỉnh nhằm rũ bỏ Retails trước khi tiếp diễn xu hướng..

Thì Shake out nó còn có một cái ý nghĩa khác khi thị trường đang trong xu hướng, có nghĩa là khi chúng ta đang mua đúng trong xu hướng thì nó cũng sẽ quay xuống quét hết Stoploss của các bạn, nó đẩy các bạn ra khỏi cuộc chơi rồi nó lại tiếp tục xu hướng.

Thông thường Shakeout trong xu hướng là nó lấy thanh khoản của các Retail giao dịch theo kiểu Dời Stoploss theo cản. Hầu như các phương pháp hiện tại đều dời Stoploss khi giá đi được một đoạn, cho nên luôn có thanh khoản khi thị trường đang trong xu hướng, và cái này thì mình không tránh khỏi được nhé các bạn, tại vì khi mà chúng ta giao dịch đã có lợi nhuận rồi và giá đang đi theo xu hướng thì thường là chúng ta sẽ dời Stoploss để bảo vệ lợi nhuận của mình, thì vô tình lại trở thành thanh khoản để cho Cá Mập nó “xiên”.

Không có cách nào tránh được, Cá Con thì không thể nào qua mặt Cá Mập và luôn luôn trên thị trường sẽ có thanh khoản để cho Cá Mập hoạt động, cho nên là thị trường nó mới tồn tại hơn cả 100 năm nay và nó sẽ còn tồn tại mãi mãi, cho nên là các bạn đừng có sợ hết cơ hội nhé. 😎😎😎

Shake out thuận xu hướng

Shakeout sau khi tích luỹ được Wyckoff gọi là Spring. Shakeout sau khi phân phối được gọi là UTAD (Upthrust After Distribution) . Nói chung là chúng ta sẽ gọi chung là cú “xiên” cho dễ hiểu nhé.

Thì các bạn thấy thị trường nó không có dễ cho chúng ta phải không nào, chúng ta đánh kiểu gì nó cũng tìm cách xiên chúng ta hết. Thậm chí Cá Mập nó còn dùng Tin để lấy thanh khoản của chúng ta.

Vì sao mình phải phân biệt Bull Trap / Bear Trap với Stophunt & Shaekout ?

Khi giao dịch, các bạn phân biệt được 3 trường hợp này thì các bạn sẽ có phương án xử lý như sau

  1. Nếu như đó chỉ là một Stophunt thì các bạn tranh thủ đặt mục tiêu TP ngắn thôi, chưa có kỳ vọng nhiều, và diễn biến sau đó nữa thì mình tính sau. OK chưa ?
  2. Còn nếu đó là Bull/Bear Trap thì chúng ta có quyền kỳ vọng nhiều hơn.
  3. Còn nếu đó là một Shakeout, thì các bạn hiểu đó là đỉnh hoặc đáy của một xu hướng, nó sẽ đi 5 sóng hoặc 3 sóng như Elliot nói.

Như vậy không phải tự dưng chúng ta lại chia thành 3 cách lấy thanh khoản như vậy, nó đều có ý nghĩa của nó, và nếu như các bạn tận dụng được, thì các bạn sẽ có ưu thế hơn những người khác.

Làm thế nào để chúng ta tránh được những cái Breakout giả ?

Có phải Bull / Bear Trap bản chất nó là Breakout giả, đúng không nào ? Vậy làm sao để tránh? Nếu như phương pháp đánh Breakout hiện tại của bạn không có cách nào tránh được Bearkout giả thì Mr. Ben khuyên là các bạn nên bỏ cái phương pháp đánh breakout đó đi. Nếu mà nến nó chỉ đóng qua KeyLevel mà các bạn cứ nhảy vào Mua / Bán thì khả năng cao là các bạn sẽ trở thành thanh khoản.

Có một số bạn nói là Breakout thì nến phải có vol cao ?

Nhưng mà theo Mr. Ben thì nến Breakout mà Vol cao hay Vol thấp thì cũng đều tạch như thường. Điển hình như hình bên, nến Breakout với Vol rất cao và sau đó quay lại biên.

Thật ra trong VSA người ta cũng nói Breakout thì Vol phải cao, nhưng mà chưa đủ nhé các bạn, trong VSA người ta còn cần phải có 2 đến 3 điều kiện khác nữa. Mà cái này đến bài hoàn thành cấu trúc Wyckoff ta sẽ nói kỹ hơn.

Cái thứ nhất để một Breakout thành công, thì giá phải breakout ra khỏi trading range kèm Vol cao, nhưng mà đặc điểm quan trọng tiếp theo mà Wyckoff mô tả là giá phải trụ vững bên ngoài trading range, có nghĩa là giá breakout ra ngoài Range và trụ vững trên range, và test về KeyLevel với Vol thấp, sau đó phá vỡ cấu trúc để đi tiếp, thì đó mới đảm bảo là một phá vỡ hoàn hảo, là một pha phá vỡ thật chứ không phải các bạn chỉ nghe được một thông tin phá vỡ với Vol cao mà các bạn nhảy vào là tạch nhé.

Có nghĩa là nó phải có 3 điều kiện để một Breakout thành công (phá vỡ thật):

  1. Breakout với Vol cao
  2. Giá phải trụ vững bên ngoài Trading Range (trụ vững phía bên kia Hỗ trợ / Kháng cự)
  3. Test thành công về KeyLevel với Vol thấp, sau đó phá vỡ cấu trúc nhỏ để đi tiếp theo hướng Breakout ban đầu

Đó là 3 cái qui tắc để các bạn có thể xác định được một cái điểm Breakout an toàn.

Khi bạn áp dụng đúng qui tắc đánh Breakout như trên, thì các bạn sẽ rất ít cơ hội, nhưng mà khi một cái cơ hội nào đến, thì các bạn sẽ nắm chắc được cái phần thắng

Giao dịch an toàn với Confirm Entry

Bull Trap và Bear Trap uy tín, nó chỉ được xem là hoàn thành khi mà nó test thành công, hay mình hiểu đơn giản là nó phải có một cái dấu hiệu Confirm, thì Confirm như thế nào thì trong những bài trước các bạn đã biết rồi, đó là chúng ta sẽ dùng cái mô hình 2 đỉnh/đáy, hoặc Spike & Leg, …và hôm nay chúng ta sẽ học tới một cái mô hình mới nữa để xác nhận cho cái Stophunt và Bull/Bear Trap đó là cái cây nến No Supply/Demand

Để tránh breakout giả hay nhầm lẫn giữa stophunt và điều chỉnh, giá cần test về các mức KeyLevel để xác nhận. Các mô hình đóng vai trò xác nhận: spike and leg, mô hình nến NO Supply/Demand, hoặc một cấu trúc nhỏ trên LTF

No Supply

Nói No Supply / No Demand nghe có vẻ ghê gớm, nhưng thật ra nó rất đơn giản các bạn, có nghĩa là không có cung và không có cầu, có nghĩa là thị trường ảm đạm, không có giao dịch gì hết. Trái ngược với các mô hình trước mà chúng ta đã học là Climax, Up/Downthrust kèm điều kiện Vol cao & siêu cao, thì cái mô hình này nó phải là vol càng thấp càng tốt hoặc không có Vol

  1. Hình dạng nến: Là nến thân nhỏ, bóng nến ngắn đi kèm volume thấp, không quan trọng màu sắc. Điều đó có nghĩa là thị trường ảm đạm không có giao dịch gì hết, không có khớp lệnh giữa mua và bán, cung không có & cầu cũng không. Nếu mà có Cung & Cầu thì 2 bên khớp lệnh với nhau tạo Vol cao, đúng không nào ? Còn khi không có Cung & Cầu thì Vol nó sẽ thấp, đơn giản như vậy thôi. Nến xanh hay nến đỏ gì cũng không quan trọng, không quan trọng màu sắc
  2. Bối cảnh: thường xuất hiện ở đáy thị trường, sau khi xuất hiện các dấu hiệu tích luỹ (mua vào) trong nền giá trước đó: selling climax, downthrust… trước đó thường là 1 đáy sau đó giá tăng và hồi về lại khu vực đáy cũ, tạo nến No Supply từ đáy 2 trở đi.

Bối cảnh sau một “Stophunt” tiềm năng

Khi giá giảm về vùng đáy cũ với khối lượng nhỏ, nến thân hẹp, chứng tỏ không có sự tham gia của Cá mập trong việc đẩy giá xuống (No Supply), điều này đồng nghĩa với việc nó không thể vượt kháng cự và sẽ đảo chiều tăng sau đó.

Nến Climax hoặc Downthrust trong các bài trước đóng vai trò là một cái Stophunt, thì nến No Supply đóng vai trò là một cái điểm Test. Thì sau khi giá hình thành 1 cái Stophunt và đẩy lên trên, thì nó sẽ bắt đầu test về Key Level thêm một lần nữa, sau khi nó test về thì nó phải hình thành những cây nến có thân ngắn, bóng ngắn kèm Vol thấp, thì đó là dấu hiệu của No Supply. Thì khi nến No Supply xuất hiện, đồng nghĩa Smart Money đã mua hết hàng của người bán, không còn người bán nữa thì nó sẽ đẩy giá lên.

Nến No Supply có thể xuất hiện ngay sau 1 Downthrust tiềm năng xác nhận cạn cung: có nghĩa là nó không có bật tăng, sau khi giá quét Stoploss xong thì giá đi ngang kèm vol giảm dần. Thì nếu như giá đi ngang với 2 cây nến thân nhỏ bóng nhỏ kèm vol thấp thì nó cũng xác nhận là No Supply, thì khả năng là giá sẽ bật tăng.

Thì đây là phần đặc biệt quan trọng, nến No Supply / No Demand và điểm Test này sẽ đi với chúng ta rất là nhiều, và được nhắc đi nhắc lại trong rất nhiều bài, kể cả những bài trước. Ngay cả trong bài VSA 01 với mô hình 2 đỉnh/2 đáy thì đó cũng là 1 điểm Test với Vol thấp. Kế đến là bài Climax thì cũng nói là phải test với Vol thấp, rồi cái cái Upthrust/Downthrust thì cũng nói là phải Test với Vol thấp, đó là mô hình Spike & Leg.

Thì ngày hôm nay chúng ta học về cây nến No Supply / No Demand thì nó cũng là đại diện cho 1 cái điểm Test với Vol thấp, và sau này các bạn sẽ thấy, tất cả những điểm đánh của chúng ta đều từ cái bộ nến này, có nghĩa là chúng ta phải chờ Test ở trong mọi trường hợp và trong mọi hoàn cảnh, và luôn luôn chúng ta phải chờ Vol thấp thì chúng ta mới đánh.

Tại sao cứ phải nhắc đi nhắc lại quài là vì nó rất quan trọng, phải đưa nó vào tiềm thức của các bạn, bất cứ khi nào các bạn đánh mà nó chưa có test thành công, thì đó vẫn là chưa có an toàn.

Ở trong phương pháp Wyckoff hiện đại, thì tác giả đã mô tả một cái ví dụ rất hay, ông ta mô tả cái Stophunt này và cái điểm Test này nó giống như một cái trận đấu võ đài vậy đó

Sau khi bị một cú Knockout, phe mua trở lại nhưng với Vol thấp, cho thấy sức mua không còn nữa, bị đấm quá nặng nên cạn kiệt sức lực, phe bán dành chiến thắng và đẩy giá đi xuống. Nếu phe mua trở lại với Vol cao thì khả năng nó lực nó mạnh và đẩy giá tăng lên luôn, thì khả năng là các bạn sẽ trở thành thanh khoản. Đấy là ý nghĩa của Test, đấy là cái hay của Test mà các bạn phải lưu ý nhé.

Nó chỉ đơn giản như vậy thôi các bạn, vì vậy cái điểm Test trong VSA thì nó cực kỳ quan trọng. Ở những bài trước khi nói các bạn đánh khi kết thúc nến thì đó chỉ là cái điểm vào rủi ro thôi, nó chưa phải là một cái điểm vào tốt, một cái điểm vào tốt là chúng ta phải chờ nó Test thành công

3 bối cảnh thị trường cơ bản

Thật ra những cái bối cảnh này thì chúng ta đã học trong những cái bài trước rồi, giờ sẽ nhắc lại cho các bạn nhớ. Bối cảnh thị trường các bạn hiểu đơn giản là một trong những trường hợp có xác suất thành công cao khi chúng ta giao dịch theo VSA.

Túm lại, sẽ có 3 cái vị trí để chúng ta có thể canh để đánh theo VSA

  1. Ngay tại Supply / Demand, giá đang nằm tại một cái vùng Demand, và sau đó nó xuyên qua Demand để lấy thanh khoản, rồi sau đó nó đảo chiều. Chúng ta sẽ tìm cách để chúng ta mua lên
  2. Sau một xu hướng. Đang trong một cái xu hướng tăng, giá sau đó điều chỉnh về, thông thường giá nó sẽ điều chỉnh nhiều kiểu khác nhau, mình không cần biết nó điều chỉnh kiểu gì, nhưng mà khi mình thấy thanh khoản phía dưới, thì khi chúng ta thấy nó lấy thanh khoản phía dưới xong thì chúng ta sẽ tìm cách mua lên.
    • Cái này các bạn nào học sóng Elliot thì sẽ biết nó có thể điều chỉnh theo sóng ABC, hoặc theo sóng Zigzag, mà nếu như là Zigzag, thì nó sẽ đi rất là nhiều sóng theo kiểu phức tạp mà chúng ta không thể định trước được là nó sẽ điều chỉnh bao nhiêu, đó là cái ba phải của lý thuyết Elliot đó các bạn, 🤣🤣🤣. Có nghĩa là nó điều chỉnh 3 sóng thì bảo là điều chỉnh ABC, điều chỉnh nhiều sóng thì nói là điều chỉnh Zigzag, Zigzag thậm chí là có 1 Zigzag, 2 Zigzag, 3 Zigzag… rồi nhiều khi nó điều chỉnh đủ các kiểu trong đó thì lại bảo là điều chỉnh phức tạp, thì kiểu gì cũng nói được nên Mr. Ben gọi đó là ba phải đó các bạn, haha🤣🤣🤣.
    • Đối với VSA thì chúng ta chỉ cần biết 1 điều thôi, nó điều chỉnh như thế nào chúng ta không quan tâm, chúng ta chỉ quan tâm là nó đã lấy thanh khoản phía dưới hay chưa. Nếu nó đã lấy thanh khoản phía dưới và bắt đầu phá cấu trúc để tăng lên, thì chúng ta sẽ vào mua, đơn giản vậy thôi
  3. Sau một giai đoạn tích luỹ / phân phối: đây là cái Shakeout mà chúng ta đã học ở trên.

Confirm Entry

Tóm lại, bất cứ sau một cái bối cảnh nào thì chúng ta cũng phải có 2 cái điều kiện

  1. Quét để lấy thanh khoản
  2. Test thành công, có nghĩa là phải có Confirm Entry

Khi mà giao dịch thì có người thích giao dịch mạo hiểm, có người thích giao dịch an toàn, nếu các bạn muốn an toàn thì các bạn chờ test, hay là các bạn chờ Confirm, còn không tất cả là lựa chọn, Mr. Ben không ép các bạn đánh theo phương pháp của Mr. Ben, nếu các bạn thấy OK thì các bạn đánh theo, chỉ vậy thui ^^.

Tổng kết bài VSA 05: Cá mập lấy thanh khoản như thế nào ?

  1. 3 cách mà cá mập đã “xiên” bạn 😂🦈🦈🦈
    • Quét stoploss (Stop hunt)
    • Bẫy giá tăng/giảm (Bull/bear trap)
    • Rũ bỏ (Shake out)
  2. Giao dịch an toàn với “Confirm Entry”
  3. No Supply, No Demand
  4. Bối cảnh thị trường cơ bản

Nếu các bạn thấy những nội dung trên có ích và giúp đỡ được cho các bạn thì các bạn hãy Share & Like để lan toả cho những người cần nó nhé. Cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những bài tới !

Xin lưu ý: Toàn bộ nội dung của bài học này được trích ra từ video của Mr. Ben, các bạn nên xem video gốc bên dưới để nắm bắt thêm những điều mà mình không đề cập.
Đặc biệt, tất cả bài viết và video theo VSA này nhằm mục đích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, không phải là mục đích kêu gọi đầu tư, đây là thị trường đầy rủi ro và bạn nên tự chịu trách nhiệm cho quyết định của mình.

Xem video bài học VSA 05: Cá mập lấy thanh khoản “liquidity” như thế nào?

0 BÌNH LUẬN

error: Content is protected !!
Exit mobile version