Phương pháp Wyckoff 04 – Qui luật Nỗ lực & Kết quả

0
120
Qui luật Nỗ lực - Kết Quả (The law of Effort and Result) Trên thị trường tài chính, Nỗ Lực được thể hiện bằng Khối lượng trong khi Kết Quả được thể hiện bởi Giá. Hành động giá phải phản ảnh hành động khối lượng Không có Nỗ lực thì không sinh ra Kết quả
5/5 - (2 bình chọn)

Bài này chúng ta sẽ bàn về Qui luật Nỗ lực & Kết quả.

Qui luật Nỗ lực – Kết Quả (The law of Effort and Result)

Trên thị trường tài chính, Nỗ Lực được thể hiện bằng Khối lượng trong khi Kết Quả được thể hiện bởi Giá.

  • Hành động giá phải phản ảnh hành động khối lượng
  • Không có Nỗ lực thì không sinh ra Kết quả

Mục tiêu của Trader: Đánh giá sự chi phối của người mua và người bán thông qua sự phân kỳ và hội tụ giữa giá và khối lượng.

NỖ LỰC = KHỐI LƯỢNG

KẾT QUẢ = GIÁ (DI CHUYỂN)

Hai cái này phải hài hoà với nhau, nếu như mà có sự bất thường giữa Nỗ Lực & Kết quả thì có khả năng gây đảo chiều xu hướng.

Hài Hoà – Phân kỳ

Không phải lúc nào Nỗ Lực cũng mang lại Kết quả tương xứng và ngược lại

Cái này các bạn phải chú ý rất là kỹ, vì thông thường các bạn hay có suy nghĩ là sau khi phe Mua vào thì giá sẽ tăng, phé Bán vào th2i giá sẽ giảm, không phải nha các bạn. Phe mua hay phe bán vào thì nó chỉ thể hiện là Phe Mua hay Phe Bán đang nỗ lực chặn lại cái xu hướng trước đó thôi, chứ không có nghĩa là cứ vào là chặn được, tại vì cái xu hướng mà mạnh thì các bạn có mua thì nó cũng sẽ xuyên qua, hay là cái xu hướng mà mạnh mà nó gặp một cái mức cản nào đó thì nó cũng sẽ xuyên qua rất là dễ.

  • Nỗ lực nhiều –> Kết quả: Giá di chuyển nhiều = Hài hoà –> Giá tiếp diễn
  • Nỗ lực nhiều –> Kết quả: Giá di chuyển ít = Phân kỳ (Smart Money đè giá) –> Đảo chiều
  • Nỗ lực ít –> Kết quả: Giá di chuyển nhiều = Phân kỳ (thiếu sự quan tâm) –> Đảo chiều, cũng giống như các bạn nỗ lực ít mà vô tình đạt được kết quả nhiều thì đó là may mắn thôi, sau đó nếu vẫn nỗ lực ít thì có thể nó sẽ không được như vậy, vì bạn có thể sẽ không còn may mắn nữa, thì đây là dấu hiệu không tốt nhé.

Đánh giá Nỗ lực và Kết quả: Chúng ta sẽ đánh giá 3 phần

  1. Trong một xu hướng (diễn biến giữa các sóng)
  2. Trong một nhịp tăng giảm (giữa sóng tăng và sóng giảm)
  3. Giữa các cây nến trong một bước sóng (1 sóng tăng hoặc 1 sóng giảm)

Trong một xu hướng (diễn biến giữa các sóng)

HÀI HOÀPHÂN KỲ
Các sóng đẩy có Vol cao hơn các sóng điều chỉnh
Sóng đẩy sau có Volume cao hơn sóng đẩy trước


Sóng đẩy có Volume thấp sóng điều chỉnh
Sóng đẩy sau có Volume thấp hơn sóng đẩy trước
Các sóng điều chỉnh có khối lượng tăng dần

Trong một nhịp tăng giảm (sóng tăng và sóng giảm)

HÀI HOÀPHÂN KỲ
– Sóng đẩy tăng cao đi kèm Volume tăng
– Sóng giảm yếu đi kèm Volume thấp
– Sóng đẩy có Volume thấp hơn sóng điều chỉnh
– Sóng đẩy sau có Volume thấp hơn sóng đẩy trước
– Các sóng điều chỉnh có khối lượng tăng dần

Trong một bước sóng

HÀI HOÀPHÂN KỲ
Volume cao đi kèm kết quả tăng sau đó -> Nỗ lực có kết quảVolume cao nhưng sau đó giá không tiếp tục tăng -> Nỗ lực không có kết quả

Dấu hiệu SM tham gia chặn giá phía trên. Mẫu hình này tương tự Bag Holding, Two Bar Reversal hay Top Reversal, thường dẫn đến sự đảo chiều

Trong những cây nến

Nỗ lực & Kết quả trong cấu trúc Wyckoff

Chúng ta đang đi trong chuỗi bài Wyckoff, và cái qui luật Nỗ lực & Kết quả này ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc của Wyckoff. Cái phương pháp Wyckoff nó khác biệt so với những phương pháp khác là nhờ cái qui luật Nỗ lực & Kết quả này đó các bạn, những pp khác như Price Action, Elliot, mô hình… thì người ta chỉ quan tâm đến cấu trúc sóng mà thôi, chứ người ta không phân tích mối tương quan giữa Giá và Vol. Còn Wyckoff nó khác biệt là phân tích cả sóng và Vol để tìm thấy sự bất thường trong khi sóng di chuyển, cho nên qui luật Nỗ lực & Kết quả này là cực kỳ quan trọng nếu các bạn nghiên cứu về Wyckoff.

Trong phase A: (bối cảnh sau 1 xu hướng giảm)

  1. Nỗ lực của SM bắt đầu chiến dịch mua vào với Volume tăng lên khi tạo những cái đáy đầu tiên và kết quả sau đó là giá thoát khỏi xu hướng giảm -> Nỗ lực có kết quả tạm thời. Nếu SM mua vào mà giá không tăng sau đó thì –> Nỗ lực không có kết quả. Còn nếu Nỗ lực có kết quả, thì giá sẽ có 1 đợt tăng nhẹ, thì chúng ta sẽ có bias đợt tăng đó chính là PS hoặc SC.
  2. Phân kỳ Volume thường xuất hiện tại các điểm PS, SC, ST do có sự tham gia chặn giá mua vào của SM
  3. Sau khi hình thành PS với SC thì giá bắt đầu thoát ra khỏi cấu trúc giảm và hình thành Choch thay đổi tính chất của xu hướng giảm trước đó, khi giá hình thành ChoCh tăng lên thì nó sẽ quay đầu giảm, đây là tâm lý của những người vẫn đang chờ cơ hội vào bán (thường là những người đánh theo xu hướng giảm), hình thành AR, AR này gần như 80-90% là xảy ra vì có rất nhiều người vẫn đang canh vào bán, nên rất hiếm khi ta thấy giá tạo đáy xong sẽ đảo chiều ngay mà phải đến 2,3 đáy giá sau đó mới đảo chiều. Nếu tại AR xuất hiện phân kỳ Volume SM vẫn chặn giá để bán ra xu hướng giảm có thể vẫn sẽ tiếp tục
  4. Trong Phase A có 1 điều quan trọng nữa, là điểm ST (second test), nếu sóng giảm AR mạnh và phá đáy đáng kể đi kèm Volume lớn gợi ý cho chúng ta xu hướng giảm vẫn mạnh và quá trình tích luỹ có thể chưa khả thi

Nếu trong Phase A mà SM chặn được đà giảm của giá thì chúng ta mới tiếp tục quan sát tiếp trong phase B

Trong phase B:

  1. Nỗ lực bán yếu dần kèm volume thấp tại những vùng tạo đỉnh TR và giá di chuyển với biên độ nhỏ, giá có thể phá đáy trong phase A nhưng sau đó quay lại vào TR
    • Volume vẫn cao tại biên trên của TR cho thấy phe Bán vẫn Nỗ lực Bán -> khả năng giá cần nhiều thời gian hơn để hấp thụ hết
    • Nếu bạn thấy Volume bán vẫn cao khi chạm về TR phía trên, nó còn gợi ý một khả năng tái phân phối đang hình thành.
  2. Phân kỳ Volume có thể xuất hiện ở cả 2 biên của TR

Cho nên là khi quan sát trong phase B thì chúng ta có thêm thông tin giá đang tái phân phối hay tích luỹ bằng cách nhìn vào cách vol tạo đỉnh ở 2 biên để đánh giá xem bên nào nỗ lực nhiều hơn. Theo qui luật Nỗ lực nhiều hơn thì sẽ có Kết quả nhiều hơn, nếu Nỗ lực bán vẫn nhiều hơn thì khả năng là giá sẽ xuyên đáy và tái phân phối. Còn nếu Nỗ lực bên mua nhiều hơn, tức là giá cứ chạm đáy TR thì bên Mua vào mua, hấp thụ hết bên bán, vol tăng cao, thì khả năng là giá sẽ đi vào tích luỹ.

Trong phase C:

Ở cuối quá trình hấp thụ, phe bán không còn hàng để bán nữa rồi, bạn sẽ thấy ở đỉnh TR phía trên nó sẽ không còn Vol, và ở đáy TR nó cũng không có Vol luôn, tại vì hàng đã hấp thụ hết trong phase A, phase B rồi, ngay cả khi nó hình thành Spring dưới nó cũng không có Vol

  1. Nỗ lực bán không còn đáng kể, sóng giảm đi kèm Volume thấp và biên độ ngắn
  2. Giá có thể đẩy ra khỏi biên dưới của TR hình thành Spring sau đó quay vào lại trong TR
  3. Nỗ lực Mua vào tăng cao, giá tăng mạnh đi kèm với Volume lớn hình thành (JAC) –> Nỗ lực hài hoà với Kết quả
  4. Không thấy Nỗ lực trong phase C gợi ý cho chúng ta một cú Breakout giả.

Cho nên thường khi trade trong phase C, mình sẽ không cần check Vol vì nó có thể có , hoặc không.

Giá sẽ bắt đầu lấy đà để vượt qua con lạch, giá hình thành xu hướng trong phase C sẽ bắt đầu tăng nhanh kèm Vol tăng, nếu chúng ta không thấy Vol tăng để nỗ lực đẩy giá ra khỏi TR, thì đó khả năng là chưa phải Phase C. Nếu chúng ta đã lỡ mua rồi mà không thấy Vol nó tăng lên, giá không chạy mạnh thì tốt nhất là Out ra, chờ cơ hội khác.

Hoặc là chúng ta thấy giá tăng lên biên phía trên, mà nó breakout biên trên TR với Vol rất thấp, thì điều đó có nghĩa SM không quan tâm tới cái event này, thì khả năng điểm breakout đó là giả

Trong phase D, E:

Trong phase D có nghĩa là giá đã thoát ra khỏi TR rồi

  1. Những sóng đẩy phải đi kèm Volume lớn và thoát ra khỏi TR mạnh mẽ -> Nỗ lực đẩy giá tăng thành công
  2. Những sóng điều chỉnh ngắn đi kèm Volume thấp -> Không có Nỗ lực bán xuống -> Giá dễ đi tiếp tục theo xu hướng sau khi điều chỉnh kết thúc
  3. Nếu sóng giảm với Volume ngày càng cao -> Phe bán đang Nỗ lực chặn giá tăng -> Xu hướng tăng không an toàn.
  4. Nếu sóng tăng với Volume yếu dần -> Thiếu sự quan tâm của bên Mua -> Xu hướng tăng không bền vững

Các bạn quan sát Nỗ lực – Kết quả trong cấu trúc giá Wyckoff thì chúng ta có thể đánh giá được khi nào giá có khả năng Break ra khỏi TR, hoặc Break ra thật hay giả, hoặc là có Bias đây là tái tích luỹ hay tái phân phối

NỖ LỰC PHẢI ĐI KÈM VỚI KẾT QUẢ

  1. Nỗ lực có kết quả tương xứng (hài hoà) là dấu hiệu tiếp diễn xu hướng.
  2. Nỗ lực không mang lại kết quả (phân kỳ) là dấu hiệu đảo chiều xu hướng
    • Do thiếu sự quan tâm của dòng tiền lớn (SM) khiến xu hướng không bền vững
    • Do dòng tiền lớn (SM) chặn gía để gom hàng hoặc xả hàng.

Theo qui luật Nỗ lực – Kết quả, chúng ta sẽ đánh giá được NỖ LỰC của bên nào nhiều hơn, nó xác nhận cho chúng ta giá có đúng là đi theo cấu trúc tích luỹ hay phân phối như chúng ta kỳ vọng hay không. Đó chính là giá trị của Qui luật NỖ LỰC KẾT QUẢ !

OK, bài này tới đây nhé, trong những buổi tới sẽ học chi tiết về cấu trúc bên trong Wyckoff

Thấy hữu ích thì hãy chia sẻ cho những người cần nó nhé, cảm ơn các bạn !

Xin lưu ý: Toàn bộ nội dung của bài học này được trích ra từ video của Mr. Ben, các bạn nên xem video gốc bên dưới để nắm bắt thêm những điều mà mình không đề cập.
Đặc biệt, tất cả bài viết và video theo VSA này nhằm mục đích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, không phải là mục đích kêu gọi đầu tư, đây là thị trường đầy rủi ro và bạn nên tự chịu trách nhiệm cho quyết định của mình.

Xem video bài học Phương pháp Wyckoff 04: Qui luật Nỗ lực – Kết Quả