Làm chủ tâm lý giao dịch là phần mà nói thì đã khó rồi nhưng làm còn rất khó, những mâu thuẫn giữa niềm tin tiêu cực và niềm tin tích cực sẽ liên tục nội chiến với nhau trong suy nghĩ của bạn, và rồi, niềm tin nào mạnh hơn sẽ chiến thắng, nhưng làm thế nào để niềm tin tích cực chiếm ưu thế, khi mà chúng ta , hầu hết đều lớn lên với những qui tắc và niềm tin của những người chưa bao giờ trade thành công, thậm chí là thành công ngoài đời thực ?
Vậy làm thế nào để có Tâm lý giao dịch như một Trader chuyên nghiệp, làm sao để bạn tin rằng mình là trader chiến thắng đều đặn và nhất quán ? Tất cả sẽ được trình bày trong bài viết này, được trích từ sách “Trading in the Zone” của Mark Douglas, dưới sự minh hoạ hình ảnh và cách hiểu của Mr.Connect
Trước khi đi vào quá trình chuyển hoá niềm tin, dưới đây là 5 chân lý cơ bản khi giao dịch, bây giờ bạn chỉ cần xem mà chưa cần phải chấp nhận nó.
5 CHÂN LÝ CƠ BẢN KHI GIAO DỊCH
1. Chuyện gì cũng có thể xảy ra.
2. Để kiếm được tiền thì bạn không cần phải biết chuyển gì sẽ xảy ra tiếp theo trên thị trường.
3. Khi bạn đã xác định điểm lợi thế để vào lệnh thì sẽ có kết quả ngẫu nhiên giữa những lệnh thắng và những lệnh thua.
4. Một điểm lợi thế đơn giản chỉ là cái điểm mà khả năng xác suất sẽ xảy ra cao hơn so với điểm khác.
5. Mọi khoảnh khắc trên thị trường đều là độc nhất vô nhị, sẽ chẳng có lần nào giống lần nào.
Làm thế nào để hợp nhất những yếu tố này với hệ thống tâm lý tinh thần của bạn như một niềm tin cốt lõi để không mâu thuẫn với bất kỳ niềm tin nào khác bạn có thể đang nắm giữ ?
Một bài tập đơn giản được thiết kế chuyên biệt cho giao dịch để thiết lập những yếu tố này đúng như niềm tin về mức độ chức năng. Một mức độ chức năng là nơi bạn tìm thấy bản thân mình một cách tự nhiên, vận hành theo một trạng thái tinh thần thoải mái, nhận ra chính xác bạn cần làm gì và hành động không chút do dự hay mâu thuẫn từ bên trong.
Tuy nhiên, tôi có một lời cảnh báo cho những người đã sẵn sàng xem xét đến bài tập. Bề ngoài, bài tập về giao dịch nhìn khá đơn giản bạn có thể bị cuốn vào làm ngay bây giờ trước khi bạn hiểu hoàn toàn những hàm ý về những gì bạn đang làm. Tôi mong mỏi đề nghị bạn hãy suy xét lại. Có một số động lực tinh tế sâu xa liên qua đến quá trình tìm hiểu làm thế nào để tạo lập niềm tin mới và thay đổi niềm tin đang tồn tại đang xung đột với những điều mới. Hiểu về bài tập giao dịch là dễ. Hiểu làm thế nào để sử dụng bài tập để thay đổi niềm tin của bạn là một chuyện hoàn toàn khác. Nếu bạn làm bài tập mà không hiểu những khái niệm được trình bày trong chương này và chương tiếp theo, bạn sẽ không đạt được kết quả như mong đợi.
Nhiều người phạm sai lầm khi ra vẻ hiểu về một điều gì đó, khả năng hiểu vốn có trong sự hiểu biết mới của họ tự động trở thành một phần chức năng trong niềm tin của họ. Phần lớn thời gian, hiểu một khái niệm chỉ là bước đầu tiên trong quá trình kết hợp những khái niệm đó với một mức độ vận dụng. Điều này đặc biệt đúng với những khái niệm đề cập đến những lý luận trong xác suất. Tâm trí của chúng ta không tự nhiên được kết nối với “khách quan” hay lưu lại ở “khoảnh khắc hiện tại”. Điều này nghĩa là chúng ta phải chủ động rèn luyện tâm trí của chúng ta suy nghĩ từ những góc độ này.
Hơn nữa, để rèn luyện những gì liên quan, có thể là bất kỳ mâu thuẫn niềm tin nào để hoạt động thông suốt. Mâu thuẫn niềm tin sẽ có tác động hủy hoại những ý định tốt nhất của bạn để vận hành từ một trạng thái tinh thần khách quan hay để trải qua “dòng chảy cơ hôi của khoảnh khắc hiện tại”
Ví dụ, hãy nói rằng bạn đã từng dành rất nhiều năm để học cách làm thế nào để đọc thị trường, hoặc dành một lượng tiền lớn để phát triển hoặc mua những hệ thống kỹ thuật, chỉ để bạn có thể tìm thấy điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Bây giờ bạn đã hiểu rằng bạn không phải biết sẽ xảy ra chuyện gì tiếp theo, và thậm chí việc cố gắng biết sẽ làm giảm khả năng trở nên khách quan của bạn hoặc lưu lại trong khoảnh khắc. Những gì chúng ta có là xung đột trực tiếp giữa niềm tin cũ của bạn mà bạn cần biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo để thành công và sự hiểu biết mới của bạn mà bạn không cần biết gì cả.
Giờ, hiểu biết mới của bạn sẽ đột nhiên vô hiệu hóa hoàn toàn tiền bạc và năng lượng dùng để củng cố niềm tin mà “cần để biết”? Tôi mong điều này được dễ dàng. Và với một số ít người may mắn, điều này là có thể. Nếu bạn sẽ nhớ lại trong chương 4 khi tôi nói về khoảng cách tâm lý trong mối quan hệ để viết mã phần mềm, tôi đã từng đề cập rằng những nhà giao dịch có thể đã đến rất gần với những quan điểm mới này mà tất cả họ cần là đặt một vài mảnh còn thiếu để tạo ra một thay đổi tinh thần, đó là trải nghiệm “à há”.
Tuy nhiên, dựa trên những kinh nghiệm làm việc của tôi với hàng nghìn nhà giao dịch giỏi, tôi có thể nói hầu hết họ không hoàn toàn đến gần được những quan điểm này. Đối với những người nào chưa đến gần được những quan điểm này, có thể thất thoát một số lượng đáng kể lao động trí óc (cả một khoảng thời gian lớn) để hợp nhất một cách thích hợp những hiểu biết mới của bạn về giao dịch trong môi trường
tinh thần của bạn. Tin tốt là, bài tập tôi trình bày trong chương 11 về cơ bản sẽ thiết lập năm yếu tố cơ bản và giải quyết những xung đột tiềm năng, nhưng chỉ khi nếu bạn biết chính xác điều bạn đang làm và tại sao bạn lại làm vậy. Đó chính là chủ đề của chương này và chương tiếp theo.
NGUỒN GỐC CỦA NIỀM TIN
Chúng ta học được gì về bản chất của niềm tin, và làm thế nào có thể dùng những hiểu biết đó để tạo ra một tư duy để khuyến khích mong muốn của chúng ta trở thành một nhà giao dịch thành công một cách ổn định? Những điều này là hai câu hỏi tôi sẽ tập trung trả lời trong chương này.
Trước tiên, hãy xem nguồn gốc niềm tin của chúng ta. Như bạn có thể hồi tưởng lại, những ký ức, sự phân biệt và niềm tin tồn tại trong hình thức năng lượng đặc biệt, cấu trúc năng lượng. Trước đó, tôi đã gộp ba thành phần tinh thần với nhau để hình dung rằng:
1. Ký ức, sự phân biệt và nềm tin không tồn tại dưới dạng vật chất, thể chất;
2. Mối quan hệ nguyên nhân – kết quả tồn tại giữa bản thân chúng ta và môi trường bên ngoài đưa những thành phần này vào trong sự tồn tại; và
3. Làm sao để mối quan hệ nguyên nhân – kết quả đảo ngược lại để chúng ta có thể cảm nhận về môi trường bên ngoài những gì chúng ta đã tìm hiểu.
Để hiểu được nguồn gốc niềm tin của chúng ta, chúng ta sẽ phải tách riêng những yếu tố này ra để hình dung được sự khác nhau giữa một ký ức và một niềm tin. Cách tốt nhất để làm điều này là tưởng tượng bản thân chúng ta đang trong tâm trí của một đứa trẻ sơ sinh. Tôi nghĩ rằng ở giai đoạn đầu của cuộc đời một đứa trẻ, ký ức về những kinh nghiệm của có thể tồn tại dưới dạng thuần khiết nhất. Ý của tôi nghĩa là những ký ức về những gì đứa trẻ đã từng thấy, nghe, ngửi, tiếp xúc, chạm vào hoặc nếm tồn tại trong tâm trí nó như thông tin cảm giác thuần khiết mà không được sắp xếp hay ghép thêm bất cứ từ đặc biệt hay khái niệm nào. Vì thế, tôi sẽ định nghĩa một ký ức thuần khiết như thông tin giác quan lưu lại dưới dạng nguyên bản.
Nói cách khác là một khái niệm về bản chất của cách mà môi trường bên ngoài thể hiện và diễn đạt. Một khái niệm kết hợp thông tin cảm giác với một hệ thống biểu tượng mà chúng ta gọi là ngôn ngữ. Ví dụ, hầu hết trẻ sơ sinh có một ký ức thuần khiết về việc cảm thấy được cha mẹ nuôi dưỡng yêu thương như thế nào, nhưng đó không phải đến khi đứa trẻ được dạy để liên kết hoặc tập hợp một số từ ngữ với
thông tin cảm giác thuần khiết lưu lại trong trí nhớ của nó mà nó sẽ tạo ra một khái niệm về việc được cha mẹ nuôi dưỡng yêu thương như thế nào.
Câu nói: “Cuộc sống tươi đẹp/tuyệt vời” là một khái niệm. Tự bản thân những từ ngữ đang tạo ra một bộ sưu tập trang trí vô nghĩa về những biểu tượng trừu tượng, nhưng nếu một đứa trẻ hoặc được dạy hoặc quyết định liên kết những từ này với cảm giác tích cực của việc được nuôi dưỡng, thì những chữ cái không còn là một bộ sưu tập về những biểu tượng trừu tượng và những từ ngữ không còn là những câu nói trừu tượng. “Cuộc sống tươi đẹp/tuyệt vời” trở thành một sự phân biệt rõ ràng về bản chất của sự tồn tại hay là cách thế giới hoạt động.
Tương tự, nếu đứa trẻ không nhận đủ nuôi dưỡng so với nhu cầu của nó, nó có thể đơn giản chỉ liên kết cảm giác của nỗi đau cảm xúc với một khái niệm như “Cuộc sống là không công bằng” hoặc “Thế giới là một nơi khủng khiếp”.
Trong mọi trường hợp, khi năng lượng tích cực hoặc tiêu cực đến từ ký ức hoặc kinh nghiệm của chúng ta trở thành liên kết với một cụm những từ mà chúng ta gọi là khái niệm, khi khái niệm thành năng lượng hóa và kết quả được chuyển đổi thành một niềm tin về bản chất của thực tại. Nếu bạn xem xét những khái niệm được cấu trúc bởi khuôn khổ của một ngôn ngữ và năng lượng hóa bằng những kinh nghiệm
của chúng ta, điều này trở nên thông suốt là tại sao tôi đề cập đến niềm tin như “năng lượng cấu trúc”.
Khi một niềm tin tồn tại, niềm tin làm gì? Chức năng của nó là gì? Trong một vài trường hợp điều này có vẻ nực cười khi hỏi những câu này. Sau tất cả, tất cả chúng ta có là những niềm tin. Chúng ta liên tục thể hiện niềm tin của chúng ta bằng cả lời nói và hành động. Hơn nữa, chúng ta không ngừng tương tác với niềm tin của những người khác khi họ thể hiện chúng. Tuy nhiên, nếu tôi hỏi “Một niềm tin chính xác là
làm gì?” rất có thể tâm trí bạn sẽ không có câu trả lời.
Mặt khác, nếu tôi hỏi về chức năng của mắt, tai, mũi, hay răng của bạn thì bạn sẽ trả lời mà không thấy vấn đề gì. Vì niềm tin là thành phần quan trọng trong phần trang trí/hóa trang của chúng ta (về khía cạnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta), điều này chắc chắn phải là một trong những điều châm biếm nhất của cuộc sống mà khái niệm này ít nhất cũng đã từng được nghĩ đến và hiểu.
Cụm từ “ít nhất cũng đã từng được nghĩ đến” theo ý của tôi là, nếu chúng ta có một vấn đề với một trong số các bộ phận trên cơ thể chúng ta, chúng ta tự nhiên tập trung sự chú ý vào bộ phận đó và nghĩ đến những gì chúng ta cần làm để giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, điều này không nhất thiết xảy ra với chúng ta, các vấn đề chúng ta có thể gặp phải với chất lượng cuộc sống của chúng ta (ví dụ, thiếu niềm vui, một cảm giác không hài lòng, hay thiếu thành công trong một vài lĩnh vực) là nguồn gốc niềm tin của chúng ta.
Sự thiếu suy xét này là một hiện tượng phổ biến. Một trong những đặc điểm quan trọng của niềm tin là niềm tin làm cho những điều mà chúng ta trải nghiệm giống như điều gì đó hiển nhiên và nằm ngoài sự thắc mắc. Trên thực tế, nếu không phải vì mong muốn mạnh mẽ của bạn là để trải nghiệm thành công liên tục như một nhà giao dịch, chắc bạn sẽ không đào sâu chủ đề này thêm nữa. Thông thường, phải mất nhiều năm nản lòng cực độ trước khi con người kiểm chứng niềm tin của họ như nguồn gốc của những trở ngại của chính họ.
Tuy nhiên, mặc dù niềm tin là một phần phức tạp của cá nhân chúng ta, nhưng bạn không tự đưa ra quá trình này theo những phân tích rất riêng biệt được. Hãy xem xét thực tế rằng không ai trong chúng ta được sinh ra với bất kỳ niềm tin nào của chúng ta. Tất cả những điều này đạt được trong nhiều cách kết hợp. Rất nhiều trong số những niềm tin của chúng ta có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời chúng ta thậm chí
không phải do chúng ta mà như là một hành động của ý chí tự do. Và điều này dường như không tạo ra như một điều ngạc nhiên với bất cứ ai mà thường thì niềm tin gây ra cho chúng ta nhiều khó khăn nhất là những ai có được niềm tin từ người khác mà không có sự nhất trí nào từ ý thức của chính chúng ta. Tôi muốn nói niềm tin mà chúng ta có được khi chúng ta còn quá trẻ và thiếu hiểu biết để nhận ra những tác
động tiêu cực mà chúng ta đã được dạy.
Bất kể nguồn gốc niềm tin của chúng ta, từ khi xuất hiện, sự tồn tại niềm tin về cơ bản hoạt động theo cùng một cách. Niềm tin có một vài cách đặc trưng để hoạt động, không giống như phần lớn các bộ phận khác của cơ thể chúng ta. Ví dụ, nếu bạn so sánh mắt của tôi và mắt của bạn, hay tay của tôi và tay của bạn, hoặc là tế bào máu đỏ của tôi và tế bào máu đỏ của bạn, chúng ta có thể thấy các bộ phận này không chính xác giống nhau, nhưng chúng có những đặc điểm chung làm cho chúng hoạt động theo những cách tương tự nhau. Tương tự như vậy, một niềm tin về “Cuộc sống tươi đẹp/tuyệt vời” sẽ vận hành chức năng giống như cách mà niềm tin về “Cuộc sống là khủng khiếp”. Bản thân những niềm tin là khác nhau và tác động của mỗi niềm tin vào chất lượng của người nắm giữ cuộc sống sẽ vô cùng khác nhau, nhưng cả hai niềm tin sẽ hoạt động chính xác theo cùng một cách.
NIỀM TIN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NIỀM TIN ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA
Ở nghĩa rộng nhất, những niềm tin của chúng ta hình thành cách trải nghiệm cuộc sống của chúng ta. Như tôi đã từng nói, chúng ta không được sinh ra cùng với bất kỳ niềm tin nào của chúng ta. Khi có niềm tin và chúng được tích lũy, chúng ta sống cuộc đời của chúng ta theo một cách mà phản chiếu những gì chúng ta đã học cách để tin tưởng. Hãy xem cuộc sống của bạn sẽ khác như thế nào nếu bạn được sinh ra trong một nền văn hóa, tôn giáo hoặc hệ thống chính trị mà có rất ít nếu không nói là không có điểm gì chung so với con người bạn được sinh ra. Điều này rất khó tưởng tượng, nhưng những gì bạn đã được học để tin tưởng về bản chất của cuộc sống và cách mà thế giới hoạt động có thể không giống với những gì bạn đang tin. Tuy nhiên bạn có thể sẽ giữ chắc những niềm tin khác với cùng mức độ như những niềm tin hiện tại của bạn.
NIỀM TIN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO
1. Niềm tin chế ngự nhận thức của chúng ta và diễn đạt thông tin môi trường theo cách phù hợp với những gì chúng ta tin.
2. Niềm tin tạo ra sự kỳ vọng của chúng ta. Hãy nhớ rằng sự kỳ vọng là một niềm tin dự kiến ở một vài thời điểm trong tương lai. Vì chúng ta không thể kỳ vọng một vài điều mà chúng ta không biết nên ta cũng có thể nói rằng một sự kỳ vọng là những gì chúng ta biết dự định ở một vài thời điểm trong tương lai.
3. Bất cứ điều gì chúng ta quyết định làm hoặc bất cứ biểu hiện bên ngoài của hành vi sẽ phù hợp với những gì chúng ta tin.
4. Cuối cùng, niềm tin của chúng ta ảnh hưởng đến việc chúng ta cảm thấy thế nào về kết quả của những hành động của chúng ta.
Chúng ta không có nhiều cách vận hành niềm tin mà trong đó niềm tin không đóng vai trò quan trọng. Vậy nên những gì tôi sẽ làm bây giờ là đưa cho bạn một ví dụ tôi đã dùng trong cuốn sách đầu tiên, The Disciplined Trader – Nhà giao dịch kỷ luật, để minh họa những chức năng đa dạng của một niềm tin.
Mùa xuân năm 1987, tôi đang xem chương trình truyền hình địa phương có tên “Gotcha Chicago”. Đó là chương trình về một vài diễn viên nổi tiếng tham gia một trò chơi thực tế. Trong một tập của chương trình, kênh truyền hình thuê một người đàn ông cầm một tấm bảng với nội dung “Lấy tiền thoải mái chỉ trong hôm nay” (Freemoney. Today only) đứng ở lề đường phía đại lô Michigan (đối với những người không biết rõ về Chicago, đại lộ Michigan là bản doanh của rất nhiều tín đồ thời trang, các tòa nhà và cửa hiệu độc quyền). Kênh truyền hình đưa cho người đàn ông một lượng tiền mặt lớn, với chỉ dẫn sẽ đưa tiền cho bất cứ ai yêu cầu. Bây giờ, khi bạn cân nhắc đến việc đại lộ Michigan là một trong những khu vực sầm uất nhất của thành phố, và nếu chúng ta giả thiết rằng rất nhiều người đi qua người đàn ông trên phố có thể đọc thấy tấm bảng, bao nhiêu người sẽ nghĩ về đề nghị của anh ta và hỏi xin một số tiền nào đó? Trong số tất cả những người đi ngang qua và đọc tấm bảng, chỉ có một người dừng lại, và nói “Tuyệt vời! Tôi muốn có 25 xu để mua một vé xe bus được không?” Ngược lại, không một ai thậm chí muốn lại gần người đàn ông đó.
Cuối cùng, người đàn ông cảm thấy thất vọng vì mọi người không tương tác theo cách mà anh ta kỳ vọng. Anh ta bắt đầu khóc to “Anh/chị có muốn lấy tiền không? Làm ơn lấy tiền của tôi đi; Tôi không thể cho tiền đi đủ nhanh” Mọi người vẫn tiếp tục đi quanh anh ta như thể anh không tồn tại. Trên thực tế, tôi chú ý thấy một vài người đi theo hướng của họ và tránh xa người đàn ông ra. Khi có một một người đàn
ông mặc một bộ comple và cầm một cặp tài liệu đến gần, anh ta lại gần người đàn ông và nói “Anh thích có tiền không?”. Người đàn ông trả lời: “Không phải hôm nay”. Giờ thì anh ta thực sự thất vọng, anh ta quay lại và nói với người đàn ông: “Chương trình này diễn ra trong bao nhiêu ngày? Anh làm ơn lấy thứ này đi” rồi anh ta cố dúi vào tay người đàn ông một khoản tiền. Người đàn ông trả lời cụt lủn “Không” rồi đi
tiếp.
Điều gì đang diễn ra ở đây? Tại sao không một ai cần tiền (trừ một người cần tiền để mua vé xe buýt)? Nếu chúng ta giả định rằng phần lớn hoặc tất cả những người qua đường có thể đọc được tấm bảng, nhưng vẫn không có bất cứ cố gắng nào để lấy tiền, sau đó chỉ có một lời giải thích cho hành vi của họ là họ không quan tâm đến tiền. Điều này quá phi lý, dẫu cho, chúng ta đã cân nhắc bao nhiêu thời gian trong cuộc đời chúng ta cho việc tận tụy chạy theo đồng tiền.
Nếu chúng ta đồng ý rằng con người có thể đọc tấm bảng và tiền đó rất quan trọng với hầu hết mọi người trong chúng ta, vậy điều gì đã ngăn những con người này tự giúp chính họ? Môi trường đã tạo sẵn một trải nghiệm mà hầu hết mọi người thích có: một ai đó đưa tiền cho họ mà không có ràng buộc nào. Tuy nhiên, tất cả mọi người đều lướt qua, mà không mảy may để tâm xem điều gì đang đợi họ. Họ đã không phải nhận ra những gì đã có sẵn. Điều này khó mà tưởng tượng vì tấm bảng ghi rõ: “Lấy tiền thoải mái chỉ trong hôm nay”. Tuy nhiên, không khó để tưởng tượng nếu bạn suy xét phần lớn mọi người đều có một niềm tin (một khái niệm năng lượng hóa về cách thế giới hoạt động thế nào) rằng “Tiền miễn phí không hề tồn tại”
Nếu việc cho không tiền thực sự không tồn tại, thì một vài người làm thế nào dung hòa được sự trái ngược rõ ràng giữa niềm tin và dấu hiệu nói lên điều đó? Điều đó rất dễ, chỉ cần xác định rằng người đàn ông với tấm bảng là điên rồ; những gì khác có thể giải thích cho hành vi kỳ quặc đó dù, trên thực tế, tiền miễn phí hay cho không tiền không tồn tại? Quá trình lý giải có thể bù đắp cho sự trái ngược có thể đi đến
một điều gì đó giống như: “Tất cả mọi người đều biết nhận tiền mà không có ràng buộc nào rất hiếm khi xảy ra. Chắc chắn không phải từ một người lạ trên một trong những con phố sầm uất nhất thành phố. Trên thực tế, nếu người đàn ông đã thực sự cho tiền đi, anh ta sẽ được đám đông vây xung quanh. Anh ta thậm chí làm cuộc sống của anh ta gặp nguy hiểm. Anh ta chắc bị điên. Tôi đã mở rộng đường xung quanh anh ta; ai biết anh ta có thể làm gì?
Nên nhớ rằng tất cả các thành phần của quá trình suy nghĩ này được miêu tả là phù hợp với niềm tin rằng tiền miễn phí không tồn tại.
1. Từ “tiền miễn phí” không được nhận ra cũng không được diễn đạt như ý định từ quan điểm của môi trường.
2. Xác định người với tấm bảng ghi chắc bị điên đã tạo ra một kỳ vọng của sự nguy hiểm hay ít nhất cũng là một nhận thức được đảm bảo phải cẩn trọng.
3. Quyết tâm thay đổi đường đi của một người để né tránh người có tấm bảng là một hành động phù hợp với sự kỳ vọng của nguy hiểm.
4. Mỗi người cảm thấy thế nào về kết quả? Rất khó để nói từng cá nhân nhưng một khái quát chung sẽ là họ cảm thấy nhẹ nhàng khi họ đã né tránh tiếp xúc với một người điên một cách thành công.
Cảm giác nhẹ nhõm, kết quả từ việc tránh né một sự chạm trán hoặc đối đầu là một trạng thái tinh thần. Hãy nhớ rằng chúng ta cảm thấy thế nào (mức độ tương quan của năng lượng tích cực và tiêu cực chảy qua cơ thể và tâm trí chúng ta) luôn luôn là sự thật tuyệt đối. Nhưng niềm tin thôi thúc bất kỳ trạng thái tinh thần nào có thể không phải là sự thật về những khả năng sẵn có từ góc độ của môi trường
Nêu lên việc đối đầu đã không phải là kết quả duy nhất có khả năng xảy ra trong tình huống này. Hãy tưởng tượng trải nghiệm khác nhau sẽ khác nhau thế nào nếu họ tin rằng “tiền miễn phí có tồn tại”. Quá trình được miêu tả ở trên sẽ là như nhau, ngoại trừ việc làm cho niềm tin về “tiền miễn phí tồn tại”, như việc hiển nhiên và nằm ngoài sự thắc mắc, thì việc làm cho niềm tin về “tiền miễn phí không hề tồn tại” cũng
hiển nhiên và nằm ngoài sự thắc mắc.
Một ví dụ hoàn hảo sẽ là một người đã nói “tuyệt vời, tôi có thể lấy 25 xu để mua vé xe buýt”. Khi tôi nhìn thấy điều này, tôi đã có cảm giác người này có khả năng là một người ăn xin và muốn xin bất cứ ai 25 xu. Một người ăn xin là người chắc chắn tin vào sự tồn tại của tiền miễn phí. Bởi vậy, nhận thức và diễn đạt của anh ta về tấm bảng dấu hiệu chính xác là những gì kênh truyền hình muốn đề cập. Kỳ vọng và hành
vi của anh ta phù hợp với niềm tin về tiền miễn phí tồn tại. Và anh ta cảm thấy thế nào về kết quả? Anh ta có được 25 xu, vì vậy tôi sẽ giả thiết rằng anh ta cảm thấy mộtcảm giác hài lòng. Tất nhiên, những gì anh ta không biết chính là anh ta có thể lấy nhiều hơn nữa.
Có một kết quả khác có khả năng xảy ra cho kịch bản của chúng ta. Hãy nhìn ví dụ giả thuyết về một người tin rằng “tiền miễn phí không tồn tại” nhưng họ lại dùng một giả thiết “nếu – thì” để tiếp cận tình huống này. Nói cách khác, một vài người có thể rất kích thích và tò mò về những khả năng mà họ quyết định trì hoãn tạm thời niềm tin của họ về “tiền miễn phí không tồn tại”. Sự trì hoãn tạm thời này cho phép họ hành động bên ngoài ranh giới được tạo ra niềm tin, nhằm mục đích xem chuyện gì xảy ra.
Nên thay vì phớt lờ người đàn ông với tấm bảng dấu hiệu, sẽ có người đầu tiên theo chiều hướng giả thuyết của chúng ta lại gần người đàn ông và nói “cho tôi 10 đô la”. Người đàn ông lấy 10 đô la ra khỏi túi và đưa cho anh ta.
Bây giờ chuyện gì sẽ xảy ra. Anh ta cảm thấy thế nào khi có trải nghiệm một điều gì đó không mong đợi mà hoàn toàn đi ngược lại niềm tin của anh ta?
Đối với hầu hết mọi người, niềm tin về tiền miễn phí không tồn tại thu được qua những hoàn cảnh không dễ chịu để đặt nhẹ vấn đề đi. Cách phổ biến nhất được nói rằng chúng ta không thể có một cái gì đó vì nó quá đắt. Không biết bao nhiêu lần một đứa trẻ thường hay nghe, “Con nghĩ con là ai vậy? Con có biết tiền không tự nhiên mọc trên cây không”. Nói cách khác, đó có lẽ là một niềm tin tiêu cực. Vì vậy, trải
nghiệm có tiền trong tay mà không có điều kiện ràng buộc và không có bất cứ nhận xét tiêu cực nào sẽ giống như tạo ra một trạng thái tinh thần của sự phấn chấn thuần khiết.
Trên thực tế, nhiều người sẽ rất hạnh phúc khi họ bị bắt buộc chia sẻ niềm hạnh phúc và điều khám phá mới này đối với những người họ quen. Tôi có thể tưởng tượng anh ta có thể quay lại văn phòng hoặc về nhà, và thời điểm anh ta tiếp xúc với người nào đó anh ta quen, từ đầu tiên thoát ra từ miệng anh ta sẽ là “Bạn sẽ không tin chuyện gì xảy ra với tôi ngày hôm nay đâu” và mặc dù anh ta muốn trong tuyệt
vọng những người anh ta gặp tin câu chuyện của anh ta, nhưng có lẽ họ sẽ không tin. Tại sao? Vì niềm tin rằng tiền miễn phí không tồn tại sẽ làm cho họ diễn đạt câu chuyện theo hướng tiêu cực hợp lý
Để lấy thêm một ví dụ nhỏ này nữa, hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra với trạng thái tinh thần của người này nếu điều này xảy ra, anh ta có thể lấy thêm tiền nữa. Anh ta đang ở trong trạng thái phấn chấn thuần khiết. Tuy nhiên, thời điểm trong đầu anh ta hiện lên suy nghĩ hoặc ai đó thuật lại câu chuyện của anh ta để đề nghị một ý tưởng rằng anh ta có thể yêu cầu thêm nhiều tiền hơn nữa, trạng thái tinh thần của
anh ta ngay lập tức sẽ chuyển sang một trạng thái tiêu cực của tiếc nuối hoặc thất vọng. Tại sao? Anh ta đã khẽ chạm vào niềm tin tiêu cực về những gì có nghĩa là bỏ lỡ điều gì đó hoặc điều đó vẫn chưa đủ. Kết quả là, thay vì vui mừng về những gì anh ta có, anh ta sẽ than thở những gì anh ta có thể đã có mà không nhận được.
NIỀM TIN VÀ SỰ THẬT
Trong tất cả ba ví dụ này (trong đó có một giả thuyết), tất cả mọi người đều trải qua kinh nghiệm về tình huống duy nhất của họ. Nếu được hỏi, mỗi người sẽ miêu tả những gì anh hoặc cô ấy đã trải qua từ quan điểm của họ, như thể chỉ có duy nhất một phiên bản đúng và hợp lý của tình huống thực tế. Sự mâu thuẫn giữa ba phiên bản sự thật này làm cho tôi nghĩ đến một vấn đề triết học lớn hơn cần được giải quyết. Nếu niềm tin giới hạn nhận thức của chúng ta về các thông tin được tạo ra bởi môi trường vật lý, do đó những gì chúng ta nhận ra phù hợp với bất cứ điều gì chúng ta tin, vậy chúng ta làm sao biết sự thật là gì?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải cân nhắc bốn trường hợp sau:
1. Môi trường có thể thể hiện bản thân trong một sự kết hợp vô hạn của nhiều cách với nhau. Khi bạn kết hợp tất cả các lực lượng của tự nhiên tương tác với mọi thứ con người tạo ra, rồi thêm vào đó những lực lượng được tạo ra bởi tất cả các cách con người có thể thể hiện, kết quả là một số phiên bản có khả năng thực tế sẽ chắc chắn lấn át ngay cả những người có tư tưởng thoáng nhất.
2. Cho đến khi chúng ta có được khả năng nhận thức những cách khả thi trong đó môi trường có thể diễn đạt ý kiến thì niềm tin của chúng ta sẽ luôn đại diện cho một phiên bản giới hạn của những gì có khả năng xảy ra từ quan điểm của môi trường làm cho niềm tin của chúng ta trình bày về sự thật nhưng không nhất thiết là một bản tường trình rõ ràng của sự thật.
3. Nếu bạn tìm thấy mình tạo ra một ngoại lệ cho trường hợp của ví dụ thứ hai thì hãy cân nhắc xem nếu niềm tin của chúng ta là đúng, một trăm phần trăm phản ánh chính xác thực tiễn vật lý, thì kỳ vọng của chúng ta đã luôn luôn được đáp ứng, chúng ta sẽ mãi mãi ở trong trạng thái thỏa mãn và hài lòng.
Làm sao chúng ta có thể cảm thấy điều gì khác ngoài hạnh phúc, vui vẻ, phấn khởi và một cảm giác hoàn toàn hạnh phúc nếu thực tiễn vật lý biểu hiện liên tục chính xác như chúng ta đã kỳ vọng?
4. Nếu bạn có thể chấp nhận trường hợp của ví dụ thứ ba là có giá trị thì hệ quả tất yếu cũng đúng. Nếu chúng ta không trải qua cảm giác thỏa mãn và hài lòng, thì chúng ta phải vận hành một hoặc nhiều niềm tin không hoạt động tốt liên hệ với những điều kiện của môi trường.
Hãy cân nhắc về bốn trường hợp này, giờ tôi có thể trả lời câu hỏi “Sự thật là gì?”. Câu trả lời là, bất cứ cái gì hoạt động hiệu quả. Nếu những niềm tin lợi dụng những hạn chế mà chúng ta có thể nhận thức và môi trường có thể diễn đạt trong một sự kết hợp vô hạn của nhiều cách với nhau thì những niềm tin có thể đúng khi liên hệ với những gì chúng ta đang cố hoàn thành ở bất kỳ thời điểm nào. Nói cách khác,
mức độ tương đối của sự thật vốn có trong những niềm tin của chúng ta có thể được xác định bằng độ khả dụng hay hiệu quả mà niềm tin mang lại.
Mỗi người trong chúng ta đều tạo ra nội lực (tò mò, nhu cầu, mong muốn, khao khát, mục tiêu, và khát vọng) bắt buộc hoặc thúc đẩy chúng ta tương tác với môi trường thể chất, vật chất. Chuỗi đặc biệt của những bước chúng ta thực hiện mục tiêu của sự tò mò, nhu cầu, mong muốn, khát khao, mục đích hay những khát vọng của chúng ta là một chức năng về những gì chúng ta tin tưởng là đúng trong bất kỳ hoàn cảnh hay tình huống nào. Sự thật đó là gì đi nữa sẽ được xác định như sau:
1. Những khả năng chúng ta nhận thức liên quan đến những gì có sẵn từ quan điểm của môi trường,
2. Chúng ta diễn đạt thế nào về những gì chúng ta nhận thức,
3. Những điều chúng ta quyết định,
4. Kỳ vọng của chúng ta về kết quả,
5. Điều chúng ta hành động, và
6. Chúng ta cảm nhận thế nào về kết quả của những cố gắng của chúng ta.
Ở bất kỳ thời điểm nào, nếu chúng ta thấy mình trong trạng thái thoải mái và hài lòng, vui vẻ hoặc hạnh phúc trong mối quan hệ với những gì chúng ta đang cố hoàn thành, chúng ta có thể nói rằng sự thật của chúng ta (nghĩa là bất kỳ niềm tin nào chúng ta đang vận hành) là có ích vì quá trình như đã đề cập ở trên là có hiệu quả. Những gì chúng ta nhận thức không chỉ phù hợp với mục tiêu của chúng ta mà còn
phù hợp với những gì có sẵn từ quan điểm/góc độ của môi trường. Cách lý giải của chúng ta về thông tin chúng ta nhận thức được là kết quả trong một quyết định, sự kỳ vọng, và hành động được dung hòa với tình hình và hoàn cảnh môi trường. Không có sự kháng cự hay chống lại nào xuất phát từ môi trường (hoặc trong tâm trí bản thân chúng ta) có thể làm giảm kết quả mà chúng ta đang có được. Kết quả là, chúng ta thấy mình trong trạng thái thoải mái, hài lòng, vui vẻ và hạnh phúc.
Mặt khác, nếu chúng ta thấy mình trong trạng thái bất mãn, thất bại, nản lòng, nhầm lẫn, tuyệt vọng, hối tiếc, hoặc thất vọng, chúng ta có thể nói rằng liên kết với tình hình và hoàn cảnh môi trường, những niềm tin mà chúng ta đang vận hành hoàn toàn không hiệu quả, và do đó niềm tin đó là vô ích. Nói một cách đơn giản, sự thật là một chức năng của bất cứ điều gì hoạt động liên quan đến những gì chúng ta đang cố hoàn thành tại bất kỳ thời điểm nào.
TÁC ĐỘNG CỦA NIỀM TIN TRONG TRADING
Nếu môi trường bên ngoài thể hiện vô số các kết hợp khác nhau giữa nhiều yếu tố thì tương tự cũng có vô vàn những niềm tin tồn tại. Đó là cách rõ ràng nhất để nói rằng ngoài kia có rất nhiều thứ để chúng ta tìm hiểu và nghiên cứu. Trước khi tạo ra một cái nhìn tổng quát nhất về bản chất của nhân loại, tôi phải nói rằng chúng ta không hề sống trong một xã hội mà mọi thứ đều đồng nhất cho tất cả. Nếu thật sự tất cả
chân lý đều đúng với mọi trường hợp thì tại sao chúng ta vẫn cứ tranh cãi và đấu tranh với nhau. Tại sao chúng ta không thể sống giống y như những gì ta đã được học và tin tưởng? Phải có gì đó ẩn giấu đằng sau việc ta nỗ lực không ngừng để chứng minh niềm tin của mình là đúng và đánh bại niềm tin của những kẻ khác. Xét lại những cuộc cãi vả từ nhỏ nhặt đến nghiêm trọng, bất kể là giữa cá nhân, nền văn hóa, xã hội hay các quốc gia đều bắt nguồn từ những mâu thuẫn trong niềm tin. Vậy niềm tin có yếu tố gì làm cho chúng ta trở nên bảo thủ và cố chấp như vậy?
Trong một vài trường hợp, chúng ta thậm chí sẵn sàng giết chết đối phương để bảo vệ niềm tin của mình. Theo lý thuyết của bản thân, tôi nghĩ niềm tin không đơn giản chỉ là một loại năng lượng được cấu thành do yếu tố bên ngoài, mà nó còn là một loại năng lực thuộc về ý thức, ít nhất là đạt đến một mức độ nhận thức nào đó.
Nếu không, sao ta lại giải thích được việc mình có khả năng diễn đạt ra bên ngoài những điều vốn ở bên trong tâm trí?. Làm sao ta biết được mong ước của chúng ta đã được thỏa mãn? Làm sao ta có thể biết mình đang đối mặt với những thông tin hoặc hệ thống đối lập với những gì ta tin tưởng? Cách giải thích duy nhất chính là niềm tin cá nhân có năng lực nhận biết hoặc tự nhận biết để có thể tạo ra những hành động như ta đã thấy.
Ý kiến trên có thể hơi khó chấp nhận. Nhưng chúng ta có thể xét qua một số trường hợp của tập thể hoặc cá nhân để hỗ trợ cho việc phân tích khả năng này. Đầu tiên, mọi người đều muốn mình được tin tưởng, bất kể niềm tin đó là gì. Cảm giác được tin tưởng rất tuyệt vời. Tôi nghĩ cảm giác tích cực này là phổ biến, nên nó đúng cho mọi người. Ngược lại, không ai thích mình bị nghi ngờ, cảm giác đó thật sự không
thoải mái. Giả sử tôi nói “Tôi không tin anh”, cảm giác tiêu cực sẽ dâng tràn lên trong cơ thể và tâm trí bạn, điều này cũng là bình thường. Tương tự như vậy, không ai trong số chúng ta thích bị phản đối. Sự phản đối đó giống như một đòn tấn công vậy. Mọi người gần như đều cư xử như nhau khi gặp tình huống trên, phản ứng điển hình là tranh cãi, bào chữa để bảo vệ bản thân ( hoặc niềm tin), và tùy tình huống, chúng ta thậm chí có thể tấn công lại. Khi chúng ta đang nói về bản thân mình, ta đều muốn được lắng nghe. Nếu bạn phát hiện ra ai đó đang xao nhãng, cảm giác sẽ như thế nào? Cực kì tồi tệ. Và tôi khẳng định lại lần nữa, ai cũng có cùng cảm giác như thế.
Ngược lại, tại sao lại quá khó để trở thành một người biết lắng nghe? Bởi vì ta thật sự phải-lắng-nghe và không được nói về bản thân ngay cả khi ta hoàn toàn có thể ngắt ngang câu chuyện để làm điều đó. Điều bí ẩn nào ẩn giấu đằng sau việc ta không đủ kiên nhẫn để lắng nghe người khác? Phải chăng nói chuyện với ai đó cùng có một niềm tin thì sẽ thoải mái và an toàn hơn? Và ngược lại phải chia sẻ với những người không cùng chí hướng hoặc có niềm tin trái ngược với mình sẽ làm ta cảm thấy khó chịu, thậm chí là bị đe dọa? Ngụ ý cốt yếu ở đây chính là, khi bạn chấp nhận một niềm tin và để nó trở thành chân lý sống của bạn thì mãi sau này bạn sẽ bị thu hút với những niềm tin gần như thế và đương nhiên sẽ khước từ tất cả những niềm tin trái ngược với nó.
Hãy tính đến con số khổng lồ của các niềm tin khác nhau đang tồn tại, nếu tất cả cảm giác thoải mái, bị thu hút, hay chống lại và đe dọa đều là như nhau cho tất cả mọi người thì ta có thể nói mỗi niềm tin đều có khả năng tự nhận thức về sự tồn tại của chính nó, và nhận thức này sẽ hành động theo một cách riêng và tạo ra ảnh hưởng chung cho tất cả chúng ta.
ĐẶC TÍNH CƠ BẢN CỦA NIỀM TIN
Có tất cả ba đặc tính cơ bản mà bạn phải hiểu được để lĩnh hội được một cách hiệu quả năm chân lý cốt lõi trong trading:
1. Niềm tin dường như có sinh mệnh riêng của nó, cho nên nó kiên quyết chống lại tất cả những thế lực muốn sửa chữa hay thay thế nó.
2. Mọi niềm tin đều cần được thể hiện.
3. Niềm tin vẫn cứ tiếp tục hoạt động bất kể tâm trí ta có nhận ra sự hiện diện của nó hay không.
Điều thứ 1: Niềm tin chống lại tất cả các thế lực muốn sửa chữa hay thay thế nó. Ta sẽ không thể hiểu được động lực nào giúp cho niềm tin có thể duy trì cấu trúc toàn vẹn của nó. Nhưng ta thấy chúng hoàn toàn có thể làm được điều đó cho dù phải đối mặt với một thế lực vô cùng mạnh mẽ khác. Xuyên suốt lịch sử loài người, có rất nhiều tấm gương về những người có niềm tin mãnh liệt vào một điều gì đó đến nỗi
họ có thể chịu đựng sự sỉ nhục, tra tấn và thậm chí là cái chết chứ không bao giờ chịu thỏa hiệp với những thứ trái niềm tin của họ. Đây chắc chắn là lời giải thích cho sức mạnh to lớn của niềm tin và mức độ mà niềm tin kháng cự lại bất cứ cái gì cố gắng thay thế nó dù là nhỏ nhất.
Niềm tin có vẻ được tạo thành từ một loại năng lượng hay sức mạnh vốn chống lại bất kì điều gì manh nha khiến nó thay đổi. Điều đó có nghĩa là niềm tin sẽ không bao giờ thay đổi? Không hề! Chỉ cần bạn biết cách mà thôi! Niềm tin có thể được thay thế, nhưng không phải theo cách mà mọi người vẫn nghĩ, tôi tin rằng một khi niềm tin đã được định hình, sẽ rất khó để hủy hoại nó. Nói cách khác, chúng ta không thể làm bất kì điều gì khiến cho niềm tin có thể biến mất hay bốc hơi như nó chưa từng tồn tại cả.
Khái niệm này được cấu thành từ một định luật vật lý khá cơ bản. Theo Albert Einstein và hội các nhà khoa học thì năng lượng không thể tự sinh ra hay tự mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác mà thôi. Nếu niềm tin cũng có cấu trúc như năng lượng, loại năng lượng ý thức có thể tự nhận biết được sự tồn tại của nó, vậy thì định luật trên hoàn toàn có thể áp dụng cho trường hợp của niềm tin, nghĩa là, chuyện ta cố gắng xóa sổ hay tiêu diệt nó là điều bất khả.
Liệu rằng khi biết được ai đó đang âm mưu giết chết bạn, bạn sẽ đáp lại như thế nào? Tôi đoán bạn sẽ tự vệ, sau đó là chống trả và thậm chí là trở nên mạnh mẽ hơn cả bạn có thể tượng tưởng để đối mặt với mối đe dọa đó. Niềm tin của mỗi cá nhân là linh kiện để tạo nên cả một con người, nên hoàn toàn hợp lý để ta có thể tin rằng khi bị uy hiếp, niềm tin sẽ có cách để đáp trả lại hoàn toàn đồng nhất với điều mà cả con người ta muốn. Một ngày nọ, bạn thức dậy và chợt nhận ra mọi người xung quanh đều thờ ơ với bạn như thể bạn chưa từng tồn tại. Thì bạn sẽ phản ứng thế nào? Đương nhiên bạn sẽ ngay lập tức lao vào ai đó, đặt tay bạn lên mặt họ và ép buộc họ bằng mọi giá phải nhận ra bạn là ai.
Lại nói về niềm tin, nếu bị lờ đi một cách có chủ đích, nó sẽ hành động theo cách y như chúng ta sẽ làm. Nó sẽ tìm cách để khắc sâu
vào ý thức ta sự tồn tại của nó. Cách đơn giản và hiệu quả nhất để khắc chế được niềm tin chính là nhẹ nhàng đáp trả nó một cách thụ động và hời hợt và từ từ rút hết năng lượng ra khỏi niềm tin đó. Tôi gọi tiến trình này là khởi động lại, sau khi kết
thúc, niềm tin sẽ trở lại cấu trúc nguyên vẹn ban đầu của nó, về mặt kỹ thuật thì nó không hề thay đổi. Điều thay đổi duy nhất là niềm tin bây giờ không còn chút năng lượng nào hết. Và khi không còn năng lượng, thì nó cũng không còn tiềm ẩn khả năng áp đặt lên nhận thức hay thái độ của chúng ta. Sau đây là một minh họa cụ thể:
Như mọi đứa trẻ khác, tôi được dạy để tin tưởng vào ông già Noel và bà Tiên răng. Trong tâm trí tôi bây giờ, cả hai người này hay nói cách khác cả hai niềm tin này đều trở nên trừu tượng và mờ nhạt đi. Cho dù đã phai nhạt qua năm tháng, nhưng hai niềm tin này vẫn tồn tại trong tâm trí tôi, chỉ là không còn năng lượng trong đó mà thôi. Nhớ lại chương trước, tôi đã xác định niềm tin là kết hợp của những trải nghiệm giác quan và năng lượng. Năng lượng có thể bị rút ra nhưng niềm tin thì vẫn như cũ, như nguyên bản vốn có của nó, chỉ là nó không còn chi phối được tâm trí bạn như ban đầu nữa. Như bây giờ, khi tôi đang ngồi trước màn hình vi tính và gõ những dòng này, nếu ai đó nói với tôi rằng ông già Noel đang đứng trước cửa, thì bạn nghĩ tôi sẽ phản ứng thế nào? Đương nhiên là làm lơ nó hoặc coi như đó là một câu
chuyện đùa. Nhưng mà, nếu tôi đang là một cậu nhóc năm tuổi, và Mẹ tôi bảo tôi rằng ông già Noel đang đứng ngoài cửa chờ tôi, từng câu nói của mẹ sẽ ngay lập tức khơi lên trong lòng tôi một nguồn năng lượng tràn đầy, nó khiến tôi sẽ nhảy cẫng lên và chạy ra cửa nhanh nhất có thể.
Không có gì có thể cản đường tôi cả. Tôi có thể vượt qua mọi chướng ngại trên con đường của mình. Cũng đến lúc cha mẹ tôi nói rằng ông già Noel là không có thật. Đương nhiên, phản ứng đầu tiên của tôi là kiên quyết không tin đó là thật. Là tôi không tin họ hay là tôi không muốn tin? Và cuối cùng, họ cố gắng giải thích và thuyết phục tôi. Tuy rằng quá trình ấy không phá hủy niềm tin của tôi vào ông già Noel,
nhưng nó lấy đi năng lượng ra khỏi niềm tin ấy. Và niềm tin này chuyển hóa thành một loại khái niệm mơ hồ và mờ nhạt đi theo năm tháng. Tôi không rõ những năng lượng ấy chạy đi đâu, nhưng tôi nghĩ một số ít chuyển thành một loại niềm tin mới chính là ông già Noel không có thật. Và bây giờ thì tôi có cả hai khái niệm mâu thuẫn nhau, một là ông già Noel có thật, hai là không. Chúng khác nhau ở số năng lượng mà chúng có. Niềm tin thứ nhất gần như không còn chút năng lượng nào hết và niềm tin thứ hai thì có một ít. Cho nên hoàn toàn có thể đoán được rằng lúc này sẽ không còn mâu thuẫn nữa.
Tôi giả sử rằng, nếu chúng ta có thể vô hiệu hóa niềm tin thì tất cả niềm tin đều có thể nhạt nhòa dần đi, cho dù niềm tin thực sự phản ứng lại với những nhân tố muốn thay thế nó. Cách hiệu quả nhất để thay đổi niềm tin chính là hiểu được và cuối cùng tin rằng những niềm tin đó chưa bao giờ mất đi. Chúng ta chỉ chuyển nó sang dạng tốt nhất có thể nhằm đạt được kết quả và mục tiêu mình hướng đến.
Điều thứ 2. Những niềm tin chủ động đều khát khao được thể hiện. Có thể chia niềm tin thành hai loại là chủ động và bị động. Niềm tin chủ động thì có năng lượng, nó chi phối được tâm trí và cách ứng xử của chúng ta. Và điều đó ngược lại với niềm tin bị động. Khi tôi nói, những niềm tin chủ động đều khát khao được thể hiện không có nghĩa là chúng sẽ thể hiện cùng một lúc. Ví dụ, tôi hỏi bạn điều gì là sai trong thế giới hiện tại, Từ “sai” sẽ dẫn dắt bạn nghĩ đến những hành vi của xã hội phản ánh những điều bạn tin là rắc rối hay phiền phức.
Trừ phi bạn cho là không có gì trên thế giới này là sai cả. Vấn đề mấu chốt ở đây là, khi bạn cho rằng một điều gì đó là sai, bạn sẽ không cần suy nghĩ về nó trước khi tôi đặt ra câu hỏi. Nhưng giây phút bạn nghe câu hỏi đó, những niềm tin về vấn đề này sẽ lập tức chuyển ngay đến vị trí đầu tiên trong ý thức của bạn. Thực chất, nó khao khát được mọi người lắng nghe. Tôi dùng từ “khao khát” để diễn tả vì khi có một điều gì đó làm bạn liên kết trực tiếp đến niềm tin của mình thì nó như thể rằng bạn không bao giờ cản được dòng chảy năng lượng mạnh mẽ được phóng thích.
Điều này đặc biệt đúng đối với những vấn đề nhạy cảm hay có liên quan đến điều mà bạn đam mê. Bạn có thể sẽ hỏi tôi “Vậy tại sao đôi lúc tôi lại muốn kiềm hãm việc thể hiện niềm tin của mình?”, có một vài lời giải thích cho điều này. Giả sử bạn phải nói ra một điều gì đó mà bản thân bạn cũng không tin và cảm thấy nó hoàn toàn vô lý. Bạn sẽ nói ra hay kiềm hãm nó lại? Điều đó còn tùy vào hoàn cảnh. Nếu bạn tin rằng điều đó là không tiện để nói ra và niềm tin này có nhiều năng lượng hơn so với cái còn lại ( niềm tin rằng phải nói ra), thì tự nhiên bạn sẽ kiềm chế nó lại và không tranh cãi một cách công khai. Bạn có thể hướng về người đang nói ( có thể là sếp của bạn) và gật đầu ra chiều đồng ý. Nhưng có thật là bạn đồng ý không? Đi sâu hơn vào vấn đề, có phải lúc này tâm trí bạn cũng im lặng? Hoàn toàn không! Bản thân bạn lúc này đang chống lại từng câu chữ mà người kia nói. Nói cách khác, niềm tin của bạn vẫn khát khao được thể hiện, nhưng nó không được biểu lộ ra bên ngoài. Bởi vì những niềm tin mâu thuẫn khác đang tạo áp lực cho nó. Tuy vậy, nó vẫn sẽ tìm cách để được thể hiện ra ngoài? Ngay khi bạn kết thúc cuộc họp, chắc hẳn bạn sẽ tìm được cách để xóa bỏ hết những gì vừa được nghe hay thậm chí là nói ra hết những ý kiến của riêng bạn. Bạn sẽ trải lòng mình ra, kể những chịu đựng bực bội lúc nãy cho người mà bạn tin rằng có khả năng thấu hiểu chúng. Đó là ví dụ chứng minh cách mà niềm tin của chúng ta khao khát được thể hiện khi chúng bị chèn ép bởi các niềm tin khác. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một trong những niềm tin của ta xung đột với chủ ý, mục tiêu, mơ ước, nhu cầu hay tham vọng của chính bản thân mình. Có một sự kết nối sâu sắc giữa điều này với việc trading của chúng ta sau này. Như chúng ta đã biết, niềm tin biểu hiện như thế nào còn tùy thuộc vào môi trường bên ngoài. Sự phân biệt này được định nghĩa như những ranh giới.
Mặt khác, ý thức con người có vẻ lại lớn hơn tập hợp những niềm tin mà họ được dạy là đúng. Và phần lớn hơn đó cho phép ta chọn hướng đến niềm tin mà ta mong muốn, bất kì là nó có nằm trong ranh giới của niềm tin cũ hay không. Và thường thì những suy nghĩ nằm ngoài ranh giới ấy được coi là sự sáng tạo. Khi ta chủ động đặt câu hỏi cho niềm tin của mình thì cũng chính là lúc ta cần một câu trả lời khiến cho ta đạt được những thứ như “một ý nghĩ đột phá”, “một ý nghĩ truyền cảm hứng”, hoặc “giải pháp” cho vấn đề sắp tới.
Sự sáng tạo đem đến một sự tiến bộ mà ta không ngờ tới nằm ngoài tất cả những thứ thuộc về ranh giới vốn đã tồn tại trong lý trí, niềm tin và trí nhớ. Như tôi được biết, thì không hề có một sự đồng thuận nào giữa các nghệ sĩ, nhà phát minh, tôn giáo hay hội khoa học, những lĩnh vực mà sự sáng tạo được tôn thờ. Và tôi cũng thừa biết rằng sáng tạo là không giới hạn. Nếu có bất kì giới hạn nào nằm trong tầm hiểu biết của chúng ta, thì ta chưa bao giờ thật sự tìm ra chúng. Xét lại những bước tiến vượt bậc trong công nghệ mà nhân loại đã trải qua trong hơn 50 năm qua, tất cả những phát minh thần kì đó đều có nguồn gốc từ những con người sẵn sàng vượt khỏi rào cản, ranh giới đã được áp đặt từ những gì họ được học.
Nếu tất cả chúng ta đều có tố chất sáng tạo ( và tôi tin rằng điều đó là sự thật), thì chúng ta đều có cơ hội chạm mặt với những điều mà tôi gọi là “trải nghiệm sáng tạo”. Tôi định nghĩa rằng sáng tạo là những trải nghiệm mới nằm ngoài ranh giới niềm tin của chúng ta. Nó có thể là một nhãn quan mới mẽ – thứ giúp ta thấy được những điều mà ta chưa từng thấy trước đây, cho dù nó vẫn tồn tại rõ ràng như thế.
Hoặc nói đơn giản hơn như việc ta nếm thử những âm thanh, mùi, vị, hay sờ được một thứ gì đó mới. Những trải nghiệm này cũng giống như những suy nghĩ sáng tạo, linh cảm, hay tiến bộ vượt bậc, chúng có thể xảy ra bất ngờ hoặc đi theo chỉ dẫn của tâm trí ta.
Trong bất kì trường hợp nào, khi ta trải qua cảm giác mới lạ, ta thường phải đương đầu với tâm lý phân vân. Khi điều đó xảy ra, cho dù là trong suy nghĩ hay trong hành động, đều có khả năng làm cho ta bị hấp dẫn hoặc khao khát điều gì đó nằm ngoài ranh giới của niềm tin. Để minh họa cho quan điểm này, hãy xem lại ví dụ về cậu nhóc và chú chó. Hãy xem như cậu nhóc có một vài kí ức không mấy tốt đẹp với chó.
Lần đầu tiên ấy là do môi trường, nhưng các lần sau đó là do quá trình xử lý thông tin trong đầu cậu ấy ( dựa vào cấu trúc của những bộ máy và cơ cấu chống lại sự đau đớn trong não). Và kết quả là cậu ấy đều sợ hãi mỗi khi đối diện với những con chó, giả sử cậu bé ấy phải trải qua cảm giác sợ hãi lần đầu tiên khi chỉ mới biết đi.
Và cậu bé dần lớn lên, khi hiểu được nỗi sợ là gì và kết hợp với những điều cậu đã trải qua trong quá khứ, cậu ta sẽ dần hình thành một niềm tin về bản năng của loài chó. Thật dễ đoán được rằng những ý nghĩ của cậu ta sẽ tương tự như “Tất cả các con chó đều rất nguy hiểm”, chính từ “tất cả” đã cấu thành một niềm tin trong đầu cậu, khiến cậu chắc chắn rằng mình phải tránh xa loài chó.
Cậu bé không hề nghi ngờ về niềm tin đó, bởi vì những trải nghiệm đã qua đều khẳng định và củng cố giá trị của nó. Tuy vậy, cậu bé ( hay bất kì ai trên hành tinh này) đều bị ảnh hưởng bởi những ý nghĩ sáng tạo. Như bình thường, thì cậu bé sẽ tìm mọi cách để mình không phải đối mặt với chó. Nhưng không có gì là tuyệt đối cả. Giả sử cậu bé đang đi chung với bố mẹ, và cảm thấy mình vô cùng an toàn, nhưng họ lại đi vào một vùng khá khuất, và họ không thể thấy được những gì trước mắt. Và đột nhiên, họ thấy trước mắt khung cảnh những đứa trẻ bằng tuổi với cậu bé đang chơi đùa cùng với những con chó và ra chiều rất vui vẻ. Đây là chính là trải nghiệm mới lạ. Cậu bé đối mặt với một sự thật không thể bàn cãi là những gì cậu ấy đã tin trước đây về loài chó là sai. Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Đầu tiên, phải nói rằng trải nghiệm này không hề theo định hướng trong ý thức của cậu bé. Cậu ấy đương nhiên không sẵn lòng tiếp nhận những thông tin trái ngược với niềm tin của cậu bấy lâu nay. Ta có thể gọi đây là trải nghiệm mới không chủ động, bởi vì những tác động bên ngoài ép cậu bé phải đối mặt với những điều mà cậu vốn tin là không hề tồn tại. Thứ hai, việc trông thấy những đứa trẻ chơi đùa mà không hề bị bất kì sự tấn công nào từ những chú chó làm cậu bé trở nên phân vân và bối rối.
Chỉ khi nào sự bối rối mất đi, thì cậu ấy mới chấp nhận được việc không phải tất cả chó đều nguy hiểm. Một vài kịch bản có thể xảy ra như sau. Việc nhìn thấy những đứa trẻ cùng tuổi với mình ( cảm giác gần gũi và rõ ràng) có thể chơi thật vui với những con chó thôi thúc cậu bé được giống như bạn mình . Trong trường hợp này, cậu bé đã bị hấp dẫn bởi những điều mới lạ nằm ngoài phạm vi niềm tin của mình ( chính là việc chơi đùa với chó). Đó là một điều vô lý mà cậu vốn chưa từng nghĩ đến. Còn bây giờ, không những là nghĩ đến mà cậu còn khao khát nó. Vậy thì cậu có làm theo khát khao đó hay không? Câu trả lời nằm trong việc năng lượng của niềm tin đó có đủ lớn hay không.
Trong đầu cậu bé bây giờ có hai suy nghĩ hoàn toàn mâu thuẫn nhau, thứ nhất là “Loài chó rất nguy hiểm” và thứ hai là “ chúng ta có thể chơi đùa thoải mái với chúng”. Vậy thì phản ứng của cậu bé trong lần tiếp theo đối diện với chó sẽ quyết định cho việc cái nào có nhiều năng lượng hơn: niềm tin hay khát khao của cậu. Ví dụ như cho vào niềm tin nhiều năng lượng hơn, ta có thể dễ dàng nhận ra lần tiếp theo khi cậu bé gặp chó, cậu sẽ có cảm giác bất lực. Cho dù cậu rất muốn chạm vào chúng thì cậu cũng mãi mãi không dám làm điều đó. Từ “tất cả” trong niềm tin của cậu ấy đã ngăn cậu thõa mãn khao khát của mình.
Cậu biết rõ rằng việc vuốt ve nó không hề nguy hiểm cũng như là chó sẽ không tự nhiên tấn công cậu. Tuy nhiên cậu sẽ không thể làm được điều đó cho đến khi khao khát của cậu đạt được mức năng lượng cao hơn.
Nếu cậu nhóc thật lòng muốn tiếp xúc với chó, cậu phải vượt qua nỗi sợ của mình. Có nghĩa là cậu phải lờ đi việc tất cả con chó đều nguy hiểm, chỉ có như vậy tâm trí cậu mới có chỗ cho niềm tin mới nhất quán với khát khao của mình. Chúng ta đều biết rằng, chó có đủ kiểu phản ứng lại con người, có thể đôi lúc đáng yêu, trung thành nhưng cũng có lúc nguy hiểm và đáng sợ. Nhưng rất ít khi chúng trở nên giận dữ nếu không chịu tác động tiêu cực từ bên ngoài. Niềm tin tốt đẹp mà cậu bé sẽ chấp nhận sẽ tương tự như “Hầu hết chó đều dễ thương và hiền lành, nhưng cũng có một số ít rất hung dữ và đáng sợ”. Niềm tin mới này sẽ khiến cậu tìm hiểu xem những biểu hiện nào để nói lên rằng chó nào là chó ngoan có thể chơi cùng và con nào là chó dữ để tránh xa. Nhưng vấn đề quan trọng nhất chính là, làm thế nào để cậu bé có thể phớt lờ đi từ “tất cả” trong niềm tin “Tất cả các con chó đều rất nguy hiểm”.
Để loại bỏ từ “tất cả”, cậu nhóc cần có những trải nghiệm tích cực với những con chó khác và việc đầu tiên cậu bé cần làm chính là bước qua nỗi sợ của mình và chạm vào một con chó nào đó. Để làm được điều đó cậu thật sự cần một có khoảng thời gian dài và một sự nỗ lực đáng kể. Ở giai đoạn đầu của quá trình này, khát khao thay đổi chỉ đủ mạnh để giúp cậu nhóc có thể đối mặt với con chó, từ một khoảng cách vừa phải và mà không cần bỏ chạy. Tuy rằng chưa trực tiếp chạm vào con chó, nhưng ngày qua ngày việc trông thấy nó ở một khoảng cách nhất định mà không bị một tổn thương nào hết sẽ giúp cậu bé dần dần rút năng lượng ra khỏi niềm tin rằng “Tất cả các con chó đều nguy hiểm”.
Cuối cùng, những cảm giác tích cực này sẽ dần xóa nhòa đi khoảng cách giữa cậu và con chó, từng chút từng chút một, chờ đến một ngày
khoảng cách nhỏ đến mức độ không còn tồn tại nữa. Và năng lượng dành cho khát khao chạm chú chó ấy cứ thôi thúc cậu, đến một ngày khi năng lượng này đạt đến mức độ cao hơn so với niềm tin cũ. Giây phút cậu ấy chạm được vào con chó và vuốt ve nó, chính là lúc nỗ lực xóa nhòa đi từ “tất cả” đã đạt được hiệu quả mong muốn, niềm tin cũ đã được chuyển sang một dạng mới phù hợp với khát khao và mục tiêu của cậu bé.
Rất ít người có đủ động lực để buộc mình trải qua quá trình tương tự như cậu bé trên. Tuy nhiên họ lại không nhận ra được động lực nội tại. Những người phải trải qua thời thơ ấu đầy nỗi sợ hãi, họ sẽ tránh xa nỗi sợ ấy một cách vô thức ngày này qua tháng nọ mà chẳng hiểu tại sao lại như thế ( trừ khi họ tìm kiếm thông tin về nỗi sợ ấy và yêu cầu sự giúp đỡ của chuyên gia).
Và khi đã lớn, khi họ phải đối diện với một điều gì đó đã từng là nỗi sợ của mình trong quá khứ ( ví dụ như thấy cảnh một đứa trẻ kinh hãi khi thấy chó), họ sẽ lại nói về cách vượt qua nỗi sợ ấy khá đơn giản nhưng lại rất mơ hồ như kiểu “ Ngày xưa tôi sợ chó lắm, nhưng bây giờ thì hết rồi”.
Kết quả cuối cùng có thể xảy ra theo hai trường hợp. trường hợp thứ nhất, cậu bé đã vượt qua được nỗi sợ của mình bằng cách xóa nhòa đi ranh giới của niềm tin cũ về loài chó. Điều đó giúp cậu cảm thấy hài lòng và vui vẻ cho dù cậu đã từng nghĩ điều đó không bao giờ xảy ra. Trường hợp thứ hai chính là cậu không hề cảm thấy hứng thú với việc cùng những con chó chơi đùa vui vẻ. Hay nói cách khác, cậu chỉ hơi quan tâm đến việc sẽ được giống như những đứa trẻ khác cũng như việc tiếp xúc với chó.
Trong trường hợp thứ hai, cả hai niềm tin mới và cũ sẽ trở thành hai khái niệm mâu thuẫn trong đầu cậu. Đây chính là ví dụ tôi cần nói để minh chứng cho khái niệm mâu thuẫn chủ động, chính là lúc mà hai niềm tin mạnh mẽ lại mâu thuẫn trực tiếp với nhau và đều muốn được thể hiện ra ngoài. Lúc này niềm tin cũ nằm ở trung tâm ý thức của cậu bé với một nguồn năng lượng dồi dào, còn niềm tin mới nằm ở vị trí
không quan trọng và có rất ít năng lượng. Những động lực trong trường hợp này rất thú vị để tìm hiểu, và cũng không kém phần quan trọng. Chúng ta đã thừa nhận rằng niềm tin chi phối khả năng tiếp thu và xử lý thông tin của ta. Trong điều kiện thông thường, ta dễ nhận thấy cậu nhóc sẽ hoàn toàn bị tách khỏi ý nghĩ muốn tiếp xúc với chó, nhưng việc nhìn thấy cảnh tượng kia khiến cậu hình thành một năng lượng tích cực về việc không phải con chó nào cũng nguy hiểm mà có thể một vài con sẽ hiền lành và ngoan ngoãn. Tuy nhiên cậu bé vẫn chưa hoàn toàn xóa bỏ chữ “tất cả” trong niềm tin của mình và theo hiểu biết của tôi thì niềm tin không thể tự vô hiệu hóa nó được. Và kết quả là, niềm tin tồn tại từ khi ta sinh ra và chỉ mất đi khi ta nằm xuống.
Trừ khi ta không chủ động vô hiệu hóa nó. Trong trường hợp này, cậu nhóc không hề có khát khao muốn thay đổi và đương nhiên cậu sẽ không có động lực để vượt qua nỗi sợ của mình. Vì vậy, cậu nhóc bị đặt vào một mâu thuẫn chủ động, nơi mà niềm tin tích cực nhỏ bé thuyết phục cậu rằng không phải con chó nào cũng nguy hiểm và thôi thúc cậu tiếp xúc với chúng, nhưng cùng lúc đó, niềm tin đầy quyền lực nói với cậu rằng tất cả các con chó đều rất nguy hiểm và nó ngăn cậu tiếp xúc với bất kì con chó nào ( cho dù lúc này nó đã bị chi phối một chút bởi niềm tin mới).
Chúng ta đều hiểu rõ rằng việc “nhìn” và phân tích được rằng tình huống đó không hề nguy hiểm trong khi ta đang run lên vì sợ là việc vô cùng khó khăn, nhưng tôi khám phá ra rằng suy nghĩ sáng tạo hoặc những trải nghiệm vô tình thật sự không cần quá nhiều năng lượng. Nói cách khác, nhận thức mới vẫn hoàn toàn có thể ảnh hưởng đáng kể đến ý thức của chúng ta, bằng cách khiến ta chấp nhận vài thứ một cách vô thức. Nhưng nó lại không đủ sức ảnh hưởng đến thái độ của ta. Khi đưa ra lời tuyên bố này, tôi có một phán đoán rằng chúng ta sẽ mất nhiều năng lượng hơn để hành động thay vì chỉ quan sát.
Mặt khác, những khám phá mới mẽ này sẽ ngay lập tức trở thành một thế lực khá mạnh nếu chúng không gặp bất kì điều gì trong tâm trí ta cản trở. Nhưng nếu ta có những niềm tin trái ngược với khám phá mới đó mà lại không hề sẵn lòng làm vô hiệu hóa niềm tin đó, đặc biệt khi nó lại là một niềm tin tiêu cực thì nhẹ nhàng nhất khám phá mới cũng phải trải qua một cuộc đối đầu với niềm tin cũ và sẽ bị đánh bại
khi đã quá sức chịu đựng
Những gì tôi vừa trình bày là trạng thái tâm lý “bối rối” mà hầu như trader nào cũng gặp phải. Giả sử như bạn nắm rõ được tất cả các khả năng có thể xảy ra và bạn cũng biết rằng trade tiếp theo đơn giản chỉ là một giao dịch nằm trong chuỗi những giao dịch chắc chắn mang đến cho bạn kết quả tốt. Vậy mà bạn vẫn cảm thấy sợ hãi và hoặc còn ám ảnh bởi một số trade sai lầm mà chúng ta đã thảo luận ở chương trước. Hãy nhớ rằng nguyên nhân thực sự đằng sau nỗi sợ chính là thứ khiến chúng ta nhận thông tin sai lệch từ thị trường.
Vậy nguồn cơn nào lại làm cho ta nhận thông tin sai lệch như thế? Chính là lòng tham. Khi mà thị trường có những biểu hiện trái với mong muốn của ta, sự lên xuống của thị trường, từng nhịp từng nhịp khiến ta thấy áp lực và bị đe dọa (bắt đầu trở nên tiêu cực). Cuối cùng chúng ta trở nên sợ hãi, căng thẳng và tuyệt vọng. Vậy cái gì ẩn sau lòng tham của ta? Không gì khác ngoài niềm tin, dựa trên những gì chúng ta đã biết về niềm tin, có thể kết luận nếu bạn vẫn tiếp tục giữ tâm lý tiêu cực trong khi trade thì trong đầu bạn sẽ diễn ra một cuộc đấu tranh giữa những gì bạn “biết” về lợi nhuận sau trade này và những niềm tin vào những điều khác.
Luôn nghĩ rằng những niềm tin chủ động đều khát khao được thể hiện, cho dù ta không muốn đi chăng nữa.
Bạn phải tin rằng mỗi thời khắc trong thị trường đều là duy nhất, mỗi điểm chênh lệch đều có một khoảng lợi nhuận riêng biệt ( lúc này bạn sẽ không gặp phải bất kì mâu thuẫn nội tâm nào nữa) và hoàn toàn tĩnh tại trong trading, không còn còn giác lo lắng, sợ hãi hay căng thẳng nữa. Đó là cách duy nhất có hiệu quả. Một lợi nhuận đặc thù không phải là thứ chúng ta có thể thử qua nhiều lần, cho nên ta không thể
hiểu rõ nó được. Nếu nó xảy ra nhiều lần thì ta không gọi chúng là đặc thù. Khi bạn tin rằng bạn không thể biết điều gì xảy ra tiếp theo, thì bạn sẽ mong đợi gì từ thị trường? Nếu câu trả lời là “Tôi không biết”, thì bạn hoàn toàn đúng.
Nếu bạn tin rằng sẽ có gì đó xảy ra và không cần thiết phải biết chính xác cái gì sẽ mang đến tiền thì đương nhiên cũng không có bất kì thông tin sai lệch nào từ thị trường ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn.
Sau đây là một ví dụ khác để chứng minh cho việc những niềm tin chủ động đều khát khao được thể hiện. Hãy xét trường hợp lần đầu tiên cậu nhóc gặp con chó là một trải nghiệm vui vẻ. Và đương nhiên cậu nhóc này không hề gặp bất kì vấn đề nào khi tiếp xúc với chó. Bởi vì cậu chưa hề gặp con chó hung dữ nào cả. Vì thế, cậu ấy cũng không có khái niệm (niềm tin có năng lượng) rằng một con chó có thể gây tổn thương hay đau đớn. Và như thế trong trí nhớ cậu luôn có một niềm tin vững chắc rằng “ chó là loài vật thân thiện và tất cả chúng đều mang lại niềm vui”, đối với cậu bé này nếu có ai đó bị một con chó tấn công thì lý do duy nhất là do cậu bé ấy không ngoan hoặc ngỗ nghịch.
Nếu bạn cố thuyết phục rằng có một ngày cậu bé sẽ bị chó cắn nếu không tập tính thận trọng thì ngay lập tức niềm tin trong đầu cậu ấy sẽ khiến cậu xao nhãng hoặc hoàn toàn lờ đi lời cảnh báo của bạn. Nếu bạn chờ đợi một phản ứng từ cậu bé, thì chỉ có thể là những lời nói tương tự như “Không đời nào!”, “Chuyện đó sẽ không xảy ra với con đâu!”. Giả định rằng một hôm nọ, cậu nhóc gặp một con chó lạ và nó không thích người khác làm phiền. Nó gầm gừ, nhưng sự đe dọa đó không được chú ý đến và thế là nó cắn thằng bé. Khác với những gì cậu vẫn tin từ trước đến giờ, đây là lại một cảnh tượng lạ lẫm, chuyện gì sẽ xảy ra với niềm tin của cậu ấy? Nó có thay đổi không? Liệu cậu bé này có trở nên sợ hãi tất cả các con chó như cậu bé ở ví dụ đầu tiên?
Thật không may là câu trả lời lại không rõ ràng, vì không có một niềm tin cụ thể nào trong đầu cậu bé chỉ dẫn cậu cách phải đối xử với con chó trong trường hợp này như thế nào. Ví dụ, nếu cậu nhóc này cực kì ác cảm với việc bị phản bội ( có thể cậu bé đã trải qua một kỉ niệm buồn trong quá khứ do bị phản bội bởi một người nào đó và cậu bị cảm giác thất vọng cũng như đau buồn ám ảnh). Nếu cậu kết luận rằng việc con chó cắn cậu là chứng tỏ cho sự “phản bội” theo niềm tin tiêu cực ấy, thì đương nhiên kết quả là cậu sẽ sợ chó.
Những năng lượng tích cực của niềm tin vốn có (chó rất thân thiện) sẽ lập tức chuyển hóa thành năng lượng tiêu cực và hình thành niềm tin mới (chó rất hung dữ). Và cậu sẽ quả quyết rằng “Khi một con chó đã phản bội cậu thì bất kì con chó nào khác cũng sẽ làm vậy”. Nhưng tôi thật sự tin rằng trường hợp cực đoan này rất hiếm khi xảy ra. Điều dễ xảy ra hơn chính là từ “tất cả” trong niềm tin ban đầu của cậu ( tất cả các con chó đều hiền lành) sẽ bị vô hiệu để chuyển hóa thành một loại niềm tin khác phản ánh đúng hơn về bản chất của loài chó. Trải nghiệm này tạo nên một sự thay đổi trong tư tưởng cậu, khiến cậu bắt đầu suy nghĩ về những mặt khác của chó, những mặt mà cậu vốn từ chối tìm hiểu hoặc lờ đi lúc ban đầu.
Ký ức của cậu về những con chó thân thiện vẫn còn y nguyên, cậu sẽ vẫn vui vẻ chơi đùa với chúng, chỉ khác ở chỗ cậu sẽ cẩn trọng quan sát những biểu hiện của chúng để phân biệt lúc nào chúng thân thiện và lúc nào chúng trở nên hung dữ. Tôi nghĩ rằng chân lý cốt lõi của từng khoảnh khắc chúng ta tham gia vào thị trường cũng như trong cuộc sống thường nhật, đều được cấu thành từ những yếu tố chúng ta đã biết (mang tính phổ thông) và những thứ chúng ta chưa biết do chưa được trải nghiệm.
Vì thế nếu ta không tích cực rèn luyện khả năng chấp nhận sự cá biệt trong từng khoảnh khắc của thị trường, thì ta mãi chỉ dậm chân tại chỗ. Khi đó, những khả năng có thể xảy ra (nằm ngoài những gì bạn mong đợi) sẽ trôi qua trước mắt bạn. Đó là một tin tốt nếu bạn thực sự “thuần khiết” và không hề nghĩ đến những thông tin mang tính đe dọa hay không hề bị phân tâm bởi những yếu tố bên ngoài. Còn nếu bạn không đạt được trạng thái này do bạn có tham vọng lớn hơn thì cách tốt nhất chính là bạn phải rèn luyện cho tâm trí mình biết chấp nhận sự khác biệt trong từng khoảnh khắc của thị trường, và vô hiệu hóa hết thảy những niềm tin trái ngược với nó, quá trình này không khác nhiều so với quá trình của cậu nhóc trong tình huống đầu tiên chúng ta phân tích, một khi cậu khát khao được tiếp xúc với chó thì điều cậu cần phải làm chính là tạo được một niềm tin mới và vô hiệu hóa những điều suy nghĩ trái ngược với niềm tin mới đó. Điều này cũng chính là bí quyết để thành công dành cho trader.
3.Niềm tin vẫn cứ tiếp tục hoạt động bất kể tâm trí ta có nhận ra sự hiện diện của nó hay không. Nghĩa là ta không cần phải cố gắng ghi nhớ bất kì niềm tin nào. Tôi biết là thật khó tin khi nói rằng có một thứ vẫn ảnh hưởng đến cuộc sống của ta cho dù ta thậm chí còn chẳng ghi nhớ và nhận ra nó. Nhưng thử nghĩ kỹ lại xem, hầu hết những gì chúng ta trải qua trong suốt cuộc đời đều được lưu trữ ở những nơi thuộc về vô thức hoặc tiềm thức. Nếu tôi yêu cầu bạn trình bày lại những bước cụ thể mà bạn đã được học để lái xe thuần thục như ngày nay, tôi cá rằng bạn sẽ không nhớ hết được tất cả những thứ bạn phải tập trung trong cả quá trình học ấy. Lần đầu tiên khi tôi có cơ hội dạy cho một cậu thiếu niên cách lái xe, tôi hoàn toàn bị bất ngờ bởi có quá nhiều thứ cần phải học, tôi không thể ước chừng được quá trình đó phải mất bao lâu và nó vượt khỏi nhận thức của chúng ta. Có lẽ cách hợp lí nhất để minh họa cho chi tiết này chính là lúc ai đó lái xe trong tình trạng say xỉn. Ta có thể thấy trong rất nhiều trường hợp, những người say không thể nhớ nổi làm cách nào họ có thể lái xe từ điểm A đến điểm B một cách thần kì như thế. Thật khó giải thích được tại sao, trừ khi ta cho rằng khả năng lái xe của anh ấy và niềm tin được vận hành một cách tự động và nó nằm ở một cấp độ cao hơn sự tỉnh táo. Đương nhiên là cũng có một tỉ lệ nào đó những người say xỉn gặp tai nạn khi lái xe. Nhưng nếu so sánh số người gặp tai nạn với con số chính xác toàn bộ những người lái xe khi đang say xỉn thì tỉ lệ này rất thấp. Thực tế thì, những người say khi lái xe chỉ gây tai nạn khi họ ngủ gục hoặc gặp phải những tình huống đòi hỏi sự phản xạ ngay lập tức, vì những điều này nằm ngoài khả năng vận hành của tiềm thức.
TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ TRADING
Làm sao để áp dụng những lý thuyết này vào trading đòi hỏi phải có một quá trình tìm hiểu lâu dài. Môi trường trading cung cấp cho ta một nơi không giới hạn để tích lũy của cải. Tuy rằng tiền trên thị trường luôn sẵn sàng và ta biết rằng mình có triển vọng lấy được, nhưng điều đó không có nghĩa là ta không giới hạn những gì mình có thể lấy. Nói cách khác, có một khoảng cách khổng lồ giữa số tiền ta khao khát có, số tiền ta có thể có và số tiền ta tin là ta đáng được nhận.
Mỗi người có một ước lượng khác nhau, cách tốt nhất để miêu tả ước lượng này chính là liệt kê tất cả các niềm tin chủ động (bao gồm cả ý thức và tiềm thức) có dấu hiệu cản trở ta tích lũy của cải và trở nên vĩ đại. Sau đó nối những niềm tin tích cực với những niềm tin tiêu cực, nếu năng lượng và động lực của niềm tin tích cực nhiều hơn năng lượng của niềm tin tiêu cực thì bạn đã có được sự tự đánh giá có chiều hướng lạc quan, còn ngược lại sự tự đánh giá của bạn sẽ mang chiều hướng bi quan. Động lực để hai niềm tin này kết nối với nhau không chỉ đơn giản như tôi vừa nói, thực ra nó phức tạp đến độ có thể tôi phải mất đến cả năm nghiên cứu một cách nghiêm túc mới có thể sắp xếp và phân loại được chúng.
Những gì bạn cần biết chính là chuyện bạn sinh ra trong một xã hội mà không gặp bất kì điều gì tạo nên niềm tin tiêu cực là không thể xảy ra, luôn luôn có những suy nghĩ ngăn cản bạn kiếm được thật nhiều tiền. Hầu hết những lý do dẫn đến niềm tin đó đều đã bị quên lãng hoặc nằm ẩn sâu trong tiềm thức, nhưng không có nghĩa là chúng đã bị vô hiệu hóa. Việc ta chấp nhận những niềm tin tiêu cực này là khó hay dễ? Thật không may câu trả lời lại là thật sự rất dễ dàng.
Dễ thấy nhất là khi một đứa trẻ tham gia vào một hoạt động mà người lớn ngăn cản vì cho rằng nó có tính chất nguy hiểm, và tình cờ đứa trẻ ấy bị tổn thương thật. Rất nhiều bậc phụ huynh, để áp đặt con cái suy nghĩ của chính họ, họ đã phản ứng lại với tình huống này theo những kiểu như “Chuyện này sẽ không xảy ra nếu con không cứng đầu như thế” hay “Con đã không nghe lời, và nhìn xem chuyện gì đã xảy ra, Trời phạt con đấy!”, khi nghe những lời tuyên bố như thế này những đứa trẻ sẽ có khuynh hướng nhìn mọi tai nạn hay tổn thương trong tương lai theo hướng bi quan và tạo thành một niềm tin rằng bản thân là một người vô dụng, không xứng đáng để có được sự thành công, hạnh phúc hay tình yêu.
Bất kể việc gì làm ta thấy có lỗi đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự tự đánh giá bản thân. Thường thì tội lỗi luôn gắn liền với người xấu, và hầu như ai cũng tin rằng người xấu thì đáng bị trừng phạt. Một số tôn giáo dạy rằng có quá nhiều của cải thì không phải là người lương thiện. Một số người cũng tin rằng việc làm ra quá nhiều tiền là xấu xa, cho dù công việc đó không hề phạm luật hoặc trái với lẽ thường. Bạn có thể không nhớ hoặc không thể tập hợp được những lí do khiến bạn có những niềm tin tiêu cực, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không còn tồn tại. Chúng thường ảnh hưởng đến việc trading của chúng ta dưới hình thức những sai sót trong quá trình tập trung ra quyết định. Ví dụ như đặt lệnh mua thay vì bán và ngược lại, hay chúng khiến bạn suy nghĩ vẫn vơ và rời mắt khỏi màn hình và bạn chỉ nhận ra điều đó khi giật mình nhìn lại và thấy mình đã bỏ lỡ một cơ hội lớn trong ngày.
Tôi đã từng làm việc với rất nhiều trader, mỗi người đều đạt được mức thành công nhất định, nhưng đều thấy rằng mình bị kẹt lại ở mức đó, không thể kiếm nhiều hơn nữa. Họ khám phá ra được những chướng ngại vô hình giống như những trở ngại ngầm mà phụ nữ phải đối mặt khi ở vị trí cao trong công ty hay tập đoàn. Cứ mỗi khi họ chạm đến ngưỡng này, họ sẽ lập tức bị dội ngược lại mặc dù điều kiện thị trường
có thuận lợi đến đâu. Tuy nhiên khi hỏi họ tại sao lại như vậy, đa phần họ sẽ đổ lỗi cho vận rủi hoặc do sự thay đổi thất thường của thị trường. Điều thú vị là, những trader này đều đã từng thắng đều đặn trong một khoảng thời gian với một khoảng lợi nhuận gần như cố định, rồi sau đó đột ngột bị tuột giảm khi đang chạm đúng ngưỡng lợi nhuận đó.
Tôi gọi hiện tượng tâm lý này là “vùng tiêu cực”. Tiền có thể chảy vào tài khoản của trader một cách thần kì khi họ “ở trong dòng chảy”, và cũng có thể chảy ra khỏi tài khoản khi trader rơi vào “vùng tiêu cực” nơi mà những đánh giá cá nhân tiêu cực chưa được giải quyết và hiển nhiên gây ảnh hưởng xấu đến khả năng phân tích thông tin thị trường và thái độ của trader. Tôi không ngụ ý rằng mọi người phải vô hiệu hóa tất cả những niềm tin gây cảm giác tiêu cực, không cần phải thế. Nhưng bạn phải nhận ra được sự hiện diện của những niềm tin tiêu cực này để kịp có những động thái chuẩn bị trong kế hoạch trading khi chúng bắt đầu thể hiện ra ngoài.
TƯ DUY CỦA MỘT TRADER CHUYÊN NGHIỆP
Nếu bạn hỏi tôi làm thế nào để đơn giản hóa giao dịch, tôi sẽ nói rằng đây chỉ là trò chơi con số nhận dạng mô hình. Chúng ta sử dụng phân tích thị trường để xác định các mô hình, xác định các rủi ro và xác định khi nào có lợi nhuận. Giao dịch có thành công hay không. Trong mọi trường hợp, thì chúng ta sẽ thua ở giao dịch tiếp theo. Nó chỉ đơn giản vậy thôi, nhưng nó chắc chắn không phải dễ dàng. Trong thực tế, giao dịch có lẽ là điều khó khăn nhất mà bạn sẽ cố gắng để thành công. Đó không phải bởi vì nó đòi hỏi trí tuệ; hoàn toàn trái ngược! Nếu bạn càng nghĩ rằng bạn đã biết nhiều bao nhiêu, thì bạn ít thành công bấy nhiêu. Giao dịch nó khó bởi vì bạn phải hoạt động trong một trạng thái chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra, cho dù phân tích của bạn có thể chính xác một cách “hoàn hảo”. Để làm việc trong một trạng thái chưa biết chuyện gì xảy ra, thì bạn phải kiểm soát được cái mong muốn của mình. Để quản lý đúng mong muốn của mình, thì bạn phải sắp xếp lại môi trường về mặt tinh thần của bạn từ đó bạn sẽ tin tưởng rằng không có bất cứ một sự nghi ngờ nào trong 5 chân lý căn bản.
Trong chương này, tôi sẽ cung cấp cho bạn một bài tập giao dịch mà sẽ tích hợp những sự thật về thị trường ở một mức độ trong phạm vi chức năng môi trường tâm trí của bạn. Trong quá trình này, tôi sẽ đưa bạn qua ba giai đoạn phát triển của một nhà giao dịch.
Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn mang tính cơ học. Trong giai đoạn này, bạn sẽ:
1. Xây dựng sự tự tin cần thiết để làm việc trong một môi trường không giới hạn.
2. Tìm hiểu để thực hiện một hệ thống giao dịch hoàn hảo.
3. Rèn luyện tâm trí của bạn để suy nghĩ theo xác suất (5 chân lý căn bản).
3.1 Chuyện gì cũng có thể xảy ra.
3.2 Để kiếm được tiền thì bạn không cần phải biết chuyển gì sẽ xảy ra tiếp theo trên thị trường.
3.3 Khi bạn đã xác định điểm lợi thế để vào lệnh thì sẽ có kết quả ngẫu nhiên giữa những lệnh thắng và những lệnh thua.
3.4 Một điểm lợi thế đơn giản chỉ là cái điểm mà khả năng xác suất sẽ xảy ra cao hơn so với điểm khác.
3.5 Mọi khoảnh khắc trên thị trường đều là độc nhất vô nhị, sẽ chẳng có lần nào giống lần nào.
4. Tạo một niềm tin mạnh mẽ, không thể lay chuyển với tính nhất quán của bạn như một nhà giao dịch thực sự.
Một khi bạn đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên này, sau đó bạn có thể tiến tới giai đoạn chủ động giao dịch. Trong giai đoạn này, bạn sử dụng bất cứ điều gì bạn đã từng học về bản chất sự dịch chuyển của thị trường để làm bất cứ điều gì bạn muốn làm. Có rất nhiều sự tự do thoải mái trong giai đoạn này, vì vậy bạn sẽ phải tìm hiểu làm thế nào để giám sát sự nhạy cảm của bạn đã gây ra các lỗi giao dịch dẫn đến bất cứ vấn đề nào về đánh giá bản thân chưa được giải quyết mà tôi đề cập đến trong chương trước.
Giai đoạn thứ ba là giai đoạn trực giác. Giao dịch theo trực giác là giai đoạn tiên tiến nhất của sự phát triển. Nó tương đương với việc có được đai đen trong môn võ thuật. Sự khác biệt là bạn không thể cố gắng để có được trực giác, bởi vì trực giác là tự phát. Nó không đến từ những gì chúng ta biết ở mức chung chung. Một phần tâm trí của chúng ta dường như là có khả tính nghi ngờ về thông tin nhận được từ một nguồn mà nó không hiểu. Cảm nhận được một điều gì đó sắp xảy ra là một hình thức của việc nhận biết rằng có cái gì đó rất khác với những gì chúng ta biết. Tôi đã làm việc với nhiều nhà giao dịch, những người thường có một cảm giác trực quan rất mạnh mẽ những gì sẽ xảy ra tiếp theo, họ chỉ phải đối mặt với một phần hiểu biết của chính họ đó là tính nhất quán, lập luận cho một quá trình hành động. Tất nhiên, nếu họ đã đi theo trực giác của họ, thì họ đã có trải nghiệm với một kết quả mỹ mãn. Thay vào đó, những gì họ đã đạt được thì thường rất không đạt yêu cầu, đặc biệt là khi so sánh với những gì họ nhận thức khả năng xảy ra tốt hơn. Cách duy nhất tôi biết rằng bạn có thể cố gắng để được trực giác đó là việc thiết lập một trạng thái của tâm trí thuận lợi nhất để tiếp nhận và hành động theo sự mách bảo trực giác của bạn.
[1] GIAI ĐOẠN CƠ HỌC
Các giai đoạn cơ học của giao dịch được thiết kế đặc biệt để xây dựng các loại kỹ năng giao dịch (tin tưởng, tự tin, và tư duy xác suất) mà hầu như sẽ giúp bạn tạo ra kết quả nhất quán. Tôi xác định kết quả nhất quán như một đường cong vốn chủ sở hữu tăng đều đặn và chỉ có những một số lỗi nhỏ, đó là hậu quả một cách tự nhiên của những dự báo mà không xảy ra. Khác với việc tìm kiếm một mô hình mà đặt một lệnh giao dịch chiến thắng theo sự mong muốn của bạn, thì việc đạt được một thặng dư vốn chủ sở hữu tăng đều đặn là một chức năng loại bỏ bất kỳ hệ thống nhạy cảm, bạn có thể gặp phải các lỗi trong giao dịch đó là sự sợ hãi, hưng phấn hay tự định giá mà tôi đã được mô tả trong cuốn sách này.
Loại bỏ các lỗi và mở rộng cảm giác của bạn, tự định giá sẽ đòi hỏi bạn phải có được các kỹ năng về tâm lý rất tự nhiên. Các kỹ năng này chính là tâm lý bởi vì mỗi một kỹ năng, ở dạng tinh khiết nhất, đơn giản đó chỉ là một niềm tin. Hãy nhớ rằng những niềm tin chúng ta hoạt động ra sẽ xác định trạng thái của chúng ta về tâm trí và hình dạng kinh nghiệm của chúng ta trong những cách mà chúng ta không ngừng củng cố những gì chúng ta đã tin là đúng.
Một niềm tin thật đến mức nào (liên quan đến các điều kiện môi trường) có thể được xác định khi nó phục vụ cho chúng ta tốt như thế nào; đó là, mức độ mà nó giúp chúng ta thỏa mãn mục tiêu của chúng ta đặt ra. Nếu việc tạo ra một kết quả nhất quán là mục tiêu chính của bạn với tư cách là một nhà giao dịch, thì hãy tạo ra một niềm tin (một khái niệm tràn đầy sinh lực có ý thức chống lại thay đổi và bày tỏ mong muốn) rằng “Tôi là một nhà giao dịch luôn thành công” sẽ đóng vai trò như một nguồn năng lượng chính mà nó sẽ quản lý các nhận thức, giải thích, kỳ vọng của bạn và hành động theo những cách mà sẽ đáp ứng niềm tin và các mục tiêu. Tạo một niềm tin chi phối rằng “Tôi là một nhà giao dịch luôn thành công” đòi hỏi phải tuân thủ một số nguyên tắc của sự thành công nhất quán. Một số các nguyên tắc chắc chắn sẽ có xung đột trực tiếp với một số niềm tin bạn đã có được về giao dịch.
Nếu điều này đúng, thì bạn đã có một ví dụ điển hình về sự mâu thuẫn giữa niềm tin với mong muốn. Năng lượng động ở đây không khác gì so với một cậu bé muốn được giống như những đứa trẻ khác, những đứa trẻ mà không sợ chơi với chó. Đứa trẻ khao khát thể hiện bản
thân theo cách mà nó tìm thấy, ít nhất lúc đầu, nhưng hầu như không thể. Để đáp ứng mong muốn của mình, nó đã phải bước vào một quá trình hoạt động của sự chuyển đổi. Kỹ thuật của nó rất đơn giản: Nó đã cố gắng chăm chỉ tốt nhất có thể để ở tập trung vào những gì mà nó đã cố gắng để hoàn thành và, từng chút một, nó đã phá bỏ niềm tin mâu thuẫn và củng cố niềm tin phù hợp với mong muốn của mình.
Nếu đó là mong muốn của bạn, sau đó bạn sẽ phải bước vào quá trình chuyển đổi chính mình thành một người chiến thắng nhất quán. Khi nói đến việc chuyển đổi cá nhân, các thành phần quan trọng nhất là bạn sẵn sàng để thay đổi, sự rõ ràng về ý định của bạn, và sức mạnh ước muốn của bạn. Cuối cùng, để quá trình này làm việc, bạn phải chọn nhất quán hơn bất cứ lý do nào khác hay điều chỉnh những gì bạn có giao dịch. Nếu tất cả những thành phần này là đủ, sau đó bất kể những khó khăn nội tại bạn thấy chính mình phải đối mặt, thì những gì bạn mong muốn cuối cùng cũng sẽ chiến thắng.
QUAN SÁT BẢN THÂN
Bước đầu tiên trong quá trình tạo ra sự thống nhất là bắt đầu nhận thấy những gì bạn đang suy nghĩ, nói, và làm. Tại sao? Bởi vì tất cả mọi thứ chúng ta nghĩ, nói, hoặc làm như là một trader, đóng vai trò củng cố thêm một số niềm tin trong hệ thống của chúng ta về mặt tinh thần. Bởi vì quá trình trở thành sự nhất quán đó là tâm lý rất tự nhiên, nó không nên xuất hiện một cách một bất ngờ làm cho bạn phải bắt đầu chú ý đến các quá trình tâm lý khác nhau của mình.
Ý tưởng là học cách trở thành một người quan sát khách quan những suy nghĩ , lời nói và hành động của bạn. Dòng đầu tiên để phòng thủ không bị mắc lỗi trong giao dịch đó là bắt bạn phải suy nghĩ về nó. Tất nhiên, dòng cuối cùng của phòng thủ đó chính là bạn phải hành động. Nếu bạn không cam kết với chính mình để trở thành một người quan sát các quá trình này, thì những gì bạn ngộ ra được sẽ luôn luôn đi sau khi trải nghiệm, thường là khi bạn đang ở trong một trạng thái hối tiếc sâu sắc và đầy thất vọng.
Quan sát bản thân một cách khách quan ngụ ý là bạn làm một việc mà không phán xét về bản thân. Điều này có thể không được dễ dàng cho một số người, trong suốt cuộc đời, có thể bạn đã nhận được những phán xét từ người khác. Kết quả là, bạn học một cách nhanh chóng về những sai lầm và nỗi đau tinh thần. Không ai thích ở trong trạng thái nỗi đau tinh thần, vì vậy chúng ta thường né tránh thừa nhận những gì chúng ta đã học được từ một sai lầm. Không đối đầu với những sai lầm trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta thường không có hậu quả tai hại tuy nhiên sẽ rất tai hại nếu chúng ta né tránh đối đầu với sai lầm của chúng ta với tư cách là nhà giao dịch.
Ví dụ, khi tôi đang làm việc với các nhà giao dịch trên sàn, tương tự tôi sử dụng hình ảnh để minh họa trong một tình huống bấp bênh đó là yêu cầu họ tưởng tượng đang đi qua một cây cầu bắc qua hẻm núi Grand Canyon. Chiều rộng của cây cầu là liên quan trực tiếp đến số lượng hợp đồng mà họ giao dịch. Vì vậy, ví dụ, đối với một nhà giao dịch một hợp đồng thì cây cầu là rất rộng, 20 feet.
Một cây cầu rộng 20 feet cho phép bạn một dung sai mắc lỗi khá lớn, vì vậy bạn không phải quá cẩn thận hoặc quá tập trung vào mỗi bước bạn đi. Tuy nhiên, nếu bạn xảy ra để vấp ngã và vượt qua giới hạn, thì bạn bị rớt xuống hẻm núi một dặm (1609m). Tôi không biết có bao nhiêu người sẽ đi qua một cây cầu hẹp không có lan can, nơi cách mặt đất là một dặm, nhưng tôi đoán là tương đối ít. Tương tự như vậy,
rất ít người sẽ có những loại rủi ro liên quan đến giao dịch trên sàn của các sàn giao dịch hợp đồng tương lai. Chắc chắn nhà giao dịch một một hợp đồng có thể làm rất nhiều thiệt hại cho mình, không giống như rơi ra khỏi một cây cầu cao một dặm. Tuy nhiên, một nhà giao dịch một hợp đồng cũng có thể cung cấp cho mình một dung sai lớn cho các lỗi, tính toán sai lầm, hoặc thị trường dao động mạnh bất thường và anh ta có thể đã đặt sai lệnh ngược với thị trường.
Mặt khác, một trong những nhà giao dịch trên sàn lớn nhất mà tôi từng làm việc giao dịch với tài khoản trung bình 500 Trái phiếu Kho bạc tương lai cho một thời điểm. Ông thường đặt lệnh hơn một ngàn hợp đồng. Một lệnh với 1000 hợp đồng T-bond giá trị lên tới $31,500 mỗi tic (sự thay đổi giá nhỏ nhất mà một hợp đồng trái phiếu có thể thực hiện). Tất nhiên, trái phiếu T tương lai có thể rất dễ biến động và có thể nhảy vài tics lên hoặc xuống chỉ trong vài giây. Khi mà số lượng hợp đồng giao dịch tăng thì độ rộng của cây cầu của chúng ta trên Grand Canyon hẹp lại. Trong trường hợp của các nhà giao dịch trái phiếu lớn, cây cầu đã được thu hẹp với kích thước nhỏ lại thành một sợi dây. Rõ
ràng, nhà giao dịch phải cực kỳ cân bằng tốt và rất tập trung vào mỗi bước đi của mình. Những sai lầm nhỏ hoặc cơn gió có thể làm cho anh ta rơi ra khỏi dây. Điểm dừng chân tiếp theo, đó là vực sâu một dặm.
Bây giờ, khi anh ta đang ở trong giao dịch, nếu mà sơ suất nhỏ hoặc một cơn gió nhẹ nó cũng giống như một suy nghĩ mất tập trung. Đó là tất cả, chỉ là một suy nghĩ hay bất cứ điều gì khác mà anh ta đã để cho mình bị mất tập trung, ngay cả chỉ một hoặc hai giây. Trong thời điểm phân tâm đó, anh ta có thể bỏ lỡ cơ hội thuận lợi cuối cùng của mình để kết thúc giao dịch. Mức giá tiếp theo với khối lượng đủ lớn để giúp anh ta rời khỏi cuộc chơi chỉ có vài tics thôi, có thể nó sẽ tạo ra một mất mát rất lớn hoặc cũng có thể nó ép buộc anh ta phải từ bỏ một giao dịch có thể thắng lớn.
Nếu việc tạo ra kết quả nhất quán là một chức năng của loại trừ các lỗi, thì có thể nói rằng bạn sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc đạt được mục tiêu nếu như bạn không thừa nhận sai lầm. Rõ ràng, đây là một cái gì đó rất ít người có thể làm được, và nó giải thích lý do tại sao có rất ít người chiến thắng đều đặn. Trong thực tế, các khuynh hướng không thừa nhận sai lầm là rất phổ biến trên toàn nhân loại, có thể có ai đó đã kết luận rằng đó là một đặc tính cố hữu của bản chất con người. Tôi không tin rằng đây là vấn đề, nó cũng không làm tôi tin rằng chúng ta được sinh ra với khả năng để chế giễu hay suy nghĩ kém cỏi về bản thân mình để tạo ra sai lầm, tính toán sai lầm, hoặc bị lỗi. Sai lầm là một chức năng tự nhiên của cuộc sống và sẽ tiếp tục được cho đến khi chúng ta đạt đến một điểm mà tại đó:
1. tất cả niềm tin của chúng ta hài hòa tuyệt đối với những ham muốn của chúng ta, và
2. tất cả niềm tin của chúng được cấu trúc theo một cách để nó hoàn toàn nhất quán với môi trường làm việc. Rõ ràng, nếu niềm tin của chúng ta không phù hợp với những gì từ góc độ môi trường làm việc, thì khả năng xảy ra sai lầm là rất cao, không thể tránh khỏi. Chúng ta sẽ không thể cảm nhận được sự tập hợp các bước để đạt được mục tiêu. Tệ hơn nữa, chúng ta sẽ không thể nhận thấy được rằng những gì
chúng ta muốn có thể không có sẵn, hoặc có sẵn nhưng không như số lượng chúng ta mong muốn hoặc tại không đúng thời điểm khi chúng ta muốn nó. Mặt khác, những sai lầm đó là kết quả của niềm tin mâu thuẫn với mục tiêu của chúng ta, mục tiêu không phải luôn luôn rõ ràng hoặc cụ thể. Chúng ta biết rằng nó sẽ xảy ra như lực lượng chống đối, thể hiện sự thật về ý thức của chúng ta, và nó có thể làm điều đó bằng nhiều cách. Cái khó phát hiện nhất là tư tưởng mất tập trung sẽ gây ra sai sót nhất thời trong khi tập trung. Trên mặt đất thì có vẻ không đáng kể. Nhưng, trong sự tương tự trên các cây cầu bắc qua hẻm núi, khi mà có nhiều mối đe dọa, thì chỉ hơi lơ là mất tập trung chút xíu có thể gây ra lỗi tai hại.
Nguyên tắc này được áp dụng cho dù đó là trong giao dịch, sự kiện thể thao, hoặc lập trình máy tính. Khi mục đích của chúng ta rõ ràng và không hề suy giảm bởi bất kỳ năng lượng đối lập, sau đó năng lực của chúng ta sẽ tập trung cao hơn, và nhiều khả năng khi đó chúng ta sẽ thực hiện được mục tiêu của mình. Trước đây tôi định nghĩa một thái độ chiến thắng như là một kỳ vọng tích cực của những nỗ lực của chúng ta, với một sự chấp nhận rằng bất cứ kết quả chúng ta có được là sự phản ánh hoàn hảo cấp độ của chúng ta phát
triển và những gì chúng ta cần phải tìm hiểu để làm tốt hơn.
Điều gì đã tạo nên sự khác biệt giữa những người chạy bộ điền kinh “Cực kỳ nhất quán” với những người chạy bộ khác đó chính là bản năng không sợ mắc lỗi. Lý do họ không sợ là họ không có một lý do để suy nghĩ về bản thân kém cỏi khi họ mắc lỗi, có nghĩa là họ không có một hồ chứa năng lượng điện tích âm chờ đợi và vồ lấy tư tưởng ý thức của họ, nó cũng giống quá trình một con sư tử đang chờ đợi thời điểm thích hợp để vồ lấy con mồi như dự kiến.
Điều gì đã làm cho họ có khả năng không bình thường, nhanh chóng vượt qua lỗi lầm mà không chỉ trích bản thân? Một lời giải thích có thể là họ đã lớn lên với những con người rất không bình thường như cha mẹ, giáo viên và huấn luyện viên, những người đã dùng lời nói và ví dụ để dạy cho họ sửa chữa sai lầm với tình yêu chân thật, tình cảm, và sự chấp nhận. Tôi nói “rất không bình thường” bởi vì nhiều người trong chúng ta lớn lên với chỉ là kinh nghiệm trái ngược. Chúng ta được dạy để sửa lỗi sai lầm của chúng ta với sự tức giận, thiếu kiên nhẫn, và thiếu rõ ràng của sự chấp nhận.
Cũng có thể, đối với các người chạy bộ tuyệt vời, kinh nghiệm tích cực trong quá khứ của họ đối với những sai lầm đã tạo ra cho họ một niềm tin rằng sai lầm chỉ đơn giản là vạch ra con đường mà họ cần phải tập trung nỗ lực để phát triển và cải thiện bản thân? Với một niềm tin như thế, không có nguồn năng lượng điện tích âm và do đó không có nguồn cho những suy nghĩ tự nói xấu mình. Tuy nhiên, những người còn lại như chúng ta, những người đã trưởng thành trải qua một loạt các phản ứng tiêu cực với các hành động của chúng ta, tự nhiên sẽ có được niềm tin về những sai lầm: “sai lầm phải tránh xa bằng mọi giá”, “Có phải là một cái gì đó sai trái với tôi nếu tôi mắc một sai lầm “,” Tôi chắc là sẽ rối tung lên “, hoặc” tôi là một người rất kém cỏi nếu tôi mắc một sai lầm. ” Hãy nhớ rằng mọi ý nghĩ, lời nói và hành động củng cố thêm một số niềm tin của chúng ta về chính mình.
Nếu, bằng cách lặp đi lặp lại tiêu cực tự phê bình, chúng ta có được một niềm tin rằng chúng ta “rất kém cỏi thật,” niềm tin sẽ tìm thấy cách để thể hiện nó trong những suy nghĩ của chúng ta, khiến chúng ta trở nên bị phân tâm và sẽ rất kém cỏi thật; về lời nói của chúng ta, khiến chúng ta phải nói những điều về bản thân hoặc về người khác (nếu chúng ta nhận thấy những đặc điểm giống nhau) đã phản ánh niềm tin của chúng ta; và về những hành động của chúng ta, khiến chúng ta hành xử theo những cách mà công khai tự ngấm ngầm phá hoại.
Nếu bạn đang cố gắng để trở thành một người chiến thắng nhất quán, thì sai lầm không thể tồn tại trong các loại ngữ cảnh mang điện tích âm, như hầu hết với mọi người. Ở một mức độ nào đó thì bạn phải có khả năng tự kiểm tra chính mình, và sẽ rất khó khăn để làm gì điều gì đó nếu bạn có tiềm ẩn những trải nghiệm đau đớn về tình cảm, nếu và khi nào nếu bạn cảm thấy chính mình là người tạo ra những sai lầm và Nếu khả năng đau đớn tiềm ẩn xảy ra, thì bạn có hai lựa chọn:
- 1. Bạn có thể làm việc với một thái độ mới mẻ của niềm tin tích điện dương với những gì có nghĩa là tạo ra sai lầm, cùng với việc dập tắt bất kỳ niềm tin mang điện tích âm nếu không nó sẽ khiến bạn suy nghĩ về mình kém cỏi, và luôn tạo ra các sai lầm.
- 2. Nếu bạn tìm thấy sự lựa chọn đầu tiên này không như mong muốn, thì bạn có thể bù đắp cho những lỗi tiềm ẩn có thể xảy ra bằng cách thiết lập cơ chế giao dịch của bạn.
Điều này có nghĩa rằng nếu bạn giao dịch và không theo dõi chính mình, nhưng đồng thời bạn cũng mong muốn kết quả nhất quán, thì giao dịch độc nhất từ các giai đoạn cơ học sẽ giải quyết tình trạng khó xử này. Nếu không, học cách tự kiểm soát bản thân là một quá trình tương đối đơn giản một khi bạn đã thoát mình ra khỏi năng lượng điện tích âm liên quan đến những sai lầm.
Trong thực tế, nó thì dễ dàng. Tất cả những gì bạn phải làm là quyết định lý do tại sao bạn muốn theo dõi bản thân, có nghĩa là trước tiên bạn cần phải có một mục đích rõ ràng trong tâm trí. Khi bạn đã rõ ràng về mục đích của bạn, thì chỉ cần bắt đầu hướng sự chú ý của bạn với những gì bạn nghĩ, nói, hoặc làm. Nếu và khi bạn nhận thấy rằng bạn đang không tập trung vào mục tiêu của bạn hoặc trên các tiến trình để thực hiện mục tiêu của bạn, thì bạn hãy lựa chọn để chuyển hướng suy nghĩ của bạn, lời nói, hay hành động theo một cách nhất quán với những gì bạn đang cố gắng để thực hiện. Hãy chuyển hướng thường xuyên khi cần thiết. Bạn nỗ lực tham gia vào quá trình này càng nhiều, đặc biệt là nếu bạn có thể làm điều đó với một số mức độ của niềm tin, thì bạn sẽ càng nhanh chóng tạo ra một khuôn khổ tinh thần tự do hoạt động theo hướng nhất quán với mục tiêu của bạn, mà không có bất kỳ sự kháng cự từ niềm tin mâu thuẫn nhau.
VAI TRÒ CỦA KỶ LUẬT TỰ GIÁC
Tôi gọi quá trình tôi vừa mô tả là kỷ luật tự giác. Tôi xác định tự kỷ luật như một kỹ thuật tâm trí để chuyển hướng (tốt nhất chúng tôi có thể) sự tập trung sự chú ý đến các đối tượng mục tiêu hay ước muốn của chúng ta, khi mà mục tiêu hay ước muốn xung đột với một số thành phần khác (niềm tin) của môi trường tinh thần của chúng ta. Điều đầu tiên bạn nên chú ý về định nghĩa về kỷ luật tự giác là một kỹ thuật để tạo ra một khuôn khổ về tinh thần mới. Nó không phải là một cá tính; con người không được sinh ra với kỷ luật tự giác. Trong thực tế, khi bạn xem xét làm thế nào tôi xác định được nó, được sinh ra với những tính kỷ luật là điều không thể. Tuy nhiên, với một kỹ thuật được sử dụng trong quá trình chuyển đổi cá nhân, thì ai cũng có thể chọn để sử dụng kỷ luật tự giác.
Dưới đây là một ví dụ từ cuộc sống của tôi để minh họa các động lực cơ bản mà kỹ thuật này đã làm việc như thế nào. Năm 1978, tôi quyết định rằng tôi muốn trở thành một người chạy bộ chạy bộ. Tôi không nhớ chính xác những động lực cơ bản của tôi là gì, ngoại trừ việc tôi đã trải qua tám năm trước đây trong một phong cách sống rất ít vận động. Tôi không tham gia với bất kỳ môn thể thao hoặc sở thích nào, trừ khi bạn gọi xem truyền hình là một sở thích. Trước đây trong cả hai trường trung học và ít nhất là một phần của đại học tôi đã rất tích cực trong thể thao, đặc biệt là môn hockey trên băng. Tuy nhiên, đến khi ra trường, cuộc sống của tôi đã diễn ra theo cách rất khác với những gì tôi mong đợi. Đó không phải là ý thích của tôi, nhưng lúc đó tôi cảm thấy bất lực để làm bất cứ điều gì. Điều này dẫn đến một khoảng thời gian tôi không vận động, đó là một cách tốt đẹp để nói rằng tôi đã chán nản trầm trọng. Một lần nữa, tôi không chắc chắn điều gì đã khiến
tôi đột nhiên muốn trở thành một người chạy bộ (có lẽ tôi đã thấy một số chương trình truyền hình mà làm dấy lên mối quan tâm của tôi). Tôi hành động, tuy nhiên, tôi nhớ rằng với động cơ là rất mạnh. Vì vậy, tôi đã đi ra ngoài và mua cho mình một đôi giày chạy, đặt chân vào, và đi ra ngoài để chạy. Điều đầu tiên tôi phát hiện ra rằng tôi không thể làm điều đó. Cơ thể tôi không có sức chịu đựng để chạy nhiều hơn 1km. Điều này rất đáng ngạc nhiên. Tôi đã không nhận ra, cũng không thể tin nổi, rằng tôi là dạng người mà không thể chạy nổi ngay cả một trăm thước.
Khi nhận ra được điều này đã làm tôi thất vọng đến mức mà tôi đã không cố gắng chạy lại trong hai hoặc ba tuần. Lần chạy sau đó, tôi vẫn không thể chạy hơn 1km. Tôi đã cố gắng một lần nữa vào ngày hôm sau, tất nhiên, vẫn với kết quả tương tự. Tôi trở nên chán nản về tình trạng thể chất xấu xí của tôi đến mức mà tôi đã không chạy lại trong bốn tháng.
Bây giờ, đó là mùa xuân năm 1979. Tôi lại một lần nữa quyết tâm trở thành một người chạy bộ, nhưng, tiếp tục, tôi lại rất thất vọng về sự thiếu tiến bộ của mình. Như tôi đã dự tính vấn đề của tôi, một trong những vấn đề xảy ra với tôi đó là tôi đã không có một mục tiêu nào
để hướng tới. Việc nói rằng tôi muốn trở thành một người chạy bộ là rất lớn lao, nhưng điều đó có nghĩa là gì? Tôi thực sự không biết; nó đã quá mơ hồ và trừu tượng. Tôi cần một cái gì đó hữu hình hơn để hướng tới. Vì vậy, tôi quyết định rằng tôi muốn tôi có thể chạy năm dặm vào cuối mùa hè. Năm dặm dường như không thể vượt qua vào thời điểm đó, nhưng nghĩ rằng tôi có thể có thể làm điều đó đã tạo ra rất nhiều sự hăng hái. Sự hăng hái này tăng lên đã làm cho tôi có đủ động lực để chạy bốn lần trong tuần đó.
Vào cuối tuần đầu tiên, tôi đã thực sự ngạc nhiên khi phát hiện ra ngay cả một chút tập thể dục thôi cũng đã cải thiện sức chịu đựng và khả năng chạy xa hơn một chút mỗi lần tôi chạy. Điều này thậm chí đã tạo ra sự nhiệt tình hơn nữa, vì vậy tôi đã đi ra ngoài và mua một chiếc đồng hồ bấm giờ và quyển vở trắng được sử dụng làm nhật ký chạy bộ. Tôi thiết lập một vòng chạy hai dặm, và đánh dấu mỗi phần tư dặm. Trong nhật ký tôi ghi ngày, khoảng cách , thời gian, và cơ thể tôi cảm thấy thế nào trong mỗi lần chạy. Lúc bấy giờ tôi nghĩ mình đã rất tốt trên con đường chạy năm dặm, cho đến khi tôi nhận ra được loạt các vấn đề tiếp theo của mình. Lớn nhất đó là những ý nghĩ mâu thuẫn và mất tập trung đã tràn ngập tâm trí của tôi mỗi khi tôi quyết định tôi muốn đi ra ngoài và chạy.
Tôi đã ngạc nhiên trước số lượng (và cường độ) về những lý do tôi tìm thấy cho việc không chạy: ” Ngoài trời nóng [hay] lạnh quá”, “Có vẻ như trời sắp mưa”, “tôi vẫn còn một chút mệt mỏi từ lần chạy trước (mặc dù nó đã qua ba ngày )”, “Không ai khác ngoài tôi biết điều này”,
hoặc phổ biến nhất là,” Tôi sẽ đi ngay sau khi chương trình truyền hình này kết thúc “(tất nhiên là tôi không bao giờ đi ). Tôi không biết cách nào khác để đối phó với năng lượng tinh thần xung đột này, ngoại trừ việc chuyển hướng sự chú ý ý thức của tôi về những gì tôi đã cố gắng để hoàn thành. Tôi thực sự muốn chạy được năm dặm vào cuối mùa hè. Tôi thấy rằng đôi khi mong muốn của tôi đã mạnh hơn sự xung đột.
Kết quả là, tôi đã xỏ được giày vào chân, thực sự bước ra ngoài, và bắt đầu chạy. Tuy nhiên, cũng có nhiều lần, những suy nghĩ mâu thuẫn và mất tập trung của tôi gây đã níu chân tôi. Trong thực tế, trong giai đoạn đầu, tôi ước tính rằng hai phần ba thời gian tôi đã không thể vượt được qua các năng lượng xung đột.
Vấn đề tiếp theo tôi gặp phải là khi tôi bắt đầu tiếp cận những điểm mà tôi đã có thể chạy một dặm, tôi đã rất vui mừng với bản thân mình rằng nó đến với tôi, tôi sẽ cần phải có thêm một cơ chế nữa để có thể chạy được năm dặm. Tôi lý luận rằng một khi tôi đã đến điểm mà tôi có thể chạy hai hoặc ba dặm, tôi sẽ rất hài lòng với bản thân và tôi sẽ chẳng cần phải thực hiện thêm điều gì để đạt được mục tiêu năm dặm. Vì vậy, tôi đã thực hiện một quy tắc riêng cho bản thân mình. Bạn có thể gọi nó là quy tắc năm dặm. “Nếu tôi đã xỏ giày vào chân và đi ra ngoài bất chấp tất cả những suy nghĩ trái ngược nhau đang cố gắng giữ chân tôi lại, thì tôi cam kết bản thân mình sẽ chạy ít nhất một bước xa hơn so với lần cuối cùng tôi chạy.” Sẽ không vấn đề gì nếu tôi chạy nhiều hơn một bước, nhưng chắc chắn không thể ít hơn một bước được. Khi đã đặt ra, tôi không bao giờ phá vỡ quy tắc này, và vào cuối mùa hè, tôi đã chạy được năm dặm.
Nhưng sau đó, một cái gì đó thực sự thú vị và hoàn toàn bất ngờ đã xảy ra trước khi tôi chạm đích. Khi tôi đã gần hoàn thành mục tiêu năm dặm của mình, từng chút một, những suy nghĩ mâu thuẫn bắt đầu tiêu tan. Cuối cùng nó đã không còn tồn tại nữa.
Tại thời điểm đó, tôi phát hiện ra rằng nếu tôi muốn chạy, tôi đã hoàn toàn tự do để chạy mà không có bất kỳ kháng cự, xung đột, hoặc suy nghĩ cạnh tranh nào. Với những gì đã xảy ra, tôi thực sự đã ngạc nhiên (ít nhất là như thế). Kết quả là: Tôi đã chạy rất thường xuyên trong suốt 16 năm liên tiếp. Một số bạn có thể quan tâm bây giờ thế nào, thì tôi chia sẻ là bây giờ tôi không chạy nhiều nữa vì cách đây 5 năm tôi quyết định chơi lại môn hockey trên băng.
Hockey là một môn thể thao cực kỳ vất vả. Đôi khi tôi chơi tới bốn lần một tuần. Hãy tượng tượng ở độ tuổi của tôi và mức độ gắng sức mà môn thể thao này đòi hỏi, thì thường tôi phải mất một hoặc hai ngày để hồi phục, vì vậy tôi không còn nhiều thời gian để chạy nữa. Bây giờ, nếu bạn mang những kinh nghiệm này và đặt chúng vào bối cảnh của những gì chúng ta hiểu về bản chất của niềm tin, có một số quan sát chúng ta có thể thực hiện:
1. Ban đầu, mong muốn của tôi là một người chạy bộ đã không có nền tảng hỗ trợ trong hệ thống tinh thần của tôi. Nói cách khác, không có nguồn năng lượng nào (một khái niệm đòi hỏi biểu hiện tràn đầy sinh lực) phù hợp với mong muốn của tôi.
2. Tôi thực sự đã phải làm điều gì đó để tạo ra sự hỗ trợ đó. Để tạo ra một niềm tin rằng “Tôi là một vận động viên chạy bộ” đòi hỏi tôi phải tạo ra một loạt các kinh nghiệm phù hợp với niềm tin mới. Hãy nhớ rằng tất cả mọi thứ chúng ta nghĩ, nói, hoặc làm, góp phần năng lượng cho một số niềm tin vào hệ thống tinh thần của chúng ta. Mỗi lần tôi phải trải qua một ý nghĩ mâu thuẫn, tôi có thể tập trung lại thành công về mục tiêu của tôi, với đủ niềm tin để làm cho tôi mang giày chạy vào và ra khỏi cửa, tôi tăng thêm năng lượng vào niềm tin rằng “Tôi là một người chạy bộ.” Và, quan trọng hơn, tôi đã vô tình rút năng lượng ra khỏi tất cả các niềm tin trái ngược.
Tôi nói vô tình vì có những kỹ thuật khác nhau được thiết kế đặc biệt để xác định và xử lý mâu thuẫn niềm tin, nhưng tại thời điểm đó trong cuộc sống của tôi, tôi đã không hiểu được động lực cơ bản của quá trình chuyển đổi tôi đã trải qua. Vì vậy, nó đã không xảy ra với tôi để tận dụng kỹ thuật đó cho tôi.
3. Bây giờ tôi có thể dễ dàng (từ góc độ tinh thần) thể hiện bản thân mình như là một người chạy bộ, vì “Tôi là một người chạy bộ.” Đó là khái niệm tràn đầy sinh lực hiện nay là một phần hoạt động mang bản sắc của riêng tôi. Khi tôi lần đầu tiên bắt đầu chạy, tôi đã để xảy ra một số mâu thuẫn niềm tin về việc chạy. Kết quả là, tôi cần các kỹ thuật của tự kỷ luật bản thân để trở thành người chạy bộ. Bây giờ tôi không cần phải tự kỷ luật vì “tôi là người chạy bộ.” Khi niềm tin của chúng ta hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu hoặc ước muốn của chúng ta, thì không có nguồn gốc của xung đột năng lượng nữa. Nếu không có nguồn gốc của xung đột năng lượng, thì sẽ không có nguồn gốc của việc mất tập trung, bào chữa, lý luận, hoặc sai lầm (có ý thức hay tiềm thức).
4. Niềm tin có thể được thay đổi, và nếu nó có thể thay đổi một niềm tin, thì sau đó nó cũng có thể thay đổi bất kỳ niềm tin nào, nếu bạn hiểu rằng bạn thực sự không thay đổi nó, bạn chỉ chuyển năng lượng từ một dạng này sang dạng khác. (Các hình thức của niềm tin nhắm mục tiêu cho sự thay đổi vẫn còn nguyên vẹn.) Vì vậy, hai niềm tin hoàn toàn trái ngược nhau có thể tồn tại trong hệ thống tinh thần của bạn, bên cạnh nhau. Một khi bạn đã tạo ra năng lượng cho một niềm tin và tràn đầy sinh lực hoàn toàn mới, sẽ không còn mâu thuẫn tồn tại từ góc độ chức năng; chỉ có năng lượng đó hoạt động như một lực lên tâm trí của bạn, lên nhận thức của bạn và giải thích các thông tin, và hành vi của bạn.
Bây giờ, mục đích duy nhất của việc giao dịch một cách máy móc là để biến bạn thành một nhà giao dịch luôn thành công. Nếu có bất cứ điều gì trong môi trường tinh thần của bạn mâu thuẫn với các nguyên tắc của việc tạo ra niềm tin rằng “Tôi là một nhà giao dịch luôn thành công”, thì bạn sẽ cần phải sử dụng các kỹ thuật của tự kỷ luật để tích hợp các nguyên tắc như một ưu thế, là một phần chức năng riêng biệt của bạn. Một khi các nguyên tắc trở thành “bạn là ai”, bạn sẽ không còn cần phải tự giác nữa, bởi vì quá trình “luôn nhất quán” sẽ trở nên dễ dàng.
Nên nhớ rằng nhất quán không giống khả năng để đặt một lệnh giao dịch chiến thắng, hoặc thậm chí là một chuỗi giao dịch chiến thắng, bởi vì việc đưa vào một giao dịch chiến thắng không đòi hỏi bất cứ kỹ năng nào cả. Tất cả việc bạn phải làm là đoán một cách chính xác, điều này không có gì khác hơn so với đoán kết quả của việc tung đồng xu, trong khi nhất quán là một trạng thái tâm lý cho rằng, một khi đã đạt được, nó sẽ không cho phép bạn “được” thay đổi theo cách khác. Bạn sẽ không phải cố gắng để nhất quán vì nó sẽ là một chức năng tự nhiên của riêng bạn. Trong thực tế, nếu bạn phải cố gắng, nó là một dấu hiệu cho thấy bạn vẫn chưa được tích hợp hoàn toàn các nguyên tắc thành công nhất quán để nó chiếm ưu thế, tạo ra niềm tin không có mâu thuẫn.
Ví dụ, xác định trước rủi ro của bạn là một bước trong quá trình “trở nên nhất quán.” Nếu phải mất bất kỳ nỗ lực đặc biệt nào để ấn định trước nguy rủi ro, nếu bạn phải nhắc nhở bản thân một cách có ý thức để làm điều đó, nếu bạn có bất kỳ suy nghĩ trái ngược nhau nào (nghĩa là trong suy nghĩ, cứ cố nói với bạn đừng làm việc đó), hoặc nếu bạn gặp phải một giao dịch mà bạn đã không xác định trước rủi ro, thì nguyên tắc này không phải là một ưu thế, nó không phải là một phần chức năng mang bản sắc riêng của bạn. Nó không biết “bạn là ai.” Nếu nó biết, nó thậm chí sẽ không xảy ra với bạn nếu bạn không xác định trước các rủi ro của bạn.
Nếu và khi tất cả các nguồn xung đột đã được kích hoạt, thì sẽ không còn khả năng nào để bạn có “được” thêm bất kỳ cách nào khác. Những gì một khi đã là nguyên tắc thì nó sẽ trở nên hầu như không tốn sức. Khi đó, mọi người nghĩ chắc là bạn rất có kỷ luật (bởi vì bạn có thể làm một cái gì đó mà họ thấy khó khăn, và họ không thể làm được), nhưng sự thật thì bạn không có chút kỷ luật nào cả; bạn đơn giản chỉ đang thực hiện niềm tin theo một cách khác mà nó khiến bạn cư xử theo cách phù hợp với mong muốn, mục tiêu hay mục đích của bạn thôi.
TẠO MỘT NIỀM TIN DỰA TRÊN SỰ NHẤT QUÁN
Tạo một niềm tin rằng “Tôi là một người chiến thắng đều đặn” là mục tiêu chính, nhưng cũng giống như ý định của tôi để trở thành một vận động viên chạy bộ, đó là quá rộng và trừu tượng để thực hiện mà không đưa nó xuống thành một quá trình theo từng bước một. Vì vậy, những gì tôi sẽ làm là chia nhỏ niềm tin này thành nhiều phần có thể xác định nhỏ nhất có thể và sau đó cung cấp cho bạn một kế hoạch để tích hợp từng phần như là một niềm tin xuyên suốt. Sau đây là những niềm tin nhỏ để giúp xây dựng SUY NGHĨ GIỐNG NHƯ NHÀ GIAO DỊCH CHUYÊN NGHIỆP với 7 phần sẽ cung cấp các cấu trúc cơ bản cho những gì tạo nên “một người chiến thắng đều đặn”
TÔI LÀ NGƯỜI CHIẾN THẮNG ĐỀU ĐẶN VÌ :
1. Tôi luôn xác định khách quan điểm lợi thế vào lệnh.
2. Tôi ấn định trước các nguy cơ của mỗi giao dịch.
3. Tôi hoàn toàn chấp nhận rủi ro hoặc tôi sẵn sàng từ bỏ giao dịch.
4. Tôi hành động dựa trên điểm lợi thế vào lệnh của tôi mà không chần chừ không do dự.
5. Tôi chi trả cho bản thân mình khi thị trường có sẵn tiền cho tôi.
6. Tôi liên tục giám sát tính nhạy cảm của tôi đối với những sai sót.
7. Tôi hiểu sự cần thiết tuyệt đối của các nguyên tắc thành công nhất quán và, do đó, tôi thề không bao giờ vi phạm !!!
Những niềm tin này là bảy nguyên tắc nhất quán. Để tích hợp các nguyên tắc này vào hệ thống thần kinh của bạn ở một mức nào đó thì yêu cầu bạn phải tạo ra cho mình một loạt các kinh nghiệm sao cho phù hợp với những nguyên tắc đó. Điều này cũng không khác gì cậu bé muốn chơi với chó hay mong muốn của tôi là trở thành một người chạy bộ. Trước khi cậu bé có thể chơi với một con chó, cậu bé đầu tiên đã phải thực hiện một số nỗ lực chỉ để được gần gũi với nó. Cuối cùng, giống như sự cân bằng năng lượng trong hệ thống tinh thần của mình thay đổi, cậu ta có thể chơi với con chó mà không có bất kỳ kháng cự nào từ bên trong. Để trở thành một người chạy bộ, tôi đã phải tạo ra những kinh nghiệm của việc chạy bộ bất chấp tất cả mọi thứ cản trở bên trong con người tôi. Cuối cùng, năng lượng đã dịch chuyển ngày càng nhiều hơn và ưu ái hơn cho định nghĩa mới về con người tôi, chạy đã trở thành một biểu tượng tự nhiên, một bản sắc riêng của tôi.
Rõ ràng, những gì chúng ta đang cố gắng hoàn thành ở đây thì phức tạp hơn là trở thành một người chạy bộ hoặc vuốt ve một con chó, nhưng những động lực cơ bản của quá trình này thì giống hệt nhau. Chúng ta sẽ bắt đầu với một mục tiêu cụ thể. Nguyên tắc đầu tiên của sự nhất quán đó là niềm tin, “Tôi xác định một cách khách quan khả năng của tôi.” Từ khóa ở đây là khách quan. Khách quan có nghĩa là không có khả năng xác định, giải thích, và do đó nhận thức được bất kỳ thông tin thị trường nào cũng từ hai góc độ hoặc sẽ đau đớn
hoặc sẽ phấn khích. Cách thức để trở nên khách quan đó là đứng ra bên ngoài niềm tin, giữ các mong muốn một cách trung lập và luôn đưa những nhân tố chưa được xác định vào để cân nhắc xem xét. Hãy nhớ rằng, bạn phải huấn luyện đặc biệt cho tâm trí của bạn phải thật khách quan và phải thật tập trung vào “khoảnh khắc hiện tại của dòng chảy cơ hội”. Tâm trí chúng ta không tự nhiên nghĩ theo cách này hay cách khác, do đó, để có thể quan sát một cách khách quan, thì bạn phải học cách suy nghĩ từ quan điểm, góc nhìn của thị trường.
Từ góc độ của thị trường, luôn có lực lượng không xác định (các nhà giao dịch) chờ đợi để hành động theo biến động giá. Vì vậy, từ quan điểm của thị trường “, từng giây phút thật sự là duy nhất”, mặc dù thời điểm này thị trường có thể nhìn, có vẻ, hoặc cảm thấy giống giống như một số thời điểm đã in hình vào trí nhớ của bạn. Ngay khi bạn có thể đưa ra quyết định hoặc giả sử bạn biết những gì sẽ xảy ra tiếp theo, tự nhiên bạn sẽ cứ mong đợi như vậy là đúng. Tuy nhiên, những gì bạn biết, ít nhất là ở mức độ hợp lý của tư duy, chỉ có thể được xem là quá khứ duy nhất của bạn mà thôi, nó có thể không có bất kỳ mối liên hệ nào với những gì đang thực sự xảy ra từ quan điểm của thị trường. Tại thời điểm đó, bất kỳ phản ứng nào của thị trường mà không giống với mong đợi của bạn thì nhiều khả năng nó sẽ mang lại sự đau đớn cho bạn.
Để tránh gặp sự đau đớn, tâm trí của bạn sẽ tự động phản ứng, tránh đau đớn với cả hai cơ chế ý thức và tiềm thức, đối với bất kỳ sự khác biệt giữa những gì bạn mong đợi và những gì xảy ra trên thị trường. Những gì bạn sẽ trải nghiệm được thường được gọi là một “ảo giác.” Trong trạng thái ảo giác, bạn sẽ không còn khách quan và bạn cũng không kết nối với “thời khắc hiện tại của dòng chảy cơ hội.” Thay vào đó, bạn trở nên nhạy cảm và dễ dàng mắc tất cả các lỗi giao dịch điển hình (do dự, phản ứng quá sớm, không còn xác định được rủi ro của mình nữa, hoặc xác định được rủi ro nhưng lại không chấp nhận thua sớm mà lại để cho bị thua nhiều hơn, thoát lệnh thắng quá sớm, để cho lệnh thắng biến thành lệnh thua, dịch chuyển điểm cắt lỗ quá gần với điểm vào lệnh, bị dính điểm stoploss và ngồi nhìn thị trường chạy theo hướng mình đã kỳ vọng, hoặc giao dịch tỉ lệ quá lớn so với vốn chủ sở hữu).
Năm sự thật cơ bản về thị trường sẽ giúp sự mong đợi của bạn một cách trung lập, giúp bạn tập trung tâm trí của mình trong “thời khắc hiện tại của dòng chảy cơ hội” (nó sẽ chia cắt thời điểm hiện tại với quá khứ của bạn), và, do đó, nó sẽ giúp loại bỏ khả năng mắc những lỗi sai sót của bạn. Khi bạn ngừng mắc lỗi giao dịch, bạn sẽ bắt đầu tin tưởng vào chính mình. Khi mà cảm giác tin tưởng của bạn tăng lên, khi đó, sẽ cảm giác tự tin của bạn cũng sẽ tăng theo. Tự tin của bạn càng lớn, bạn sẽ giao dịch càng dễ (hành động trên khả năng của bạn mà không cần chần chừ hay do dự).
Năm sự thật cũng sẽ tạo ra một trạng thái của tâm lý, đó là bạn thực sự sẽ chấp nhận những rủi ro giao dịch. Khi bạn thực sự chấp nhận rủi ro, bạn sẽ bình an với bất cứ kết quả nào. Khi bạn đang bình an với kết quả bất kỳ, bạn sẽ cảm thấy thoải mái vô tư, với tư tưởng khách quan, bạn sẽ dễ dàng nhận thức và hành động theo bất cứ điều gì xảy ra trên thị trường (từ quan điểm của nó) tại bất kỳ “khoảnh khắc hiện tại” nào.
Thách thức hiện nay là, làm thế nào để bạn đạt được điều đó? Làm thế nào để bạn biến mình thành một người luôn có thể nghĩ theo quan điểm của thị trường? Quá trình chuyển đổi bắt đầu với mong muốn của bạn và sẵn sàng để tái tập trung vào các đối tượng mong muốn
của bạn (kỷ luật tự giác). Mong muốn là một yếu tố. Nó không phải trùng hợp hay không đồng ý với bất cứ điều gì mà bạn đang tin là đúng về bản chất của giao dịch. Một mong muốn rõ ràng nhằm thẳng vào một mục tiêu cụ thể là một công cụ rất mạnh mẽ. Bạn có thể sử dụng các yếu tố mong muốn của bạn để tạo ra một phiên bản hoàn toàn mới hoặc tầm vóc mới tới nhân hiệu của bạn; chuyển hóa năng lượng
giữa hai hay nhiều khái niệm mâu thuẫn; hoặc thay đổi bối cảnh hay phân cực những ký ức từ tiêu cực sang tích cực.
Tôi chắc rằng bạn đã quen thuộc với câu nói: “Nâng tầm tâm thức của bạn.” Hàm ý của ” nâng tầm tâm thức của chúng ta” có nghĩa là chúng ta quyết định chính xác những gì chúng ta mong muốn thật sự rõ ràng (hoàn toàn không chút nghi ngờ) và với rất nhiều niềm tin rằng không có gì cản trở ta, kể cả bên trong lẫn bên ngoài. Nếu có đủ nhân tố hậu thuẫn đằng sau quyết tâm của chúng ta, thì có thể sẽ có một sự thay đổi lớn trong cấu trúc tinh thần của chúng ta gần như ngay lập tức. Xóa bỏ kích hoạt những xung đột bên trong con người không phải là chức năng của thời gian; mà đó là một chức năng của sự tập trung vào mong muốn (mặc dù nó có thể mất một thời gian đáng kể để có thể đến được điểm mà chúng ta thực sự nâng tầm tâm thức).
Nếu không, trong trường hợp không rõ ràng và không có niềm tin, thì kỹ thuật của kỷ luật tự giác, theo thời gian, sẽ vận hành khá yếu ớt (dĩ nhiên, nếu bạn sẵn sàng sử dụng nó). Để đạt được điều đó, bạn phải ” nâng tầm cho tâm thức của bạn,” với càng nhiều niềm tin và càng rõ ràng càng tốt, nó quan trọng hơn bất cứ điều gì khác mà bạn mong muốn về sự nhất quán (trạng thái tâm lý của niềm tin, sự tự tin, và khách quan) từ giao dịch của bạn. Điều này là cần thiết vì nếu bạn giống như hầu hết các giao dịch, bạn sẽ được đối mặt với một lực lượng xung đột rất đáng gờm. Ví dụ, nếu bạn đã từng có một giao dịch lớn ngẫu hứng từ việc bắt được một xu hướng lớn, để gây ấn tượng với gia đình và bạn bè của bạn, để làm một anh hùng, để được một phần thưởng ngẫu nhiên, để chứng minh dự đoán của mình là đúng, hoặc cho bất kỳ lý do nào khác mà không có gì để chứng minh cho sự nhất quán, sau đó bạn sẽ tìm thấy sức mạnh của những động cơ khác sẽ không chỉ đóng vai trò là một trở ngại cho các bài tập về giao dịch, tôi đang làm cho bạn thấy rất khó, thậm chí nó có thể đủ mạnh để khiến bạn khỏi làm các bài tập về giao dịch.
Bạn còn nhớ cậu bé không có mong muốn giống như những đứa trẻ khác và tương tác với những con chó? Về bản chất, cậu ta quyết định sống với những mâu thuẫn giữa niềm tin tích cực tối thiểu đó là không phải tất cả những con chó nguy hiểm và bản chất thật cậu bé, với niềm tin tiêu cực thì tất cả các con chó đều nguy hiểm. Cậu bé có khả năng nhận thức con chó thân thiện, nhưng đồng thời cậu lại thấy không thể nào tương tác được với chúng. Trừ khi cậu ta muốn thay đổi nó, sự mất cân bằng năng lượng giữa hai niềm tin này chính xác nó sẽ ở lại với suốt toàn bộ cuộc đời cậu bé. Thậm chí để bắt đầu quá trình này, bạn có muốn sự nhất quán nhiều đến mức mà bạn sẽ sẵn sàng từ bỏ tất cả những lý do khác, động cơ khác, hoặc các kế hoạch giao dịch mà không phù hợp với quá trình tích hợp các niềm tin đó tạo sự nhất quán. Một mong muốn mãnh liệt rõ ràng là một điều kiện tiên quyết tuyệt đối nếu bạn muốn cho quá trình này hoạt động hiệu quả.
Bài tập: HỌC CÁCH GIAO DỊCH VÀ TẠO RA LỢI THẾ GIỐNG NHƯ MỘT SÒNG BÀI
Mục tiêu của bài tập này là để thuyết phục bản thân bạn rằng giao dịch đơn giản chỉ là một trò chơi xác suất (số), không có nhiều khác biệt so với cách kéo tay cầm ở một máy chơi game. Ở cấp độ vi mô, các kết quả của từng lần xuất hiện một cách độc lập và ngẫu nhiên trong mối quan hệ với nhau. Ở cấp độ vĩ mô, các kết quả trong một loạt các giao dịch sẽ tạo ra kết quả nhất quán. Từ một quan điểm xác suất, điều này có nghĩa là thay vì là người chơi kéo máy, là một nhà giao dịch, bạn cũng có thể là một casino, nếu:
1. Bạn có một khả năng đó là thực sự đặt tỉ lệ thành công theo hướng lợi thế của bạn;
2. Bạn có thể suy nghĩ về giao dịch trong theo cách đúng đắn hơn (năm sự thật cơ bản); và
3. Bạn có thể làm tất cả mọi thứ bạn cần phải làm trong để thực hiện một loạt các giao dịch. Sau đó, như các sòng bạc, bạn sẽ sở hữu các trò chơi và có một trở thành một người luôn chiến thắng.
THIẾT LẬP BÀI TẬP
[1] CHỌN MỘT THỊ TRƯỜNG
Chọn thị trường chứng khoán hay hợp đồng tương lai đang được giao dịch để thực hiện giao dịch. Không quan trọng nó cái là gì, miễn là nó có tính thanh khoản nhanh và bạn có thể đủ khả năng yêu cầu ký quỹ giao dịch ít nhất ba trăm cổ phần hoặc ba trăm hợp đồng tương lai cho mỗi giao dịch.
Chọn một tập hợp các biến thị trường để xác định một khả năng. Điều này có thể thực hiện trên bất kỳ hệ thống giao dịch nào mà bạn muốn. Hệ thống giao dịch hoặc phương pháp bạn chọn có thể là toán học, cơ học, hoặc thị giác (dựa trên mô hình trong biểu đồ giá). Nó không quan trọng cho dù cá nhân bạn tự thiết kế hệ thống hoặc bạn mua nó từ người khác, cũng không cần bạn phải mất một thời gian dài hoặc quá cầu kỳ cố gắng để tìm kiếm hoặc phát triển các hệ thống tốt nhất hay đúng nhất.
Bài tập này không phải là về phát triển hệ thống và nó không phải là một bài kiểm tra khả năng phân tích của bạn. Trong thực tế, các biến mà bạn chọn thậm chí có thể được coi là bình thường theo tiêu chuẩn nhất của hầu hết các nhà giao dịch, bởi vì những gì bạn sẽ học hỏi từ làm bài tập này không phụ thuộc vào việc bạn thực sự kiếm tiền. Nếu bạn xem bài tập này một khoản chi phí giáo dục, nó sẽ cắt giảm số
lượng thời gian và công sức bạn có thể chi trả để cố gắng tìm các khả năng sinh lời cao nhất. Một số bạn có thể phân vân, nhưng tôi sẽ không đưa ra khuyến nghị cụ thể về những hệ thống hoặc các biến bạn nên sử dụng, bởi vì tôi cho rằng hầu hết những người đọc cuốn sách này đã cũng đã được học rất tốt về phân tích kỹ thuật. Nếu bạn cần trợ giúp thêm, có hàng trăm đầu sách về chủ đề này, cũng như các nhà cung cấp hệ thống rất sẵn sàng bán cho bạn những ý tưởng của họ. Tuy nhiên, nếu bạn đã rất nỗ lực thực sự để làm điều này một mình nhưng vẫn gặp vấn đề trong việc chọn một hệ thống, bạn có thể xem lại bài VSA Special Training 01 để có phương pháp vào lệnh theo trường phái VSA, là một phương pháp chủ đạo trong Blog này.
[2] VÀO LỆNH
Các biến mà bạn sử dụng để xác định lợi thế của mình phải tuyệt đối chính xác. Hệ thống này phải được thiết kế sao cho nó không yêu cầu bạn phải thực hiện bất kỳ quyết định hoặc đánh giá chủ quan nào về liệu lợi thế của bạn có hiện diện hay không. Nếu thị trường đang hướng theo một cách phù hợp với các biến theo hệ thống của bạn, thì bạn có một giao dịch; nếu không, thì bạn không có giao dịch.
Nhớ rằng ! Không có ngoại lệ khác hoặc các yếu tố ngẫu nhiên có thể tham gia vào giao dịch.
[3] THOÁT LỆNH CẮT LỖ
Các điều kiện tương tự áp dụng để nhận ra một giao dịch không hiệu quả. Phương pháp của bạn phải cho bạn biết chính xác bạn cần rủi ro bao nhiêu để thực hiện một giao dịch. Luôn luôn có một điểm tối ưu mà tại đó khả năng của một giao dịch không hiệu quả phải được giảm thiểu, đặc biệt là trong mối quan hệ với khả năng lợi nhuận, thì bạn nên cắt lỗ sớm, làm sạch tâm trí của mình để thực hiện các giao dịch tiếp theo. Hãy để cơ cấu thị trường xác định nơi nào là điểm tối ưu, thay vì sử dụng một số tiền tùy tiện và nghĩ rằng bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro cho giao dịch.
Trong mọi trường hợp, bất cứ hệ thống bạn chọn, nó có phải là hoàn toàn chính xác, đòi hỏi không được ra quyết định chủ quan.
Một lần nữa, không có biến không liên quan hoặc ngẫu nhiên có thể nhập vào hệ thống !
[4] KHUNG THỜI GIAN
Phương pháp giao dịch của bạn có thể thực hiện ở bất kỳ khung thời gian nào phù hợp với bạn, nhưng tất cả các tín hiệu vào lệnh và thoát lệnh của bạn phải được thực hiện trong cùng một khung thời gian. Ví dụ, nếu bạn sử dụng các biến để xác định khu vực hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ 30 phút , thì rủi ro và mục tiêu lợi nhuận của bạn cũng phải được xác định trong một khoảng thời gian 30 phút.
Tuy nhiên, giao dịch trong một khoảng thời gian không ngăn cản bạn sử dụng các khung thời gian khác để tham khảo. Ví dụ, bạn có
thể có một bộ lọc với một quy tắc nói rằng, bạn sẽ chỉ giao dịch theo hướng của xu hướng chính. Có một câu châm ngôn về giao dịch có từ rất lâu: “Xu hướng là bạn.” Nó có nghĩa là bạn có một xác suất thành công cao hơn khi bạn giao dịch theo hướng của xu thế lớn, nếu có.
Trong thực tế, giao dịch có rủi ro thấp nhất, với xác suất thành công cao nhất, xảy ra khi bạn đang mua (tại hỗ trợ) trong một thị trường có xu hướng lên hoặc bán (tại kháng cự) trong một thị trường xu hướng xuống. Để minh họa cho quy tắc này hoạt động như thế nào, giả sử bạn đã chọn chính xác trong việc xác định mô hình hỗ trợ và kháng cự trong một khung thời gian 30 phút là giao dịch của bạn. Quy tắc là bạn chỉ giao dịch theo hướng của xu hướng chính. Một xu hướng thị trường được định nghĩa là một loạt các mức cao cao hơn và thấp cao hơn cho một xu hướng tăng và ngược lại có một loạt các mức cao thấp hơn và thấp thấp hơn cho xu hướng giảm. Khung thời gian mà càng dài, xu hướng càng rõ hơn, do đó, một xu hướng thị trường trên một biểu đồ ngày thì rõ hơn so với xu hướng thị trường trên biểu đồ 30 phút. Vì vậy, các xu hướng trên biểu đồ hàng ngày sẽ được ưu tiên hơn các xu hướng trên biểu đồ 30 phút và sẽ được coi là xu hướng chính. Để xác định hướng của xu thế lớn, nhìn vào những gì đang xảy ra trên một biểu đồ nến hàng ngày. Nếu xu hướng ngày tăng lên, thì bạn chỉ tìm kiếm một điểm bán ra hoặc bán xuống đến điểm mà khả năng của bạn xác định là hỗ trợ trên biểu đồ 30 phút. Tại điểm đó bạn sẽ trở thành người mua.
Mặt khác, nếu xu hướng ngày đi xuống, bạn chỉ đi để tìm kiếm một lệnh mua lên đến điểm mà khả năng của bạn xác định đó là một
mức kháng cự để bán ra trên biểu đồ 30. Mục tiêu của bạn là xác định, trong một thị trường xu hướng xuống, thì nó có thể xuống bao nhiêu trên cơ sở trong ngày và vẫn không vi phạm đối xứng của các xu hướng dài. Trong một thị trường lên và có xu hướng, mục tiêu của bạn là để xác định như thế nào để có thể bán ra trên một cơ sở trong ngày mà không vi phạm đối xứng của các xu hướng dài. Thường có
rất ít rủi ro liên quan đến những hỗ trợ và kháng cự trong ngày, bởi vì bạn không cần phải để cho thị trường đi rất xa vượt qua những điểm đó để cho bạn biết giao dịch không thực hiện được.
[5] CHỐT LỜI
Tin hay không tin, tất cả các kỹ năng một người cần phải học để trở thành nhà giao dịch thành công nhất quán, thì học để chốt lợi nhuận có lẽ là kỹ năng khó làm chủ nhất. Có vô số lý do cá nhân , với yếu tố tâm lý thường rất phức tạp, cũng như hiệu quả của phân tích thị trường, tham gia vào giao dịch. Thật không may, vấn đề phân loại ma trận phức tạp này đã vượt xa phạm vi của cuốn sách này. Tôi nói việc này ra
để các bạn, những người có thể đã đánh bại chính mình, mà không thể lấy được tiền về, có thể thư giãn và tự thưởng cho mình một hơi thở. Ngay cả sau khi bạn đã có được tất cả các kỹ năng khác, nó có thể mất một thời gian rất lâu trước khi bạn có thể lấy được tiền. Đừng thất vọng.
Có một cách để thiết lập một cơ chế chốt lời và ít nhất thì nó cũng đáp ứng các mục tiêu của nguyên tắc thứ năm của sự nhất quán (“Tôi trả tiền bản thân mình khi thị trường có tiền sẵn cho tôi“). Nếu bạn đang thiết lập một niềm tin vào bản thân rằng bạn là một người luôn chiến thắng, thì bạn sẽ phải tạo ra những kinh nghiệm tương ứng với niềm tin đó. Vì mục tiêu của niềm tin là chiến thắng một cách nhất quán, làm thế nào bạn có lợi nhuận trong giao dịch chiến thắng là rất quan trọng. Đây chỉ là một phần của bài tập trong đó bạn sẽ có một mức độ tùy theo quyết định về những gì bạn làm.
Những tiền đề cơ bản là, trong một giao dịch chiến thắng, bạn không bao giờ biết được thị trường sẽ đi bao xa theo hướng của bạn. Thị trường hiếm khi đi lên thẳng hoặc xuống thẳng. (Rất nhiều cổ phiếu Internet NASDAQ vào mùa thu năm 1999 là một trường hợp ngoại lệ .) Thông thường, thị trường đi lên và sau đó xuống lại một số điểm của xu hướng tăng rồi mới đi lên; hoặc đi xuống và sau đó lên lại một số điểm rồi di chuyển xuống phía dưới. Những tỷ lệ lên xuống như vậy có thể làm cho nó rất khó để giữ một giao dịch chiến thắng. Bạn sẽ
cần phải là một chuyên gia phân tích cực kỳ tinh vi và mục tiêu là phải phân biệt được giữa một hồi phục bình thường, khi thị trường vẫn có khả năng di chuyển theo hướng ban đầu giao dịch của bạn, và một hồi phục không phải là bình thường, khi tiềm năng cho bất kỳ dịch chuyển nào theo hướng ban đầu của giao dịch của bạn được giảm đi rất nhiều, nếu không muốn nói là không tồn tại.
Nếu bạn không bao giờ biết thị trường sẽ đi theo hướng của bạn bao xa, vậy thì khi nào và làm thế nào để bạn có lợi nhuận? Câu hỏi khi nào là một chức năng của khả năng đọc thị trường của bạn và lựa chọn những điểm có khả năng nhất để dừng lại. Trong trường hợp không có khả năng để làm điều này một cách khách quan, những hành động tốt nhất từ góc độ tâm lý là để phân chia vị trí của bạn làm ba phần, và chia ra các vị trí như thị trường dao động theo hướng thuận lợi của bạn. Nếu bạn đang giao dịch hợp đồng tương lai, điều này có nghĩa là bạn phải đặt tối thiểu cho một giao dịch ít nhất ba (hoặc bốn) hợp đồng. Đối với cổ phiếu, đơn vị nhỏ nhất là bất kỳ số lượng cổ phiếu mà là chia hết cho ba (hoặc bốn), do đó bạn không có số dư lẻ. Dưới đây là cách tôi chia ra các vị trí chiến thắng.
Khi tôi lần đầu tiên bắt đầu giao dịch, đặc biệt là trong ba năm đầu tiên (năm 1979 đến năm 1981), tôi rất kỹ lưỡng và thường xuyên phân
tích các kết quả của các hoạt động giao dịch của tôi. Một trong những điều tôi phát hiện ra là tôi hiếm khi bị dừng lại và kết thúc một giao dịch thua, không cần thị trường lúc đầu sẽ có ít nhất di chuyển một chút theo hướng của tôi mong muốn. Tính trung bình, chỉ có một trên mười giao dịch thì tôi mới bị thua sớm ngay lập tức vì thị trường không đi theo hướng của tôi. Ngoài tỉ lệ 25 ~ 30 % các giao dịch
tôi bị thua cuộc, thị trường thường đi theo hướng của tôi ba hoặc bốn tics trước khi đổi hướng và loại tôi ra khỏi cuộc chơi. Tôi tính ra rằng nếu tôi có thói quen ăn ít nhất một phần ba mục tiêu thôi, tức là mỗi khi thị trường đã cho tôi ba hoặc bốn tics, thì vào cuối năm tiền lời cộng dồn lại sẽ là một khoản khá lớn để trang trải các chi phí của tôi . Tôi đã đúng. Cho đến ngày nay, tôi luôn luôn, không chần chừ hay do
dự, tôi chốt lời ngay một phần thắng bất cứ khi nào thị trường cho tôi dù chỉ một ít.
Bao nhiêu thì có thể là phụ thuộc vào thị trường; nó sẽ là một số tiền khác nhau trong từng trường hợp. Ví dụ, với Trái phiếu Kho bạc kỳ hạn, tôi chốt lời một phần ba mục tiêu khi tôi thắng được bốn tics. Với thị trường S & P, tôi chốt lời target 1/3 đầu tiên là từ 1,5 tới 2 điểm. Đôí với giao dịch trái phiếu, tôi thường không cho phép rủi ro nhiều hơn 6 tics để tìm ra giao dịch có khả thi hay không.
Sử dụng giao dịch ba hợp đồng làm ví dụ và đây là cách mà nó hoạt động: Nếu tôi vào một lệnh và thị trường ngay lập tức đi ngược lại với tôi mà không đem lại cho tôi ít nhất bốn tics đầu tiên, tôi sẽ dừng lại, thoát lệnh và chấp nhận mất 18-tic (6 tics x3), nhưng như tôi đã nói, điều này không xảy ra thường xuyên. Nhiều khả năng, giao dịch di chuyển theo hướng lợi thế của tôi một số lượng nhỏ trước khi tôi trở thành người thua cuộc. Nếu nó đi theo hướng lợi thế của tôi với ít nhất bốn tics, tôi chốt lời bốn tics cho một hợp đồng.
Những gì tôi đã làm được đó là giảm tổng rủi ro thêm 10 tics trên hai hợp đồng, thay vì mất 18 tics. Nếu thị trường sau đó loại tôi ra khỏi cuộc chơi ở hai hợp đồng còn lại, thì tôi sẽ mất chỉ có 8 tics (4-6×2=8 tics). Nếu tôi không thua hai hợp đồng còn lại và thị trường di chuyển theo hướng của tôi, thì tôi lại chốt lời tiếp tại điểm mà mục tiêu lợi nhuận được xác định trước. Điều này được dựa trên một số khung thời gian hỗ trợ hoặc kháng cự dài hơn, hoặc trên các Key Level cao hay thấp trước đó.
Khi tôi chốt lợi nhuận 2/3 (4 tics + 12 tics = 16 tics), nếu tới TP theo RR=1:3 thì sẽ được thêm 18 tics (16 tics+18tics = 34 tics), tôi đồng thời cũng di chuyển stop-loss đến điểm vào lệnh ban đầu của tôi. Bây giờ tôi có một lợi nhuận ròng trên giao dịch này bất kể chuyện gì xảy ra với target thứ ba cuối cùng của giao dịch này. Nói cách khác, bây giờ tôi có một “cơ hội không có rủi ro.” Tôi không thể nhấn mạnh hơn và nhà xuất bản cũng không thể làm cho chữ trên trang này đủ lớn để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc này dành cho bạn được trải nghiệm những trạng thái “cơ hội không có rủi ro.”
Nếu mỗi lần đi 2 hợp đồng XAUUSD với Risk = 5$ thì thế nào nhỉ ?
Nếu Stoploss –> mất 10$, để có 20 mẫu, vốn ban đầu cần 10$*20 = 200$
Nếu Đi được 1/3 target, chốt lời 1 hợp đồng –> 5$, nếu rủi ro thì = 0
Nếu đi được 2/3 target, chốt lời luôn thì được 15$, nếu cố giữ lệnh, thì kéo SL dương 5$, vẫn lãi 1:1 là 10$.
Nếu đi được 3/3 target, thì sẽ được 5$+15$ = 20$,
–> Theo kỹ thuật này, tỉ lệ R:R = 1:2 , mạo hiểm 10$, lãi 20$.
Giả sử tỉ lệ Win cho R:R=1:2 = 50%, R:R=1:3=40%
Nếu tỉ lệ WinRate khi R:R = 1:3 là 40% thì sau 20 lệnh, lợi nhuận là 20×0.4×20$ – 20×0.6×10$ = 40$
Nếu tỉ lệ WinRate khi R:R = 1:2 là 50% thì sau 20 lệnh, lợi nhuận là 20×0.5×10$ – 20×0.5×10$ = 0$ ???
Nếu mỗi lần đi 3 hợp đồng XAUUSD với Risk = 5$ thì thế nào nhỉ ?
Nếu Stoploss –> mất 15$, để có 20 mẫu, vốn ban đầu cần 15$*20 = 300$
Nếu Đi được 1/3 target, chốt lời 1 hợp đồng –> 5$, nếu rủi ro thì = -5$ = (-10$+5$)
Nếu đi được 2/3 target, chốt lời thêm 1 hợp đồng thì được 15$, thì kéo SL dương 5$ cho HD còn lại, lãi sẽ là 15$ + 5$ = 20$.
Nếu đi được 3/3 target, thì sẽ được 15$ + 15$ = 30$,
–> Theo kỹ thuật này, tỉ lệ R:R = 1:2, mạo hiểm 15$, lãi 30$
Nếu tỉ lệ WinRate khi R:R = 1:3 là 40% thì sau 20 lệnh, lợi nhuận là 20×0.4×30$ – 20×0.6×15$ = 60$
Nếu tỉ lệ WinRate khi R:R = 1:2 là 50% thì sau 20 lệnh, lợi nhuận là 20×0.5×20$ – 20×0.5×15$ = 50$
Khi bạn thiết lập một tình trạng trong đó có “cơ hội không có rủi ro,” không có cách nào để thua được trừ khi có cái gì đó rất không bình thường xảy ra, ví dụ thị trường chạy mạnh, điểm giới hạn lên hoặc giới hạn xuống di chuyển mạnh qua điểm cắt lỗ của bạn. Còn nếu, trong những điều kiện bình thường, thì không có cách nào để mất tiền, bạn sẽ có được trải nghiệm mà cảm thấy rất thư giãn trong khi giao dịch, trạng thái tâm trí rất thảnh thơi. Để minh họa điều này, hãy tưởng tượng rằng bạn đang ở trong một giao dịch thắng; thị trường được di chuyển rất tốt theo hướng của bạn, nhưng bạn chưa hề có một đồng lợi nhuận nào bởi vì bạn nghĩ rằng nó sẽ đi xa hơn nữa. Tuy nhiên, thay vì đi xa hơn, thị trường quay đầu trở lại hoặc đến rất gần đến điểm vào lệnh ban đầu của bạn. Bạn hoảng sợ và, kết quả là, bạn tắt giao dịch, bởi vì bạn không muốn để cho một giao dịch từ thắng chuyển sang thua. Nhưng ngay sau khi bạn thoát lệnh, thị trường lại chạy ngay lại theo hướng mà bạn đáng ra sẽ có một giao dịch thắng.
Nếu bạn chốt lời một chút bằng cách đặt nhiều mục tiêu chốt lời, để đặt mình vào cơ hội giao dịch hoàn toàn không có rủi ro, thì khi đó chắc rằng bạn sẽ không cảm thấy hốt hoảng, không có bất kỳ căng thẳng hay lo lắng nào. Tôi vẫn còn có một phần ba vị trí chốt lời còn lại. Làm gì bây giờ? Tôi tìm kiếm những điểm mà thị trường có nhiều khả năng sẽ đi tới đó. Đây thường là một điểm cao hơn hay thấp hơn trong một khung thời gian dài hơn. Tôi đặt điểm chốt lời ngay dưới điểm thị trường chạm tới nếu đánh lên hoặc ngay trên vị trí này nếu đánh xuống. Tôi đặt lệnh chỉ trên hoặc dưới vì tôi không quan tâm mất một vài ticks trong một giao dịch. Tôi đã tìm thấy trong những năm qua rằng không đáng để cố gắng để làm điều đó.
Một yếu tố khác mà bạn cần phải xem xét đó là tỷ lệ rủi ro so với phần thưởng của bạn. Tỷ lệ rủi ro so với phần thưởng là giá trị bao nhiêu đồng đô la nguy cơ bạn phải mất để đạt được lợi nhuận tiềm năng. Lý tưởng nhất, tỷ lệ rủi ro so với phần thưởng của bạn nên có ít nhất 1:3, có nghĩa là bạn chỉ mạo hiểm một đô la cho ba đô la lợi nhuận tiềm năng. Nếu điểm lợi thế của bạn và cách bạn đặt mục tiêu lợi nhuận trong một giao dịch mà sẽ mang lại cho bạn một tỉ lệ 1: 31 rủi ro so với phần thưởng, thì với tỷ lệ giao dịch thành công của bạn có thể được ít hơn 50% thì bạn vẫn luôn có tiền đều đặn. Một tỉ lệ R:R = 1: 3 là rất lý tưởng.
Tuy nhiên, đối với mục đích của bài tập này, không quan trọng đó là cái gì, cũng chả quan trọng bạn đặt chỉ tiêu lợi nhuận hiệu quả như thế nào, cho tới khi bạn đã thực hiện nó. Bạn hãy làm tốt nhất có thể để mang lại cho mình mức lợi nhuận hợp lý khi thị trường có sẵn tiền. Mỗi giao dịch thành công sẽ đóng góp vào niềm tin của bạn rằng bạn là một người chiến thắng đều đặn. Tất cả những con số cuối cùng sẽ cộng hưởng lại và đóng góp nhiều hơn vào niềm tin của bạn, vào khả năng chiến thắng đều đặn của bạn trở nên mạnh mẽ hơn.
GIAO DỊCH THỬ NGHIỆM
Các nhà giao dịch điển hình thường sống hay chết (cảm xúc) với kết quả của giao dịch gần đây nhất. Nếu đó là một chiến thắng, Anh ta sẽ sẵn sàng giao dịch tiếp theo; còn nếu thua, anh ta sẽ bắt đầu đặt câu hỏi về khả năng của chính mình. Để tìm ra những mô hình hiệu quả, hiệu quả tốt như thế nào, và cả những gì không tốt, thì chúng ta cần tiếp cận một cách có hệ thống, một cách mà trong đó không có bất kỳ
biến số ngẫu nhiên nào.
Điều này có nghĩa là chúng ta phải mở rộng định nghĩa về sự thành công hay thất bại từ một số giao dịch nhỏ lẻ của nhà giao dịch điển hình sang một thử nghiệm khoảng 20 giao dịch, hoặc hơn. Bất kỳ điểm lợi thế nào bạn quyết định đặt lệnh sẽ được dựa trên một số số lượng giới hạn các biến của thị trường hoặc các mối quan hệ giữa các biến đo lường tiềm năng của thị trường để di chuyển lên hoặc xuống.
Từ góc độ của thị trường, mỗi nhà giao dịch vào lệnh hoặc thoát lệnh có thể xem như một lực lượng tạo ra biến động dịch chuyển của giá và, do đó, đây là một biến thị trường. Không có khả năng nào hoặc hệ thống kỹ thuật nào có thể biết được lý do mà các nhà giao dịch đưa ra quyết định vào lệnh hay thoát lệnh. Kết quả là, bất kỳ tập hợp các biến thị trường để định nghĩa một điểm lợi thế nào đó nó giống như một bản chụp lại của một cái gì diễn ra nhưng nó rất mong manh, chỉ chụp lại một phần giới hạn của tất cả các khả năng.
Khi bạn áp dụng bất kỳ tập hợp các biến trên thị trường, nó có thể có kết quả rất tốt trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng sau một thời gian bạn có thể thấy rằng tính hiệu quả của nó sẽ giảm bớt. Đó là bởi vì sự đa dạng cơ bản của sự tương tác giữa tất cả những người tham gia (thị trường) đang thay đổi. Nhưng nhà giao dịch mới, họ vào thị trường với những ý tưởng độc đáo của riêng của họ về những gì là cho là cao và những gì là thấp, và lại có những nhà giao dịch khác rời thị trường. Từng chút một, những thay đổi này ảnh hưởng đến sự đa dạng cơ bản của cách mà thị trường dao động. Không có ảnh chụp nào (của các biến) có thể chụp những thay đổi rất tinh tế này để đưa vào xem xét phân tích. Bạn có thể bù đắp cho những thay đổi tinh tế, đa dạng cơ bản sự dịch chuyển của thị trường và vẫn duy trì một cách tiếp cận phù hợp bằng cách giao dịch trong các mẫu thử nghiệm. Cỡ mẫu của bạn có thể đủ lớn để cung cấp cho các biến của bạn một thử nghiệm công bằng và đầy đủ, nhưng tại cùng một thời gian đủ nhỏ để nếu hiệu quả của nó giảm đi, bạn có thể phát hiện nó trước khi bạn mất một số tiền quá mức. Tôi đã tìm thấy rằng một cỡ mẫu tối thiểu là 20 giao dịch đáp ứng cả hai yêu cầu này.
Thử nghiệm. Một khi bạn quyết định một tập hợp các biến cho phù hợp với những đặc điểm cụ thể này, bạn cần phải kiểm tra chúng để xem chúng hoạt động tốt như thế nào. Nếu bạn có phần mềm thích hợp để làm điều này, thì bạn có lẽ đã quen thuộc với các công việc. Nếu bạn không có phần mềm thử nghiệm, bạn có thể chuyển các biến của bạn và thuê dịch vụ thử nghiệm để làm điều đó cho bạn. Nếu bạn cần tư
vấn về dịch vụ thử nghiệm, liên hệ với tôi tại markdouglas.com hoặc tradinginthezone.com để được giới thiệu. Trong mọi trường hợp, hãy nhớ rằng mục tiêu của bài tập này là sử dụng giao dịch như một phương tiện để học cách suy nghĩ khách quan (theo quan điểm của thị trường), như thể bạn là một nhà điều hành sòng bài. Ngay bây giờ, hiệu quả của hệ thống phần mềm của bạn như thế nào không quan trọng, nhưng điều quan trọng là bạn có một ý tưởng tốt về những gì bạn có thể mong đợi một tỉ lệ thắng thua (số lượng giao dịch thắng so với số lượng giao dịch thua trong cỡ mẫu thử nghiệm của bạn).
CHẤP NHẬN RỦI RO
Một yêu cầu của bài tập này là bạn biết trước chính xác rủi ro của bạn mỗi lần giao dịch trong 20 mẫu giao dịch. Như bạn đã biết, biết rủi ro và chấp nhận rủi ro là hai việc khác nhau. Tôi muốn bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất có thể, với giá trị đồng đô la có thể rủi ro mà bạn đang dùng trong bài tập này. Bởi vì các bài tập đòi hỏi bạn phải sử dụng một cỡ mẫu 20 giao dịch, rủi ro tiềm năng là bạn sẽ mất hết tất cả 20 giao dịch. Điều này rõ ràng là kịch bản cho trường hợp xấu nhất. Và cũng có khả năng bạn sẽ toàn thắng tất cả 20 giao dịch, nghe có vẻ hơi khó đấy.
Tuy nhiên, nó là một khả năng có thể xảy ra. Vì vậy, bạn nên thiết lập các bài tập theo cách mà bạn có thể chấp nhận rủi ro (theo giá trị đồng đô la) đó là mất hết tất cả 20 giao dịch. Ví dụ, nếu bạn đang giao dịch S&P Future, khả năng chịu đựng của bạn có thể là bạn sẽ chịu rủi ro mất 3 points (12 ticks ) trên một hợp đồng để tìm kiếm cơ hội giao dịch đó có hiệu quả hay không. Bài tập này yêu bạn phải giao dịch tối thiểu 3 hợp đồng cho mỗi giao dịch, tổng giá trị rủi ro của mỗi giao dịch là $2250, nếu bạn sử dụng những hợp đồng lớn. Nếu bạn thua tất cả 20 giao dịch thì tổng cộng rủi ro là $45.000. Bạn có thể không được thoải mái mạo hiểm $ 45,000 cho bài tập này. Nếu bạn không thoải mái, bạn có thể làm giảm rủi ro bằng cách giao dịch hợp đồng mua bán S&P mini (EMini). Nó chỉ bằng một phần năm giá trị của các hợp đồng lớn, vì vậy số tiền rủi ro trong mỗi giao dịch xuống còn $ 450 và tổng số tiền rủi ro cho tất cả 20 giao dịch là $ 9,000.
Bạn có thể làm điều tương tự nếu bạn đang kinh doanh cổ phiếu: Chỉ cần tiếp tục giảm số lượng cổ phiếu mỗi giao dịch cho đến khi bạn nhận được đến một điểm mà bạn cảm thấy thoảI mái với tổng số tiền rủi ro cho tất cả 20 giao dịch. Điều mà tôi không muốn bạn làm đó là thay đổi thông số rủi ro đã được thiết lập để đáp ứng mức độ thoải mái của bạn. Nếu, dựa trên nghiên cứu của bạn, bạn đã xác định rằng rủi ro 3 points trong giao dịch S&P là khoảng cách tối ưu, bạn phải để cho thị trường giao dịch kháng cự lại điểm lợi thế của bạn để cho bạn biết nó là khoảng cách an toàn, vậy thì bạn hãy cứ để 3 points. Bạn chỉ được thay đổi biến số này khi nó được bảo đảm từ góc độ phân tích kỹ thuật.
Nếu bạn đã làm mọi thứ có thể để giảm thiểu rủi ro và bạn thấy rằng bạn vẫn không hài lòng với tổng giá trị đồng đô la có thể mất trên tất cả 20 giao dịch, thì tôi đề nghị bạn làm bài tập với tài khoản demo. Với tài khoản demo, tất cả mọi thứ về quá trình vào lệnh và thoát lệnh ra khỏi các giao dịch, bao gồm các báo cáo các lệnh đã thực hiện và phí môi giới, nó chính xác giống như với một công ty môi giới thực tế, ngoại trừ các giao dịch không thực sự tham gia vào thị trường. Kết quả là, bạn thực sự không có một chút rủi ro nào. Một tài khoản demo là một công cụ tuyệt vời để thực hành với thời gian thực, trong điều kiện thị trường thực tế; nó cũng là một công cụ tuyệt vời để thử nghiệm một hệ thống giao dịch.
LÀM BÀI TẬP
Khi bạn có một tập hợp các biến mà phù hợp với các thông số kỹ thuật được mô tả chi tiết, bạn biết chính xác những gì mỗi lần giao dịch là sẽ cần chi phí bao nhiêu để tìm ra kết quả, bạn có một kế hoạch để chốt lời, và bạn biết những gì bạn có thể mong đợi một chiến thắng với tỷ lệ thắng thua cho cỡ mẫu của bạn, sau đó bạn đã sẵn sàng để bắt đầu bài tập.
Các quy tắc rất đơn giản: Giao dịch hệ thống của bạn chính xác như những gì bạn đã thiết kế . Điều này có nghĩa là bạn phải cam kết với chính mình để giao dịch ít nhất là 20 lần tiếp theo chứ không chỉ giao dịch một hoặc hai lần tiếp theo, tất cả phải là 20, bất chấp chuyện gì xảy ra. Bạn không thể đi chệch hướng, sử dụng hoặc bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố liên quan nào khác, hoặc thay đổi các biến đã xác định cho đến khi bạn hoàn thành một kích thước mẫu đầy đủ.
Bằng cách thiết lập các bài tập với các biến cố định để xác định điểm lợi thế của bạn, tỷ lệ đặt cược cũng tương đối cố định, và cam kết thực hiện mọi giao dịch trong phạm vi mẫu của bạn, như vậy bạn đã tạo ra một cơ chế giao dịch mà có thể nhân rộng lên giống như hoạt động của một sòng bài.
Tại sao các sòng bài kiếm tiền đều đặn trên một sự kiện có một kết quả ngẫu nhiên? Bởi vì họ biết rằng trên một loạt các sự kiện, các tỷ lệ cược đều có lợi cho họ. Họ cũng biết rằng để nhận ra những lợi ích của các tỷ lệ cá cược thuận lợi, họ phải tham gia vào mọi sự kiện. Họ không thể chỉ tham gia vào một quá trình chọn và lựa chọn những bàn tay blackjack, quay bánh xe roulette, hoặc lắc xí ngầu, và không thể cố gắng để dự đoán trước kết quả của mỗi người trong các sự kiện đơn lẻ này. Nếu bạn tin rằng trong năm chân lý cơ bản và bạn tin rằng giao dịch chỉ là một trò chơi xác suất, không khác gì nhiều so với cách kéo một cái máy, sau đó bạn sẽ tìm thấy rằng công việc này sẽ không cần nỗ lực, không cần nỗ lực vì mong muốn phải tuân thủ theo cam kết của bạn phải thực hiện tất cả các giao dịch theo mẫu và niềm tin của bạn vào xác suất tự nhiên của giao dịch sẽ được hài hòa tất cả. Kết quả là, sẽ không còn sự sợ hãi, không còn kháng cự, hay những suy nghĩ rối bời. Điều gì có thể ngăn cản bạn làm những gì chính xác bạn cần phải làm, khi bạn cần phải làm điều đó, không chần chừ, không do dự? Không có gì có thể ngăn cản bạn được !
Mặt khác, nếu những điều đó chưa từng xảy ra với bạn, thì bài tập này sẽ tạo ra một va chạm trực diện giữa mong muốn của bạn theo suy nghĩ một cách xác suất khách quan và tất cả các nhân tố bên trong con người bạn có mâu thuẫn với mong muốn này. Những điều khó khăn mà bạn phải đối mặt trong khi làm bài tập này sẽ tỷ lệ thuận với mức độ của những mâu thuẫn còn tồn tại. Để đạt một mức độ nào đó, bạn
sẽ được trải nghiệm hoàn toàn ngược lại những gì tôi đã mô tả trong đoạn trước. Đừng ngạc nhiên nếu bạn gần như không thể làm được bài tập này sau một vài nỗ lực đầu tiên.
Vậy bạn nên xử lý những xung đột này như thế nào?
Tự kiểm tra và sử dụng các kỹ thuật của tự kỷ luật để tái tập trung vào mục tiêu của bạn. Viết ra năm chân lý cơ bản và bảy nguyên tắc nhất quán, và giữ chúng ở phía trước của bạn mọi lúc khi bạn đang giao dịch. Nhắc đi nhắc lại thường xuyên, với niềm tin tuyệt đối. Bất cứ khi nào bạn nhận thấy rằng những gì bạn đang nghĩ, nói, hoặc làm điều gì đó không phù hợp với 5 chân lý cơ bản hoặc 7 nguyên tắc nhất quán, thì bạn hãy thừa nhận sự mâu thuẫn xung đột đó. Đừng cố gắng phủ nhận sự tồn tại của lực lượng đối lập. Đó chính là một phần của tâm hồn bạn (dễ hiểu) nó lập luận tranh cãi để nói lên sự thật.
Khi điều này xảy ra, hãy tái tập trung chính xác vào những gì bạn đang cố gắng để thực hiện. Nếu mục đích của bạn là suy nghĩ một cách khách quan, làm gián đoạn quá trình suy nghĩ (để bạn có thể tập trung vào ” khoảnh khắc cơ hội dòng chảy hiện tại”); bước qua nỗi sợ hãi, sợ bị sai, sợ mất tiền, lỡ cơ hội vào lệnh, và lỡ cơ hội chốt lời (vì vậy bạn có thể ngừng gây ra các lỗi và bắt đầu tin tưởng chính mình), sau đó bạn sẽ biết chính xác những gì bạn cần làm. Hãy thực hiện theo các quy tắc của chế độ giao dịch của bạn tốt nhất có thể. Hãy làm chính xác những gì quy tắc của bạn, tập trung vào năm chân lý cơ bản và cuối cùng bạn sẽ giải quyết tất cả các cuộc xung đột của bạn về bản chất thực sự của giao dịch. Mỗi lần bạn thực sự làm cái gì đó mà khẳng định một trong năm chân lý cơ bản, bạn sẽ tạo ra năng lượng của niềm tin trái ngược nhau và bổ sung thêm năng lượng cho niềm tin về tính xác suất và khả năng của bạn có thể tạo ra kết quả nhất quán.
Cuối cùng, niềm tin mới của bạn sẽ trở nên rất mạnh mẽ tới mức nó sẽ không cần nỗ lực ý thức để suy nghĩ và hành động một cách nhất quán với mục tiêu của bạn. Bạn sẽ biết chắc chắn rằng suy nghĩ theo kiểu xác suất sẽ là một phần thuộc về bản chất của bạn, khi bạn có khả năng hoàn thành một bài tập với tối thiểu 20 giao dịch hoặc nhiều hơn mà không có bất kỳ khó khăn nào, hay kháng cự hoặc suy nghĩ mâu thuẫn làm bạn mất tập trung vào những gì mà hệ thống giao dịch của bạn yêu cầu. Sau đó, và chỉ sau đó, sau khi trải qua bài tập này, nó sẽ giúp bạn có sẵn sàng để chuyển sang giai đoạn giao dịch cao cấp hơn, trực quan hơn.
LƯU Ý CUỐI CÙNG
Đừng cố gắng dự đoán mất thời gian bao lâu trước khi bạn trải qua một mẫu giao dịch với ít nhất 20 giao dịch, hãy làm theo kế hoạch của bạn và không bị lệch hướng, không được suy nghĩ mất tập trung, hay không được do dự khi hành động. Nó sẽ mất bao nhiêu thời gian bao lâu cũng được. Nếu bạn muốn trở thành một người chơi golf chuyên nghiệp, sẽ không có gì lạ khi bạn cho dành thời gian để đánh 10.000 quả bòng golf hoặc nhiều hơn cho đến khi sự kết hợp chính xác của các phối hợp chuyển động trong cú swing đã hằn sâu vào trong trí nhớ của bạn và bạn không còn phải suy nghĩ về nó một cách có ý thức nữa. Khi bạn ra sân và đánh những quả bóng golf, bạn không chơi một trò chơi thực tế chống lại ai đó hoặc chiến thắng trong giải đấu lớn.
Bạn làm điều đó bởi vì bạn tin rằng kỹ năng tạo ra và sự tập luyện sẽ giúp bạn giành chiến thắng. Học để trở thành một người chiến thắng nhất quán trong giao dịch cũng không khác gì như vậy cả. Tôi chúc cho bạn có được sự thịnh vượng, và có lẽ nên nói rằng “chúc bạn may mắn”, nhưng thực sự bạn cũng sẽ chẳng cần tới may mắn đâu nếu bạn thực sự làm việc để có được các kỹ năng đúng đắn.