Giao dịch Forex theo Inside Bar

0
702

Inside Bar là một trong những mẫu hình ưa thích của tôi khi giao dịch theo Price Action. Nó là một chiến lược có hiệu quả cao mà cung cấp cho trader với một tỷ lệ lời/lỗ tốt, bởi nó đòi hỏi một mức Stop Loss thấp hơn so với các mẫu hình khác

Tôi thích giao dịch trên biểu đồ Ngày khi thị trường có xu hướng mạnh. Ta cùng nhau thảo luận về cách giao dịch theo Inside Bar và một vài ví dụ cụ thể.

Inside bar là gì? 


Inside Bar là một hoặc nhiều bar mà hoàn toàn nằm bên trong vùng giá của cây bar trước đó, nghĩa là nó có “giá thấp nhất” cao hơn (higher low) và “giá cao nhất” thấp hơn (lower high) so với cây bar liền trước nó. Trên các khung thời gian nhỏ hơn Daily Chart thì mẫu hình Inside Bar giống như một tam giác.
Chú ý rằng trong biểu đồ Ngày ví dụ dưới đây, chúng ta có tới 2 inside bar mà nằm lọt trong vùng giá của cây Bar trước nó, ta gọi là “Bar mẹ” (Mother Bar). Ví dụ dưới cho thấy Inside Bar tạo ra một Breakout thành một thị trường giá tăng.

Ý nghĩa của Inside Bar là gì?


Inside Bar trong forex là một “ ánh chớp”, một tín hiệu chủ đạo cho biết thị trường sẽ đảo chiều hoặc sẽ tiếp tục xu hướng hiện tại. Inside Bar chỉ ra đây là thời điểm của sự phân vân, lưỡng lự của thị trường hay đang tích lũy. Inside Bar thông thường xảy ra sau khi có một sự chuyển động theo xu hướng mạnh diễn ra, nó có thể diễn ra tại các điểm đảo chiều của thị trường hoặc tại các mức hỗ trợ / kháng cự mạnh.

Chúng thường cho ta một điểm vào với tỷ lệ rủi ro thấp hay một điểm thoát lệnh hợp lý. Chú ý rằng hình vẽ bên dưới là 2 ví dụ về Inside Bar, một cái cho tín hiệu là xu hướng sẽ tiếp diễn và cái kia cho tín hiệu đảo chiều.

Thời gian tốt nhất để sử dụng Inside Bar


Thời gian hợp lý nhất để sử dụng Inside Bar là khi một xu hướng mạnh đang hình thành và thị trường rõ ràng đang di chuyển theo một xu hướng rồi sau đó quyết định chững lại trong thời gian ngắn. Nếu ta giao dịch theo Breakout thì Stop Loss có thể đặt dưới ½ cây nến mẹ, hoặc đặt phía dưới cây nến mẹ luôn nếu bạn thận trọng hơn.


Inside Bar có thể sử dụng khi giao dịch ở chart 4H hoặc Daily, nhưng cá nhân tôi lại thích chart daily hơn và tôi khuyến nghị tất cả các trader mới nên theo chart daily cho tới khi đã tinh thông, nhuần nhuyễn và đạt được những thành công nhất định với Inside Bar.
Chú ý biểu đồ AUD/USD dưới đây, chúng ta thấy 2 Inside Bar xảy ra tại gần điểm bắt đầu xu hướng mới, và một sự chuyển động mạnh tiếp diễn sau khi chúng được hình thành.

Theo cá nhân mình có thể tóm gọn 2 trường hợp Inside bar như sau

Nếu trong 1 xu hướng, xuất hiện Inside bar, thì khả năng giá vẫn tiếp tục theo xu hướng đó

Nếu giá tiến về vùng hỗ trợ / kháng cự, thì Inside bar lại là 1 tín hiệu giá đảo chiều