Giao dịch Price Action theo False Break

0
694
5/5 - (1 bình chọn)

Là trader, nếu chúng ta không học để dự báo và tìm ra các Điểm lừa dối hay False Break của thị trường,
chúng ta sẽ mất tiền vào tay các trader khác, người
mà biết nó.
Lần cuối cùng khi bạn vào lệnh và giá quay đầu chạy
ngược lại ngay lập tức là khi nào, mặc dù bạn rất tự
tin rằng thị trường đang đi theo đúng hướng như
mình nghĩ? Lần cuối cùng bạn giao dịch theo kiểu
Break-out và bị hít Stop Loss? Tôi dám cá rằng bạn đã
gặp một hoặc cả hai trường hợp như vậy khi giao dịch
forex.


Bạn thấy đó, False-Breaks (Tín hiệu phá cản “giả”) xảy ra suốt trong thị trường này, nó là kết quả của “ Tâm lý bầy đàn” làm cho mọi người mua phải ở đỉnh và bán tại đáy. Là một trader theo Hành động giá (Price Action), chúng ta có một vị trí độc nhất để tận dụng được lợi thế của False-Breaks và “Tâm lý bầy đàn” yếu mà nhiều trader nghiệp dư có. Tôi sử dụng phần lớn tiền cho việc giao dịch Forex bằng cách tiếp cận “ngược” như FalseBreaks và Fakey. Đó là sức mạnh của việc trade “ngược” và sử dụng mẫu hình False Break và Fakey cho phép tôi cũng như các trader am hiểu về Price Action khác lấy được lợi nhuận từ sự thua lỗ của người khác. Điều này nghe hơi khắc nghiệt nhưng đó là sự thật về Forex trading là phần lớn trader sẽ mất tiền, các trader đủ thông tin và kỹ năng sẽ kiếm được tiền. Tôi hy vọng vài tia sáng đã lóe lên trong đầu bạn bây giờ, bởi vì bài viết này viết về lối suy nghĩ “ngược”, đó là False Break, và làm thế nào tận dụng được tâm lý
bầy đàn mà nhiều trader có thể vào lệnh ngay khi thị trường sắp đổi hướng…

Vậy chính xác False-Break là gì?

False-break có thể định nghĩa như là điểm “Lừa dối” của thị trường, một sự tiếp cận của giá lại gần một mức nào đó và phá qua nhưng lại không giữ được như thế và hồi về ngược trở lại. Cách nói khác, thị trường không đóng cửa được qua khỏi mức đó khi test. Nó là một bằng chứng đáng tin cậy cho xu hướng thị trường sắp tới, và chúng ta đang học để có thể tận dụng được lợi thế của nó thay vì trở thành nạn nhân của nó. Sau đây là ví dụ về False Break tại một Key level của thị trường:


Nguyên tắc là chờ cho giá di chuyển và cho thấy rõ thị trường đã đi theo một hướng và họ sẽ thanh khoản vị thế của mình tạo ra một sự đảo chiều mạnh theo hướng ngược lại.
Điển hình, ta thấy những kịch bản này diễn ra trong thị trường có xu hướng bắt đầu mở rộng ra và các người chơi a-ma-tơ nhảy vào ngay trước khi giá hồi về tại counter-trend, hoặc tại các mức Hỗ trợ/Kháng cự mạnh hoặc Breakout trong lúc tích lũy (consolidate)

Tâm lý đám đông làm cho trader vào thị trường thường chỉ khi họ “cảm thấy” an toàn. Tuy nhiên, đó là sự “Lừa dối”, giao dịch theo cảm giác và cảm xúc chính là lý do tại sao hầu hết các trader mất tiền vào thị trường Forex này. Nhiều trader bị lừa bởi thị trường trông có vẻ đang rất mạnh hoặc rất yếu, nên họ nghĩ đơn giản là cứ tham gia vào đà đó mà không cần nghĩ ngợi gì cả. Tuy nhiên, sự thật của thị trường là luôn lên xuống và nó không bao giờ di chuyển theo một đường thẳng trong khoảng thời gian dài

Phân loại False Breaks


1. Dạng Bull trap (Bẫy giá lên) và Bear trap (Bẫy giá xuống) tại key-levels


Một Bull trap hay Bear trap thường là mẫu hình có 1-4 cây nến thể hiện sự False-Break tại mức cản quan trọng của thị trường. False-Break này xảy ra sau một sự di chuyển lớn và giá đang tiến lại mức cản mạnh. Hầu hết các trader có xu hướng nghĩ rằng mức cản đó sẽ bị phá (Break) bởi thị trường đang rất mạnh, nên họ mua hay bán theo Breakout đó và nhiều lần thị trường “quật” họ ra và hình thành nên Bull/Bear trap.

Một Bull trap hình thành sau sự di chuyển lên cao, các trader nghiệp dư đang đứng ngoài quan sát sự di chuyển mạnh đó và không chịu được sự cám dỗ và quyết định nhảy vào thị trường ngay trên hoặc đúng mức cản mạnh đó vì họ cảm thấy tự tin rằng thị trường đủ
mạnh để phá nó. Thị trường sau đó phá lên trên cản và khớp tất cả các lệnh breakout rồi rơi xuống thấp hơn, và các Big Boy (các Quỹ, định chế tài chính, ngân hàng lớn…) nhảy vào và đẩy giá xuống thấp hơn, để lại sự thua lỗ cho các nhà đầu tư a-ma-tơ.


2. False-break khi giá tích lũy:


False-break khi giá tích lũy hoặc trong biên độ xảy ra rất phổ biến. Thật dễ dàng để rơi vào bẫy của suy nghĩ rằng giá đang trong range thì sắp breakout rồi, cho tới khi thấy nó đảo chiều trở lại range đó. Cách tốt nhất để tránh bẫy này, đơn giản là đợi cho tới khi nó đã đóng của bên ngoài range trên chart daily, sau đó bạn có thể tìm kiếm tín hiệu Price Action để vào lệnh cùng chiều với hướng của nó khi Breakout.


3. Fakey’s (inside bar false-breaks)


Về cơ bản, Fakey là mẫu hình Price Action đòi hỏi sự một False-Break của Inside Bar. Do đó, một khi đã có một mẫu hình Inside Bar, bạn có thể chờ tín hiệu False Break của nó.
Dưới đây là hình minh họa của 2 mẫu hình Fakey, chú ý một cái có sự xuất hiện của Pin bar, đó chỉ là 2 loại cơ bản trong mẫu hình Fakey.



False-Break có thể tạo nên một sự đổi hướng dài hạn


Chúng ta nên chú ý đến cái Đuôi nến (Bóng nến) mà xảy ra tại mức cản mạnh trong thị trường. Hỏi bản thân Gía đang phản ứng như thế nào trong suốt các phiên hằng ngày … và Nó đóng cửa ở đâu? Mức đóng cửa là mức quan trọng nhất của ngày, và nếu giá thất bại trong việc đóng của bên trên mức cản mạnh đó, đó là tín hiệu False Break, và nó có thể dẫn tới một sự hồi về mạnh hoặc đổi hướng thị trường. Do đó, mức đóng cửa là quan trọng nhất của một ngày.
Ví dụ dưới đây là ví dụ của False Break trên EURUSD daily dẫn tới xu hướng giảm dài hạn:


Lịch sử dạy chúng ta một bài học


Đáng chú ý là nhà đầu tư nổi tiếng thế giới George Soros đã bán khống đồng Bảng Anh và làm phá vỡ Bank of England (16/9/1992), và biểu đồ cho thấy một tín hiệu False Break rất lớn. Giá đã break lên cao và sau đó bị đẩy mạnh xuống dưới, và chúng ta thấy đó chính là mẫu hình Fakey điển hình, và đây chính là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy Price Action đã áp dụng và có hiệu quả hàng thập kỷ nay.